Trang phục đặc trưng của Miền Bắc

“Trang phục, trang sức truyền thống của phụ nữ các dân tộc ở miền Nam” với trên 400 hình ảnh, tư liệu, hiện vật đặc sắc.

Đây là một trong những hoạt động quan trọng tiến tới chào mừng Kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc tế Lao động (1/5), 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5).

Ở miền Nam Việt Nam có khá nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer… khu vực ĐBSCL; Bana, Êđê, Stiêng, Xơ đăng… khu vực miền Trung, Tây Nguyên... Mỗi dân tộc có một quá trình phát triển trang phục xuất phát từ những đặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế, phong tục, tập quán… và gắn bó mật thiết với sinh hoạt đời sống thường ngày.

Các bộ trang phục của phụ nữ các dân tộc ởmiền Nam có những nét độc đáo và đặc trưng riêng của từng vùng như ở núi cao nguyên, phụ nữ thường hay mặc váy áo màu sẫm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa lá, thú rừng; ở đồng bằng, phụ nữ mặc quần hoặc váy với áo dài, áo ngắn…

Đi kèm với trang phục là trang sức. Các trang sức của phụ nữ miền Nam đều có những món đặc trưng như hoa tai, vòng tay, vòng cổ, dây đeo cổ, nhẫn… bằng vàng, bạc, đá, thủy tinh, hạt cườm… thể hiện sự khéo léo và khiếu thẩm mỹ của các dân tộc, đồng thời làm phong phú và duyên dáng hơn cho trang phục.

Buổi triển lãm với hơn 400 hình ảnh, tư liệu và hiện vật được lấy từ Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và các nhà sưu tập thuộc Chi hội Di sản văn hóa Việt Nam - CLB Sưu tập cổ vật Cần Thơ. Buổi triển lãm diễn ra từ ngày 26/4 đến 14/8/2011 tại Bảo tàng TP Cần Thơ.

Một số hình ảnh trang phục, trang sức đặc sắc được PV Dân trí ghi nhận:

 

Nhân viên Bảo tàng đang giới thiệu cho khách tham quan trang phục áo bà ba Nam Bộ.

 

Một số trang phục áo dài của người phụ nữ vùng đồng bằng. (Thứ 2 từ phải qua là bộ trang phục cưới mà chị Phan Thị Quyên, vợ anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, mặc năm 1964).

 

Trang phục cưới của phụ nữ Việt giữa thế kỷ 20.

 

Một số trang phục của người phụ nữ dân tộc Chăm.

 

Một số trang phục của người phụ nữ vùng Tây Nguyên.

 

Trang phục cưới của phụ nữ dân tộc Khmer.
 

Trang phục cưới của phụ nữ dân tộc Hoa

Một bộ trang phục bằng vỏ cây. 
Trang sức thường đeo của phụ nữ dân tộc vùng núi, Tây Nguyên.

Ảnh: Chinhphu.vn

Chương trình “Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I-2011” do Ủy ban Dân tộc và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức tối 28/11 tại Làng Văn hóa các dân Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với 255 thí sinh đại diện cho 54 dân tộc đến từ 63 tỉnh, thành.

Buổi trình diễn đã giới thiệu những nét tinh hoa đặc trưng nhất trong trang phục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trước đó, đồng bào các dân tộc đã tham gia ngày hội giao lưu văn hóa tại thủ đô Hà Nội trong tinh thần đoàn kết, hữu nghị.

“Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam” còn là cơ hội để các nhà quản lý có dịp đánh giá tổng thể về một giá trị văn hóa luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam; là dịp để tôn vinh, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa và vẻ đẹp đặc trưng trong trang phục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là cơ hội để tổng hợp và thống kê bổ sung về trang phục, trang sức truyền thống các dân tộc, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa Việt Nam.

Thông qua công tác chuẩn bị và qua tuyển chọn từ cơ sở, Ban Tổ chức đã phát hiện có 5- 7 dân tộc không còn trang phục truyền thống. Việc khôi phục lại trang phục gốc đã được tiến hành với việc tìm hiểu qua những người già, tham khảo, tìm hiểu về dân tộc đó ở những quốc gia khác.

Tại buổi trình diễn, mỗi dân tộc trình diễn một bộ trang phục lễ hội và một bộ trang phục sinh hoạt thường ngày, với tổng cộng hơn 100 loại trang phục.

Trang phục một số dân tộc tại buổi trình diễn:

Trang phục truyền thống dân tộc Dao. Người Dao có khoảng 820.533 người chia làm nhiều nhóm cư trú ở nhiều vùng, địa phương khác nhau. Trang phục của người Dao rất đa dạng, tùy thuộc vào từng vùng cư trú… Phụ nữ Dao Đỏ đội khăn đỏ, mặc áo dài, xẻ ngực, áo yếm, quần chàm… Phụ nữ Dao Quần Chẹt đội khăn dài chàm, áo dài và yếm thêu ít hoa… Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Bố Y. Dân tộc Bố Y có khoảng 2.095 người thuộc nhóm cư dân ít người nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phụ nữ Bố Y mặc váy xèo (Côống phìn), hoa văn trên váy là nền trắng của vải được phủ lớp sáp ong giữ lại khi váy nhuộm chàm; váy ngắn năm thân gọi là Côống pù. Nam giới Bố Y mặc áo cổ viền tứ thân cánh ngắn quần lá tọa. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Tày. Dân tộc Tày có khoảng 1,6 triệu người, cư trú ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Thái. Dân tộc Thái có khoảng 1,5 triệu người. Các nhóm địa phương có Thái đen và Thái trắng. Thái đen truớc đây phụ nữ ưa mặc áo đen, Thái trắng truớc đây phụ nữ ưa mặc áo trắng. Trang phục người Thái là váy lụa, áo lụa, hàng khuy bạc óng ánh, quấn quýt mềm mại. Vải chủ yếu là màu chàm, hoa văn thổ cẩm đặc sắc. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục dân tộc Hà Nhì. Dân tộc Hà Nhì có 25.958 người. Dân tộc Hà Nhì cư trú trên các tỉnh phía Bắc nước ta, nơi biên giới Việt- Trung. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Lự. Người Lự sinh sống ở vùng Tây Bắc nước ta, Lự là tộc danh chính thức, ngoài ra còn có tên goi: Tháy Vi, Tháy Sin, Tháy Hung, Lào Lùm, Pa Dí. Dân tộc Lự có khoảng 5.558 người, cư trú ở Điện Biên, Lai Châu. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Mảng. Dân tộc Mảng sinh sống ở vùng Tây Bắc nước ta, chủ yếu ở Lai Châu, với khoảng hơn 4 nghìn người. Trang phục truyền thống của phụ nữ Mảng là váy ngắn trên bụng chân, áo hở ngực, chân quấn xà cạp, đầu để trần, trước bụng đeo tạp dề dài xuống ngang đùi bằng vải màu trắng thêm 3 hàng chỉ đỏ ở giữa. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc La Hủ. Dân tộc La Hủ chỉ có khoảng 10.406 người, cư trú tập trung tại Mường Tè, Lai Châu. Cả đàn ông và đàn bà La Hủ đều mặc quần dài, áo dài 5 thân đến cổ chân, màu chàm hoặc đen. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú. Với khoảng 88.655 người, người dân Khơ Mú sống thành từng bản trên sườn núi, ở nhà sàn nhỏ, lợp tranh hay lá song, lá mây. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Lô Lô. Dân tộc Lô Lô có khoảng hơn 3.000 người. Người Lô Lô biết tự dệt vải may. Phụ nữ mặc áo cổ tròn, xẻ ngực, chui đầu, váy chiết li và gấp nếp khá đẹp. Nam y phục màu chàm đơn giản. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Nùng. Dân tộc Nùng ở nước ta có số dân khoảng 972.890 người. Trang phục thường được làm bằng vải bông. Trang phục nữ có khăn đội đầu, áo quần và khuyên tai, vòng tay, chân, kiềng to bằng bạc. Nam giới có mũ lưỡi trai, áo ngắn xẻ trước ngực cài 7 cúc, 2 túi. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Mông. Dân tộc Mông có các nhóm: Mông trắng, Mông Hoa, Mông Đỏ, Mông Xanh….sống ở các tỉnh miền núi Bắc bộ và một số ít ở miền núi tỉnh Nghệ An. Trang phục của phụ nữ Mông rất sặc sỡ, đa dạng gồm: váy xếp thành nhiều nếp bằng lanh, áo xẻ ngực, mang tạp dề đằng trước và sau, quấn xà cạp ở chân. Ảnh: Chinhphu.vn

Mỗi bức ảnh giúp ta hiểu hơn về trang phục, đời sống... của những người chị, người mẹ, người bà nhiều năm về trước...

Có lẽ đối với các thế hệ ngày nay, hình ảnh người bà, người mẹ và cả cô thiếu nữ với hàm răng óng ả hạt huyền, cùng chiếc áo tứ thân đoan trang, kín đáo chỉ còn là hình ảnh đẹp trong quá khứ xa xôi. Hình ảnh này đã đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng cao đẹp của người con gái Việt Nam thời xưa.
Chúng ta cùng ngắm nhìn những bức hình về người phụ nữ Việt những năm đầu thế kỷ 20...
Hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Bắc Bộ xưa với trang phục áo tứ thân đeo yếm, nón quai thao, tóc vấn quanh đầu, đi chân đất, nhuộm răng đen...


Nhuộm răng là tục cổ của dân tộc Việt, có từ thời Hùng Vương. Tục nhuộm răng đen của phụ nữ xưa trước hết là do quan điểm thẩm mỹ. Lý do trực tiếp của tục nhuộm răng bởi nhai trầu thường làm ố đen răng nên phải nhuộm thật đen để tạo được nét duyên dáng cho hàm răng…


Nếu đã sở hữu một hàm răng đen, cứ khoảng gần một năm, họ phải nhuộm lại vì màu đen sẽ phai. Đặc biệt vào các dịp lễ tết hay những ngày vui trọng đại như lễ hỏi, lễ cưới, họ phải nhuộm răng lại cho đen mới để tham dự.


Chiếc áo tứ thân là trang phục thường ngày của người phụ nữ miền Bắc. Áo được may bằng bốn khổ vải hẹp, với hai vạt trước không cài khuy mà chỉ vắt chéo và được giữ lại bằng cái thắt lưng quanh bụng, là hình ảnh phổ biến thời đó. 
Hai vạt áo bao giờ cũng để hở một phần ngực, được che bằng chiếc yếm - thường may bằng lụa trắng hoặc để màu ngà tự nhiên của sợi tơ.  Chiếc áo yếm được cho là xuất hiện đầu tiên dưới thời Lý (thế kỷ 12).



Phụ nữ thời đó không chỉ dùng nón để che nắng mà chiếc nón còn được coi như đồ trang sức. Một số chiếc nón thời xưa được làm rất nghệ thuật bằng lá cọ. Tất cả nguyên liệu để làm nón đều được chọn lựa kỹ càng, bên trong có một lớp đan bằng sợi mây chẻ mỏng.

Nhiều phụ nữ còn dán một cái gương tròn nhỏ dưới đáy nón để soi khi ra phố và liếc nhìn để chữa lại vành khăn. 

Dù ở trong nhà hay đi ra bên ngoài, đầu tóc người phụ nữ bao giờ cũng phải gọn gàng, không được để tóc xõa tự nhiên. Bức ảnh chụp phụ nữ Bắc Bộ hút thuốc bát bên cạnh con sen (người giúp việc) phục vụ thuốc trong nhà.

Một phụ nữ Bắc Bộ trong gia đình giàu có, thời kỳ 1919 - 1926.


Phụ nữ đất Bắc thường buộc tóc về phía bên thành cuộn dài, bọc bên ngoài bằng một cái khăn hẹp dài rồi quấn quanh đầu từ phía trước ra phía sau. Đầu mối còn thừa thì giắt vào phía dưới vành khăn, để xõa sang bên một túm tóc nhỏ gọi là đuôi gà.


Nhưng ở miền Trung và miền Nam, có lẽ do ảnh hưởng của người Trung Hoa nhập cư ồ ạt từ thế kỷ 17 nên phụ nữ từ lâu đã cuộn tóc thành búi phía sau gáy. Một điều đáng chú ý là dù ở Bắc hay Nam, đường ngôi rẽ tóc bao giờ cũng phải ở chính giữa trán, biểu hiện tính đoan trang của người đàn bà. Tất nhiên nó phải đi cùng hàm răng đen nhánh.
Áo tứ thân

Áo tứ thân là một trang phục của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.

Miêu tả

Phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong; cổ áo viền 1 - 2 cm. Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Trên sân khấu truyền thống, áo tứ thân dùng cho các vai nữ nông thôn, thường may bằng vải màu sẫm có khuy tròn gài bên nách phải.

Bài Chân quê của Nguyễn Bính tả hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen
?

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo tứ thân, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài tứ thân Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính Hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân. Áo tứ thân gồm hai vạt trước rộng như nhau, thường buộc vào nhau. Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các “ruột tượng” - một cái bao hình ống dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt rồi buộc rút hai đầu lại.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đi theo áo tứ thân phải có chiếc yếm, cái khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao, góp phần tạo nên bộ “quốc phục” của quý bà thời xưa theo các chị, các em đến những nơi đình đám.

Khăn vuông mỏ quạ

Trang phục nữ Kinh Bắc là phải kể đến áo năm thân, may bằng the, lụa, yếm cổ viền, bao thắt lưng xanh, váy sồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong.... tưởng như thế cũng là đủ, vậy mà còn một chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu, đó là "khăn vuông mỏ quạ".
Khăn vuông mỏ quạ không hẳn ai biết hát quan họ cũng biết chít; mà dẫu có biết chít cũng chưa chắc đã đẹp. Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tối tăm....
Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy.
Thực ra khăn vuông mỏ quạ không đơn thuần chỉ là công cụ trang phục trên đầu người thiếu nữ, mà hẳn là công việc nghệ thuật làm đẹp cần có ở người con gái Kinh Bắc.
Chợt nhớ:.... Có ai đó đã từng thốt lên:
Nhìn em khăn vuông mỏ quạ,
Để anh trong dạ tơ vương.
Nhìn em khăn vuông mỏ quạ
Để anh hoá đá vì người....
Hình ảnh chiếc áo tứ thân thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20



Qua thời gian, chiếc áo tứ thân được thiết kế gọn gàng hơn, với nhiều màu sắc hơn





... được cách điệu trở nên đẹp và độc đáo hơn...


Trang phục truyền thống của người Việt
Trang phục truyền thống của người Chăm
Trang phục truyền thống của người Mường

(ST).