Pha sữa cho bé và những lỗi thường gặp
Những cảnh đẹp ở Hà Nội để pose hình cực độc
Cách chiên thịt không bị bắn bằng những mẹo đơn giản
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Bắt đầu từ tháng thứ tư, bé đã tự tin để đạt được những mốc phát triển rất đáng khích lệ. Trong tháng này, bé có thể đã biết lật mình và một số bé sẽ khoe những chiếc răng sữa trắng ngần đầu tiên.
Não bé đang phát triển
Nhờ có công nghệ hiện đại, chúng ta được biết nhiều hơn về sự phát triển sớm của não. Đúng như các bậc phụ huynh cảm nhận được bằng trực giác, nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những kiến thức bé có được từ giai đoạn sơ sinh rất quan trọng trong việc định hình cách bé suy nghĩ và học hỏi. Não bé lúc sinh ra đã có 100 tỉ tế bào. Những tế bào này được kết nối với nhau như não trưởng thành.
Bắt đầu mọc răng
Một số bé mọc răng ngay từ 3-4 tháng tuổi
Thường ít nhất vài tháng nữa bé mới mọc răng nhưng một vài bé mọc răng từ lúc 3, 4 tháng tuổi. Mọc răng sớm hay muộn thường do di truyền nên bạn xem lại thử gia đình mình có truyền thống mọc răng thế nào để biết khi nào răng của bé có thể xuất hiện.
Một số bé bị sưng nướu hoặc nướu có dấu hiện hằn lên của vết răng sắp mọc cả mấy tuần trước khi răng nhú ra trong khi một số bé khác lại mọc răng ngay mà không có dấu hiệu gì. Mức độ khó chịu khi mọc răng của các bé khác nhau.
Các dấu hiệu mọc răng gồm:
Thay đổi về mặt tinh thần
Ngoài những đặc điểm như ở lúc 3 tháng tuổi (thích được trò chuyện, âu yếm, thích ngắm nhìn con người và sự vật xung quanh…) thì bé 4 tháng tuổi không có nhiều sự thay đổi về mặt tinh thần.
Bé bắt đầu biết nghịch ngợm, ví dụ như cầm sau đó thả đồ vật xuống đất để xem bố mẹ có nhặt nó lên không. Bé cũng thích mở to miệng cười và ngắm nhìn mọi người xung quanh, nhất là khi mẹ và mọi người hỏi chuyện.
Khi trẻ 4 tháng tuổi, bé đã dần biết nhận biết về thế giới xung quanh.Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.
Chăm sóc giấc ngủ cho bé
Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã dần bắt đầu đi ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Với nhiều trẻ 4 tháng tuổi, bé có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng về đêm, vì thế mẹ cũng không nên lo trẻ đói mà đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.
Dậy bé cách giao tiếp
Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.
Dậy bé ê a với mọi người
Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.
Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.
Dạy cách cầm nắm đồ vật
Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông.
Dạy cách cầm nắm đồ vật
Bé của bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một lát rồi sau đó mới đổi qua tay còn lại nhưng phải đến khi bé được 2, 3 tuổi mới có thể biết được bé thuận tay phải hay trái.
Bé học cách lật
Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được.
Bạn có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ.