Trầm cảm

Phụ nữ đặc biệt dẽ mắc phải chứng bệnh trầm cảm do đặc điểm sinh lý của họ. cách mà các chất nội tiết ảnh hưởng đến tâm trạng của họ. Cách mà các chất nội tiết ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta và sự biến chuyển trong mức nồng độ các hormone lưu hành trong chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn, có thể khiến cho phụ nữ bị phải những cơn trầm cảm trước một kỳ kinh, với sự chấm dứt kinh nguyệt ở thời kỳ mãn kinh, sau những lần sinh đẻ, hoặc sau một lần phá thai hay sẩy thai. Trong dẫn chứng thì cứ mười người lại có một người bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình, tuy nhiên cứ mười người phụ nữ thì sẽ có một người bị phải một bệnh suy nhược thần kinh.

Tại sao chứng bệnh này xảy ra?

Bệnh trầm cảm có thể phát sinh ra do hai nguyên do chính; nó có thể bắt nguồn từ một sự phản ứng lại những việc đã hay đang xảy ra như một cái chết trong gia đình, một tình trạng cách ly do hôn nhân gặp khó khăn, hay hoàn cảnh thất nghiệp hoặc những nỗi lo âu nghiêm trọng về tài chính. Người ta gọi đó là trầm cảm ngoại sinh. Nguyên do kia của bệnh trầm cảm thì không có nguồn gốc hiển nhiên nào cả, dù có thể có một nguyên do sinh lý như mức hàm lượng hormone lên xuống trong máu hay hậu quả của một bệnh viêm nhiễm siêu vì bệnh viêm gan hay một cơn sốt nổi hạch, khi đó người ta gọi là trầm cảm nội sinh.

Ai cũng cảm thấy suy nhược vào một lúc nào đó; trong mùa đông khi có thời tiết lạnh và ẩm ướt kéo dài người ta ghi nhận có tỷ lệ suy nhược thần kinh cao hơn. Tuy nhiên một căn bệnh suy nhược phát triển mạnh sinh ra những triệu chứng tâm lý rõ ràng.

Một căn bệnh trầm cảm là một hệ quả của thời buổi hiện đại và các áp lực của lối sống chúng ta. Hiện nay người ta khuyến khích cho phụ nữ có những ước vọng cao hơn, lợi dụng các cơ hội và cải thiện địa vị xã hội. Khi các khát vọng không thành, bệnh trầm cảm có thể là hệ quả tự nhiên. Tuy nhiên khát vọng này có thể do xã hội tạo ra và như vậy vai trò kết hợp của một phụ nữ, vừa là vợ, vừa là mẹ và là người lao động trong nhiều trường hợp có thể chỉ là ảo tưởng không thể nào có được và không phải là điều mà người đó thực sự muốn. Những sự khác biệt giữa vai trò truyền thống của một người phụ nữ và cách người ta nhìn người phụ nữ ở bên ngoài mái ấm gia đình có thể dẫn tới mâu thuẫn từ bên trong và đưa tới việc người phụ nữ đánh giá bản thân thấp.

Tôi có phải đi bác sỹ không?

Bạn nên đi bác sỹ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy suy nhược thần kinh và bị bất cứ triệu chứng nào liệt kê trên đây

Triệu chứng

- Có tình hay khóc

- Thay đổi tính tình trở nên buồn rầu, thất vọng, khổ sở, ảm đạm và đen tối.

- Suy giảm các tình cảm yêu thương, quý mến.

- Mất lòng tự trọng.

- Tính tình thờ ơ, nhếch nhác, và hờ hững.

- Mất ngủ.

- Mất tiếp xúc với thực tế và có những biểu hiện khác thường như ăn cắp ở các cửa hàng, cuồng dâm.

- Khó tiêu, nhức đầu và đổ mồ hôi

Không có căn bệnh thể chất nào hiển nhiên cả và bạn cảm thấy rằng người ta có thể gắn cho mình nhãn hiệu “ bị rối loạn thần kinh chức năng”.

Bác sỹ sẽ làm gì ?

Bác sỹ sẽ khám bạn và hỏi bạn về các cảm tưởng và những triệu chứng thể chất. Trong trường hợp bệnh trầm cảm của bạn có liên quan tới các mức nồng độ hormone, người ta kê toa phép chữa trị bằng hormone.Phép chữa trị với proghesterone chẳng hạn, có thể được sử dụng cho bệnh nhân trầm cảm kết hợp với tình trạng căng thẳng trước khi thần kinh. Cột trụ của việc trị liệu nội khoa đối với bệnh trầm cảm ngoại sinh thường là các thuốc chống trầm cảm. Nhiều khi các thứ thuốc này được kê toa một cách vụng về và các số liệu thống kê cho thấy là các phụ nữ trầm cảm thuộc lứa tuổi trung niên là loại người dùng thuốc nhiều nhất trong xã hội. Bạn phải nói cho bác sỹ biết đẻ người ta có thể phân biệt được bất cứ yếu tố chuyên biệt nào và tìm ra xem có nguyên nhân hay yếu tố thúc đẩy nào không, để đưa ra cách chữa trị thích hợp.

Hôn nhân có thể là một nguyên nhân gây trầm cảm

Hôn nhân xét một cách tổng quát có thể không tốt cho phụ nữ. Người ta đã nghiên cứu rằng tình trạng sức khỏe tâm thần của những phụ nữ có chồng nhiều khi xấu hơn tình trạng của phụ nữ độc thân và đàn ông có vợ. Hôn nhân nhiều khi là một cú sốc đối với một phụ nữ; nó gây ra những sự tan vỡ, những biến đổi và những gián đoạn nghiêm trọng. Với việc sinh con đẻ cái, người ta phải bỏ lại phía sau một công việc thích thú và những người bạn đồng nghiệp dễ thương. Nhiều khi xảy ra sau đó là một cuộc sống cô lập mặc dù hiện nay càng nhiều phụ nữ nghỉ hộ sản và trở lại làm việc.

Các công việc không tên trong nhà thì tẻ nhạt và lặp đi lặp lại tình huống mất đi một số quyền lợi và tài chính làm cho địa vị của người phụ nữ bị hạ thấp xuống trong hôn nhân. Nhiều phụ nữ bị những cảm tưởng là mình không thích ứng với tình hình xâm chiếm và họ cảm thấy không có khả năng thực hiện sự giàn xếp cần thiết để giữ cho cuộc hôn nhân của họ suôn sẻ và hạnh phúc.

Về mặt tri thức một người phụ nữ có thể làm nhiều cuộc hòa giải để cho cuộc hôn nhân của mình tiến triển – những sự nhượng bộ, phục tùng và biến chuyển trong mức độ các điều mình ước mong để vừa lòng chồng. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, các phụ nữ có chồng bị đau khổ tinh thần nhiều hơn các đàn ông có vợ, họ có nhiều phản ứng ác cảm và bị nhiều bệnh suy nhược thần kinh hơn.

Bạn thuốc ngủ trong một thời hạn ngắn để giúp bạn có một giấc ngủ ổn định sức khỏe trong khi thói quen ngủ được tái lập lại. Không nên uống thuốc ngủ lâu dài vì khi bỏ thuốc ngủ thì chứng mất ngủ sẽ nghiêm trọng hơn và dẫn tới lệ thuộc vào thuốc (nghiện).

Thuốc chống trầm cảm thường dẫn đến tình trạng khả quan hơn khi bi trầm cảm nhẹ trong vòng một tháng. Bác sỹ có thể giới thiệu bạn tới một chuyên viên điều trị tâm lý để giúp bạn cố gắng giảm nhẹ bất cứ xung đột nội tâm nào dồn bạn vào tình trạng trầm cảm.

Có hình thức trị liệu nào khác không?

Trong những trường hợp thật sự nghiêm trọng, đặc biệt là nếu có nguy cơ tự vẫn, bạn có thể cần được nhập viện để nhận được sự chữa trị về tâm thần. Việc trị liệu này cũng có thể được tiến hành thường ngày trên cơ sở không gò bó. Bạn nên xem bệnh tâm thần cũng như một bệnh về thể chất và đừng vì thành kiến với các bệnh tâm thần mà không chấp nhận việc chữa trị này, nếu đó là điều cần thiết. Thỉnh thoảng người ta con sử dụng phép trị liệu gây co giật bằng sốc điện (Electroconvulsive ther – apy ECT) với những trường hợp trầm cảm nghiêm trọng mà những cách chữa trị khác không hiệu quả. Hiện nay, trong những trường hợp đặc biệt, người ta đã thành công xuất sắc khi sử dụng cach chữa trị này.

PHÉP TRỊ LIỆU GÂY CO GIẬT BẮNG SỐC ĐIỆN

Phép trị liệu gây co giật bằng sốc điện là một hình thức trị liệu cho những bệnh suy nhược tâm thần trong đó một sốc điện được truyền qua não trong một vày giây đồng hồ.

Tại sao sốc điện?

Trong quá khứ, người ta sử dụng phương pháp này ngay đầu tiên nhưng dần dần nó bị mang tiếng xấu vì người ta cho là nó thô bạo. Sốc điện là sốc lớn và tình trạng “co giật” cú sốc kéo theo có thể hết sức nghiêm trọng. Ngày nay, người ta dùng phương pháp gây sốc điện (GSĐ) cho những bệnh nhân nào bị bệnh dùng thuốc chống trầm cảm không đỡ. Cách tiến hành GSĐ hiện nay đã được cải tiền dù còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này.

Tạo sốc điện ra làm sao?

Hiện nay, người ta gây mê cho bệnh nhân và (chích) cho bệnh nhân một thứ thuốc thư giãn cơ bắp trước khi gắn hai điện cực vào hai bên thái dương, hoặc mỗi điện cực một bên, hoặc cả hai về một phía. Một xung điện có kiểm soát được phát tới các điện cực từ một chiếc máy phát điện nhỏ cho tới khi bệnh nhân trải qua một cơn động kinh từ não. Người ta suy ra hiện tượng đó nhờ thấy trong một thời gian ngắn tiếp theo sau bởi những cơn co giật nhẹ tay chân và mắt.

Một đợt trị liệu thường gồm từ 6 đến 12 buổi gây sốc điện làm co giật theo nhịp độ tư hai đến ba buổi mỗi tuần.

Sốc điện có tác dụng gì?

Không ai biết tại sao phương pháp GSĐ có tác dụng. Theo nhận xét trên các bệnh nhân lên cơn động kinh, người ta nhận thấy não chịu ảnh hưởng của những đợt sóng điện tự phát cho nên có một tình trạng ý thức biến đổi và yên bình tiếp theo sau từ tình trạng hoạt động của não gặp trở ngại.

Trong một số trường hợp, người bệnh trải qua một tình trạng lơ mơ. Sau một buổi GSĐ và có thể có hiện tượng quên những sự việc gần. Tuy nhiên không có triệu chứng đau, mặc dù có hậu quả của phương pháp gây mê. Nhiều khi bệnh nhân thuyên giảm một cách đột ngột sau lần trị liệu thứ ba.

Tôi có thể làm được gì?

Nếu bạn cảm thấy khổ sở, nếu công việc giúp bạn quên đi và ngăn không cho bạn nghiền ngẫm, bạn hãy tăng thêm khối lượng công việc. Nếu điều đó không đúng đối với bạn, bạn hãy cố giữ lấy nếp sinh hoạt thường lệ càng bình thường từng nào càng tốt từng nấy, hoặc bạn thay đổi môi trường một thời gian. Bạn nên đi đâu nghi ngơi hay giải quyết bất cứ sự mâu thuẫn nào bạn nghĩ là có thể dồn bạn tới tình trạng khủng hoảng. Bất cứ loại hoạt động nào cũng giúp làm vơi được nỗi buồn và sẽ mang lại sự thích thú khi hoàn thành xong. Làm xong được một việc và bạn phát triển khả năng đánh giá được những điều nào là xứng đáng công sức bạn, đó là một liều thuốc giải độc đối với bệnh trầm cảm.

Sinh hoạt giới tính tốt đẹp và lành mạnh khiến cho mọi khía cạnh cuộc sống tốt đẹp hơn, nếu tình dục của bạn không bị suy yếu, bạn hãy nói với chồng bạn về vấn đề hai người cùng làm cho nhau hứng thú trong đời sống ân ái của mình.

Bạn đừng nên do dự tìm sự giúp đỡ của người khác. Bạn hãy gia nhập một hội nhóm tự lực và nhận sự giúp đỡ của họ liên quan đến vấn đề cuộc sống hàng ngày. Bạn chớ nên e ngại tiếp cận các nhóm trị liệu. Hãy thử giúp đỡ người khác và nếu có lúc bạn có ý định tự vẫn, bạn hãy nói chuyện với một ai đó hay tiếp xúc với một đường dây (điện thoại) nóng (như 108 chẳng hạn) ngay lập tức. Hãy tránh ở một mình và nên ở cạnh những người bạn ưa thích.

Ngay dù cho các sự kiện theo chu kỳ có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm lần đầu tiên, không có gì là đảm bảo là điều đó không tái diễn. Tình trạng trầm cảm không có liên quan tới bệnh tật hay những biến chuyển về hormone nhiều khi trở lại, vậy khi dấu hiệu đầu tiên của một tình trạng tâm thần tồi tệ đi, bạn hãy tiếp xuc với một người nào đó biết về tiền sử tâm thần của bạn, trước khi cuộc sống bình thường của bạn bị ảnh hưởng.

(St)