Trang phục khi đi phỏng vấn xin visa

Sự thành công của buổi phỏng vấn phụ thuộc lớn vào ấn tượng đầu tiên của bạn, mà điều này lại được tạo ra từ chính trang phục bạn đang mặc. Chúng ta cùng chọn trang phục khi đi phỏng vấn xin visa nhé!



MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỌN TRANG PHỤC KHI ĐI PHỎNG VẤN CHO BẠN



Bạn nên cảm thấy thoải mái

Khi chuẩn bị trang phục cho một cuộc phỏng vấn, bạn hãy tự hỏi mình cần gì và phải như thế nào? Cổ áo sơ mi khi cài nút có cho thấy cổ quá nhiều hay chiếc quần lại quá rộng? Cần nhất là bạn phải cảm thấy mình hoàn toàn thoải mái trong trang phục được chọn, với những tiêu chí đúng đắn.

Chi tiết quần áo rất quan trọng

Hãy kiểm tra quần áo trước khi bạn đi phỏng vấn. Nên nhớ rằng những người phỏng vấn luôn rất tinh ý, họ sẽ chú ý ngay nếu quần áo của bạn nhăn nheo, hoặc có mũi khâu lỏng lẻo, thậm chí cả nút thắt chưa đẹp của cà vạt hay lỗ mọt trên áo...

 
Ảnh: shutterstock

Giày và vớ

Từ cửa bước vào đến ghế ngồi đối diện người phỏng vấn, chắc chắn đôi giày sẽ là mục tiêu bị nhìn thấy. Mũi giày trầy xước, màu giày lấm lem, vớ lộ ra ngoài do quần quá ngắn là những chi tiết thất thế. Nên lựa chọn những đôi giày mềm mại, màu sắc trang nhã, phù hợp trang phục của bạn, đặc biệt lưu ý đến độ cao vừa phải từ 2 - 4 cm để bạn có thể tự tin sải bước. Một cặp vớ đẹp, chuẩn phải cao ít nhất đến nửa bắp chân, không nên để lộ cổ chân trần.

Tóc và râu

Tốt nhất nên quên đi bộ râu yêu thích và kiểu tóc nghệ sĩ của bạn nếu có ý định xin việc. Kiểu tóc cắt gọn, sạch sẽ và có chăm sóc nói lên sự tôn trọng với người đối diện. Không nên chải gel hay tạo kiểu vì sẽ thu hút ánh mắt của người phỏng vấn gây cảm giác khuôn mặt của bạn bị bẩn.

Điều cần lưu ý, dù là buổi phỏng vấn có mức độ trang trọng khác nhau nhưng bạn không nên tự cho phép mình ăn mặc cẩu thả. Bạn hãy tin rằng, sự lịch thiệp của bạn, ít nhất từ cách ăn mặc, sẽ là một hành động ghi điểm, như một ứng viên nghiêm túc và tận tâm.


TRANG PHỤC KHI ĐI PHỎNG VẤN



Chuẩn bị trang phục chu đáo cho một buổi phỏng vấn không chỉ tạo nên ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

Những nguyên tắc chung

Hãy mặc những trang phục đem đến cho bạn sự thoải mái. Những bộ đồ không quá chật, không khiến bạn phải mất thời gian đưa tay chỉnh sửa mỗi lần đứng lên ngồi xuống sẽ đem đến cho bạn sự tự tin hơn.

Bạn nên tránh mặc những trang phục màu sắc nổi bật, vải bóng hoặc hoa văn sặc sỡ. Xanh nhớt, xám sậm được khuyên nên dùng vì chúng khiến bạn trông chững chạc hơn (các sếp thường có cảm tình với những nhân viên có phong thái chững chạc, tự tin).

Tránh xức quá nhiều nước hoa hoặc dùng nước hoa mùi mạnh. Nước hoa có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người phỏng vấn, vì thế, tốt nhất là bạn nên giữ cho mình một khoảng cách an toàn.

Mang theo giấy tờ (bản photo của sơ yếu lý lịch, thư giới thiệu...), cây bút và một ít giấy trắng để sẵn trong bìa hồ sơ mỏng. Điều này sẽ giúp bạn có thể ghi lại những điều cần thiết chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn.

Bí quyết về trang phục phỏng vấn dành cho phụ nữ

Mặc đầm khi đi phỏng vấn không phải là một ý kiến tốt. Các công sở cũng không chấp nhận nhân viên mặc quần jean, vì chúng trông thiếu nghiêm túc. Tốt nhất là bạn nên mặc sơ-mi và quần hoặc váy chữ A ngang đầu gối. Nếu phỏng vấn xin vào những vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn sẽ được hoan nghênh nếu mặc vest màu xanh nhớt, xám, đen đi cùng với áo sơ mi trắng, hoặc xanh.

Không nên mang giày quá cao. Những đôi giày cao khoảng 5cm có màu hợp với trang phục sẽ giúp bạn vững tin hơn là những đôi giày cao lênh khênh.

Đừng quên mang thắt lưng trong trường hợp đóng thùng. Màu thắt lưng phải hợp với màu giày (ví dụ: đen đi với đen).

Hãy chú ý đến tóc. Nếu tóc dài, bạn có thể cột chúng lại đằng sau cho gọn gàng. Tránh trường hợp bạn đi xe máy đến và tóc bạn rối bời xõa ngang lưng.

Mang càng ít trang sức càng tốt. Tránh mang những trang sức đong đưa hoặc tạo nên tiếng kêu mỗi khi bạn bước đi. Nếu bạn đeo hoa tay ở mũi, lông mày, lưỡi, nhất định bạn phải tháo chúng trước khi đến buổi phỏng vấn.

Hãy tạo một vẻ ngoài chu đáo cho bản thân: cắt tỉa mỏng tay cẩn thận, tránh sơn móng tay với màu sặc sỡ (nếu đang sơn móng tay, tốt nhất là bạn nên chùi sạch màu sơn).

Chỉ trang điểm đơn giản, không dùng những màu nổi bật như: mắt xanh, môi tím. Không nên dùng mỹ phẩm có kim tuyến lấp lánh.

Bí quyết về trang phục phỏng vấn dành cho nam giới

Hãy chọn áo sơ-mi có màu sắc cổ điển như xanh đậm, xám nhạt, ghi... để tạo cho mình một vẻ ngoài chững chạc. Nếu tham gia buổi phỏng vấn chọn nhân viên cao cấp (giám đốc, trưởng phòng...), bạn nên thắt cà vạt. Màu cà vạt phải hài hòa với màu áo sơ mi. Không nên chọn cà vạt có màu sắc sặc sỡ.

Thắt lưng và giày phải có màu tệp với màu quần tây. Hãy chú ý đến đôi giày của mình, không nên mang những đôi giày cũ kỹ, sờn da. Ít nhất, bạn cũng nên đánh xi giày cho mới.

Khi xin vào những vị trí đơn giản như nhân viên bình thường, bạn cũng phải chú ý cách ăn mặc của mình. Bạn vẫn có thể mặc áo sơ-mi trắng và quần tây, giày sandal, nhưng chú ý, mọi thứ phải trông sạch sẽ và gọn gàng.

Bạn không nên đi phỏng vấn với mái tóc dài rủ xuống mặt, trừ khi bạn là dân làm nghệ thuật và muốn xin vào một công ty quảng cáo.



MỘT SỐ TRANG PHỤC ĐẸP CHO BẠN THAM KHẢO





Cá tính và thanh lịch với sơ mi cổ Đức.


Điểm thêm một chiếc khăn mỏng họa tiết với gam màu sáng sẽ giúp bộ đồ nhìn mềm mại, nữ tính hơn.


Những kiểu sơ mi dáng cứng cáp với khuy to như thế này vừa mang tới nét lịch sự, lại khiến bạn nhìn vô cùng phong cách, mạnh mẽ.


Đổi gió một chút với baggy jeans và sơ mi dáng rộng, bạn có thể biến tấu sơ mi một chút như trên hình, tuy nhiên hãy nhớ sơ vin áo để tránh sự luộm thuộm nhé.


Nữ tính với sơ mi voan cổ sen.


Một chút bèo nhún sẽ khiến bạn nhìn điệu đà, ngọt ngào hơn rất nhiều đấy.


Hay sơ mi đắp ren cũng là một lựa chọn cần chú ý đến cho những cô nàng nữ tính.


Sơ mi kẻ chắc chắn là bạn thân của những nàng cá tính rồi.


Chúng hội tụ đủ sự cá tính, lịch sự và trẻ trung. Hơn nữa lại vô cùng dễ phối đồ và hợp với nhiều dáng người khác nhau.


Sơ mi chấm bi điệu đà, ngọt ngào cho nàng nữ tính.


Sơ mi họa tiết dành cho những cô nàng yêu thích phong cách trendy, thời thượng.


Những cô nàng cá tính, trendy đừng bỏ quên những chiếc sơ mi với kiểu dáng, màu sắc phá cách một chút nhé. Chúng sẽ khiến bạn nổi bật hơn rất nhiều đấy.


Một chút mạnh mẽ nhưng vẫn rất nữ tính với sơmi độn vai.


Nếu bạn ưa thích nét phóng khoáng thì hãy sơ vin vạt áo trước của sơ mi nhé. Chúng vừa giúp bạn nhẹ nhàng, thoải mái hơn nhưng vẫn rất lịch sự đấy.


Jeans rách cũng là một gợi ý lý tưởng cho những cô nàng cá tính. Tuy nhiên, vì là môi trường công sở nên hãy chỉ "rách một chút" thôi nhé.


Những đôi ankle boots sẽ giúp bạn nhìn sành điệu hơn cho sự kết hợp quần jeans - sơ mi đơn giản này.


Ngay cả sơ mi kẻ cũng có thể trở nên thật nữ tính chỉ nhờ cách bạn chọn túi xách.


Hãy đôi giày đi kèm. Phụ kiện là thứ quan trọng nhất để làm nổi bật phong cách của bạn trong một set đồ đơn giản thế này mà.





THÊM MỘT SỐ BÍ QUYẾT KHI ĐI PHỎNG VẤN ĐI DU HỌC CHO BẠN


Nếu bạn chuẩn bị đi du học, hãy “dắt túi” những bí quyết sau để có một cuộc phỏng vấn thành công!
Nắm rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn
Bạn hãy chú tâm ghi nhớ điều này. Việc nắm rõ thời gian, địa điểm giúp bạn chủ động hơn trong việc đi lại và bình tĩnh bước vào buổi phỏng vấn.
“Dự phòng” trước một số câu hỏi
Khi xin visa du học bất cứ nước nào, các thành viên Lãnh sự quán cũng thường có những dạng câu hỏi về thông tin bản thân (tên, tuổi, sở thích…), gia đình (tên của bố mẹ, anh chị, nghề nghiệp của bố mẹ, có sống cùng bố mẹ không?…), kế hoạch học tập tại nước đến du học (về trường học, chuyên ngành học, học phí, về nơi sống ở nước ngoài …); khả năng tài chính (lương tháng của bố mẹ, bố mẹ sẽ cấp bao nhiêu tiền khi bạn đi du học?..); ý định quay trở về Việt Nam; thử độ nhạy bén trong tư duy và giao tiếp (sự kiện đáng nhớ nhất trong đời, bạn sẽ là ai trong 10 năm tới?…)
Bạn hãy dự phòng những câu hỏi trên và trả lời chúng như đang diễn tập một cuộc phỏng vấn giả. Làm được điều này, bạn sẽ tự tin hơn khi được phỏng vấn thật mà không bị động hay lúng túng.
Giữ tâm lý vững vàng
Dù đang “run” đến thế nào thì cũng hãy cố gắng kìm lại, hít thở thật sâu để lấy sự bình tĩnh vốn có. Bạn cứ “bình thường hóa” tầm quan trọng của cuộc phỏng vấn để “quẳng” đi khối áp lực to đùng. Và để “ghi điểm” nhanh chóng với người phỏng vấn, hãy luôn tỏ ra thân thiện, dễ gần, đừng quên mỉm cười.
Luôn trung thực
Trong buổi phỏng vấn để đi du học, bạn phải trung thực trong tất cả các câu trả lời về bản thân. “Chém gió” là điều tối kỵ! Với kinh nghiệm và khả năng của mình, các viên chức của Lãnh sự quán thừa khôn ngoan để lật tẩy sự không trung thực của bạn.
Chủ động trong mọi câu trả lời
Hỏi gì đáp nấy khiến bạn chẳng khác gì một… “cái máy” và chắc chắn ấn tượng của người phỏng vấn về bạn sẽ rất mờ nhạt. Vì thế, cũng với câu hỏi: “Bạn dự định học chuyên ngành gì?”, thay vì chỉ trả lời cụt ngủn: “Tôi định học công nghệ thông tin” thì hãy “sinh động hóa” câu trả lời bằng việc nói ngắn gọn về lý do chọn ngành học đó, về sở thích, đam mê và sơ qua về định hướng nghề nghiệp…
Câu hỏi đơn giản nhưng bạn cung cấp được thông tin thú vị sẽ giúp gây ấn tượng mạnh với người phỏng vấn. Tất nhiên, một lưu ý nhỏ là bạn chỉ cung cấp lượng thông tin cần thiết, tránh nói lan man, dài dòng, xa câu hỏi.
Hãy “dắt túi” những bí quyết quý báu trên để có một cuộc phỏng vấn xin visa du học thành công, bạn nhé!


KINH NGHIỆM XIN VISA MỸ

Quá trình phỏng vấn xin visa Mỹ trung bình chỉ kéo dài khoảng 3 phút, vì thế bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói ngắn gọn và thuyết phục. Bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật hoặc nói dối.

Các nhân viên bộ phận lãnh sự của Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm để dễ dàng xác định được liệu người được phỏng vấn đang nói thật hay không về việc xin thị thực của họ.

Muốn đạt kết quả tốt khi phỏng vấn, bạn phải làm hài lòng các nhân viên lãnh sự ở 3 điểm sau:

Trước hết, bạn có phải là một sinh viên thực sự hay không? Cán bộ lãnh sự Mỹ sẽ xem xét nền tảng giáo dục và kế hoạch của bạn nhằm đánh giá xem bạn có khả năng đến đâu trong việc vào học và trụ lại tại trường cho tới khi tốt nghiệp. Nếu bạn được yêu cầu tham gia phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận về lý do bạn chọn một trường cụ thể, chuyên ngành dự định của bạn và kế hoạch nghề nghiệp của bạn.

Hãy mang theo lý lịch học tập tại trường, kết quả các kỳ thi quốc gia, và điểm SAT hoặc TOEFL (nếu trường của bạn yêu cầu phải có các điểm thi này) cũng như bất kỳ thứ gì khác chứng tỏ cam kết học tập của bạn.

Điểm thứ hai, bạn có khả năng trang trải cho việc học của mình hay không? Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Mẫu đơn I-20 của bạn sẽ liệt kê cách thức bạn chi trả các chi phí của mình ra sao, ít nhất là cho năm học đầu tiên.

Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn. Cơ hội nhận được visa sẽ cao hơn khi cha mẹ tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích quan hệ đặc biệt của bạn với người này, để biện minh cho việc người tài trợ sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đôla cho việc học của bạn.

Hãy cung cấp cho các nhân viên lãnh sự những bằng chứng vững chắc về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và con số thu nhập. Điều này khiến cho cán bộ lãnh sự yên tâm rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian 4 năm bạn học.

Nếu nguồn thu nhập của người tài trợ cho bạn từ nhiều nguồn khác nhau (chẳng hạn như lương, hợp đồng, trang trại, tài sản cho thuê, các khoản đầu tư...) thì hãy đề nghị người tài trợ viết một lá thư liệt kê và chứng minh bằng tài liệu từng nguồn thu nhập một.

Điều cuối cùng và quan trọng nhất đối với các nhân viên lãnh sự là bạn có muốn ở lại thường trú tại Mỹ hay không? Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ thuyết phục được cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Nếu bạn đi học theo một thị thực J-1, người ta sẽ áp dụng quy định “2 năm”, theo đó bạn không thể xin thị thực nhập cư vào Mỹ cho tới khi bạn đã sống hai năm ở đất nước mình sau khi hoàn thành việc học tập tại Mỹ.

Tóm lại, bạn phải đủ khả năng chứng tỏ rằng những lý do khiến bạn trở về Việt Nam mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại Mỹ cũng như bạn phải chứng minh được đầy đủ các mối quan hệ kinh tế, gia đình và xã hội đối với nơi cư trú của mình để đảm bảo rằng việc bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời.

Như vậy, xin visa du học Mỹ có phải là việc quá khó? Điều này phụ thuộc vào chính bạn đấy.






Tết tóc kiểu đuôi sam thanh lịch như cô gái Pháp
Trang phục công sở thanh lịch cho quý cô
Trang trí nhà màu trắng thanh lịch
Trang phục công sở màu hồng thanh lịch
Trang phục công sở thanh lịch như Sao Việt
Áo khoác nam thanh lịch cho các chàng trai diện Tết





(ST)