Cách chăm sóc mèo lông xù đúng cách
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ như thế nào?
Món ăn truyền thống của người Chăm
Bé thông minh nhanh nhẹn, phát triển tốt về trí lực do được cung cấp đủ dinh dưỡng và được chăm sóc tốt ngay khi còn là thai nhi và giai đọan sau sinh từ 0 đến 36 tháng tuổi.
Bạn thường xuyên đưa bé dưới 5 tuổi đi kiểm tra sức khỏe để theo dõi sự phát triển của bé, đồng thời cũng còn giúp phát hiện sớm để kịp thời can thiệp dinh dưỡng khi bé yêu của bạn bắt đầu có những biểu hiện chậm tăng cân, chiều cao, chậm biết lẫy, chậm biết ngồi, chậm trườn bò, chậm biết đi..
Sự phát triển về vận động của trẻ từ 1 tháng đến 36 tháng tuổi:
Bé được 1 tháng biết xoay đầu. Bé 2 tháng ngóc được đầu lên và khi ngủ 2 chân có thể duỗi được thỏai mái. Bé 3 tháng khi nằm sấp chống được tay và có thể lật được, tay cầm nắm được đồ vật và thích đưa lên miệng. Bé 4 - 5 tháng trườn về phía trước. Bé 6 tháng có thể ngồi dựa, khi nằm sấp có thể trườn lật xoay người được. Bé 7 - 9 tháng ngồi được, trườn bò nhanh, Có thể vịn vào giuờng, bàn, ghế tự đứng và lần đi. Bé 10 - 12 tháng lẫm chẫm đi bước một, đi lần theo ghế.Bé 12 - 18 tháng biết đi, vịn và bò để lên leo cầu thang, trèo lên ghế. Bé 24 tháng tự lên xuống cầu thang, nhảy được trên 1 chân và đá bóng được. Bé 3 tuổi biết chạy…
Vì sao bé chậm biết đi ?
Bé chậm phát triển về vận động như: bé không biết lật lúc 3 tháng, không ngồi được khi 7 tháng, 18 tháng chưa biết đi có thể do bé bị: dị tật di chứng não, ngạt khi sinh, hạ đường huyết, vàng da nhân, sang chấn sản khoa, viêm màng não sau sinh. Giảm trương lực cơ do còi xương suy dinh dưỡng, sanh non nhẹ ký.Trẻ mắc bệnh Langdon Down bị thiểu năng trí tuệ, vận động: 1 tuổi mới biết ngồi, 3 tuổi thì biết đi. Cũng có 1 số bé chậm biết đi do nhút nhát sợ té ngã…
Điều kiện để bé biết đi bao gồm: bộ
xương đủ cứng cáp, các cơ bắp, hệ thống thần kinh và nhất là bộ não đã phát
triển được bình thường. Trẻ bắt đầu tập đi ở độ tuổi từ 12 tới 14 tháng. Nhưng
cũng tùy vào thể trạng từng cháu mà thời gian này có thể xê dịch từ tháng thứ
10 tới tháng thứ 18. Nếu sau 20 tới 22 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa biết đi mới
là việc cần lo lắng. Việc chậm biết đi của trẻ có thể do các cháu đã trải qua
một thời gian bị ốm, dù chỉ là những căn bệnh ngắn ngày và không trầm trọng như
viêm xoang, họng, đau tai... Những đứa trẻ quá béo thường biết đi chậm hơn các
cháu khác một vài tuần hoặc một vài tháng. Với những đứa trẻ chưa biết đi sau
tháng thứ 18 cần nghĩ đến dị tật ở đoạn xương chân nào đó, nhất là đoạn khớp
với xương hông; bị chứng teo cơ bắp chân hoặc một số bệnh về cơ bắp khác. Ngoài
ra, các bệnh về hệ thống thần kinh và cột sống mắc phải sau khi sinh, hoặc do
bẩm sinh đều có ảnh hưởng tới khả năng giữ người được cân bằng hoặc làm chân bị
liệt khiến đứa trẻ không đi được bình thường. Nếu trí khôn bé phát triển bình
thường mà lại chậm biết đi thì bé có thể bị thương tổn ở não, ảnh hưởng tới
việc điều khiển vận động của cơ thể. Nếu những nguyên nhân trên đều không có mà
bé lại chậm biết đi thì nên nghĩ tới vấn đề thiếu vitamin D trong các chất dinh
dưỡng hoặc không được chăm sóc đầy đủ và chú ý khuyến khích cháu tập đi khi đã
tới độ tuổi.
Giúp bé cứng cáp, phát triển tốt, nhanh biết đi
+ Đối với chị em phụ nữ: cần có cân nặng chuẩn khi dự định có thai và có thai. Thực hiện tôt chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú đề ngừa suy dinh dưỡng bào thai.
+ Cần phát hiện bệnh sớm và trị bệnh kịp thời cho bé tại các Trung Tâm hay Khoa Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng.
+ Chăm sóc sức khỏe tốt giúp giảm thiểu bệnh tật. Bé cần được phơi nắng sớm mỗi ngày từ 10 -20 – 30 phút hay thể dục từ 30 - 60 phút tùy theo tuổi, và sức khỏe của bé. Ánh nắng sớm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tối đa và giúp cho hệ xương của bé cứng cáp.
+ Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng hợp lý theo tuổi. Mỗi ngày, bé cần được ăn đủ nhu cầu, uống đủ sữa tùy theo tuổi, giúp bé cứng cáp, nhanh biết đi.
+ Theo dõi sức khỏe thường xuyên mỗi tháng cho trẻ dưới 2 tuổi và mỗi 3 tháng cho trẻ trên 2 tuổi. Sử dụng và thực hiện chấm biểu đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao cho trẻ nhỏ mỗi tháng.
+ Bạn nên cho bé tập đi khi bé được 11 - 12 tháng.Không nên cho bé tập đi sớm vì xương của bé còn mềm nên chân dễ bị cong. Đối với bé nhút nhát, bạn khuyến khích bé tập đi bằng cách trưng bày đồ chơi bé thích phía trước mặt cách xa bé vài mét.
Cách khắc phục khi bé chậm biết đi:
Một vài năm đầu đời bé đạt được nhiều kỹ năng quan trọng. Một trong những kỹ năng đó là việc học đi.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy
bé đã sẵn sàng học đi và cách hỗ trợ của cha mẹ, từ Parenting:
Bước đi đầu tiên
Phần lớn các bé có bước đi đầu tiên xung quanh ngày sinh nhật một tuổi của mình, thường là 9-18 tháng tuổi. Bạn đừng quá lo nếu bé có trục trặc trong quá trình biết đi. Một số bé không biết bò mà "nhảy luôn" qua giai đoạn đứng thẳng rồi biết đi. Điều quan trọng ở giai đoạn này là bé vẫn biết phối hợp chân, tay linh hoạt. Nếu bé có dấu hiệu sau thì chứng tỏ, bé sắp biết đi:
- Lăn xung quanh.
- Dùng tay leo cầu thang.
Ngoài ra, bạn cần xem xét sự tiến bộ của bé. Những kỹ năng nào bé làm được nhiều hơn tháng trước? Nếu đến một tuổi, các kỹ năng vận động ở bé còn nghèo nàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Khuyến khích bé học đi
Có thể chuẩn bị cho bé học đi theo từng giai đoạn cụ thể:
Từ khi sinh ra: Các yêu cầu quan trọng để học đi là: cơ lưng phải khỏe, bé biết nâng đầu khi được đặt nằm sấp. Vì vậy, hãy cho bé nhiều cơ hội được nằm úp bụng xuống sàn khi bé thức. Đặt đồ chơi thú vị để bé phải chuyển động với tới chúng.
Khi bé biết ngồi: Giúp bé cân bằng và chuyển động bằng cách lăn một quả bóng qua - lại với bé. Hoặc giơ một món đồ chơi ở trước mặt bé rồi di chuyển nó sang hai bên, để khuyến khích bé xoay người với lấy. Khi nhoài về phía trước hoặc biết bò, bé sẽ khỏe mạnh cơ cổ, lưng, chân và cánh tay; điều đó cũng như giúp săn chắc phần hông của mình - cho phép bé học đứng.
Khi bé biết đứng: Hãy cho bé đi bộ ở phía trước của bạn trong khi bạn nắm tay bé. Nếu bé đi tốt hơn, bạn chỉ cần nắm một tay con. Hoặc bạn đứng ngay cạnh bé và cổ vũ nếu bé tự đứng được.
Khi bé đứng tốt hơn: Nếu đứng tốt
hơn, bé có thể tự vịn tay lên đồ đạc trong nhà như một chiếc ghế hay một chiếc
bàn thấp. Vì thế, cha mẹ cần bố trí đồ đạc an toàn và chắc chắn. Khi đứng lên,
bé chưa tự mình ngồi xuống đươc. Do đó, bạn nên đặt bàn tay mình đỡ mông và
giúp bé từ từ ngồi xuống.
An toàn trên hết
Bé có thể di chuyển nhanh và nhiều hơn bạn tưởng. Vì thế, cần luôn đảm bảo an toàn cho bé:
- Loại bỏ những chiếc bàn thấp có góc sắc để tránh chấn thương cho bé.
- Không để những đồ có thể lật đổ dễ ở cạnh bé.
- Buộc gọn những sợi dây có thể quàng vào người bé.
- Đặt cổng và hàng rào chặn ở cầu thang và những lối ra vào sát cầu thang.
Không cần mua xe tập đi
Thống kê mỗi năm cho thấy, có hàng
nghìn bé phải nhập viện do thương tích từ việc sử dụng xe tập đi, như lật đổ
xuống cầu thang hoặc sờ vào lò nóng. Ngoài ra, thiết bị này còn khiến bé chậm
biết đi nếu được dùng quá thường xuyên.
Cho bé đi giày
Khi ở trong nhà, tốt nhất là để cho bé đi bộ bằng chân trần. Chân của bé sẽ cảm nhận được các bề mặt trơn trượt như gỗ và sàn nhà tốt hơn. Nhưng khi ở bên ngoài, bé cần một đôi giày phù hợp. Khi chọn mua giày, dép cho con cần chú ý:
- Chọn mua giày vào buổi sáng có thể khiến giày bị chật. Bàn chân có xu hướng to hơn vào buổi chiều.
- Nên cho bé đứng khi kiểm tra giày. Bạn có thể dùng ngón tay cái so sánh độ rộng của mũi giày với bề ngang các mũi bàn chân của bé. Cho bé đi lại trong cửa hàng khoảng 5 phút rồi tiếp tục kiểm tra độ vừa vặn của giày. Nếu thấy chân bé bị kích thích, hãy chọn mua đôi khác.
- Nên kiểm tra giày cho bé hàng tháng vì bàn chân của bé phát triển khá nhanh trong giai đoạn này.
(st)