Trẻ chán học là do đâu và khắc phục như thế nào
Trang phục đi học dành cho sinh viên đẹp kín đáo
Có nên cho con đi học thêm?thông tin cha mẹ cần biết
Bắt đầu đi học sẽ là một sự kiện lớn đối với con bạn, và đối với cả bạn nữa. Cả bạn lẫn cháu sẽ phải có những điều chỉnh cho mình: con bạn sẽ khám phá ra một thế giới mới và hứng thú, và bạn sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp với tính độc lập trong những khám phá mới của cháu.
CON BẠN ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA
Có một độ tuổi theo luật định bạn phải bắt đầu cho con bạn đi học, ở Việt Nam 6 tuổi bắt đầu đi học lớp một, tuy nhiên một số bậc phụ huynh muốn gửi con đến trường sớm hơn, để cho con mình bắt đầu việc học thuận lợi hơn. Chính tuổi sinh học chứ không phải theo lịch đã xác định là con bạn đã sẵn sàng cho việc học chưa. Bởi thế cho nên một kỹ năng về thể chất thường cần thiết để thành công ở trường. Những kỹ năng này gồm có khả năng bắt được một trái banh lớn, nhảy lò cò, chạy và dừng lại khi ra hiệu. Con bạn phải có đủ khả năng lo cho các nhu cầu cơ thể như đi cầu được một mình, cột được giày và tự mặc quần áo. Cháu cũng phải biết được đủ tên, họ của mình và có thể vặt được những câu hỏi rõ ràng và ngắn gọn. Nhiều đứa trẻ lên năm hãnh diện khi đọc được số và biết đếm. Chúng cũng chứng tỏ độ chính chắn của chúng bằng những nỗ lực lớn để làm chủ được bản thân. Bạn có thể bắt đầu cho con bạn làm quen với tất cả điều đó khi tới trường.
Nếu bạn không chắc rằng con mình đã sẵn sàng cho việc đi học hay chưathì hãy hỏi một cô giáo nhà trẻ. Một cô giáo với 10 năm kinh nghiệm chắc hẳn đã dạy qua trên dưới 500 trẻ và như vậy sẽ có thể tiên đoán rất chính xác con bạn sẽ đạt được kết quả khá ở trường hay không.
BẢNG KIỂM TRA KHẢ NĂNG ĐI HỌC
Con bạn không nhất thiết phải làm được thành thạo các kỹ năng trong bảng liệt kê sau.
Hãy sử dụng bảng này như một bảng hướng dẫn, và bạn nên tới gặp một thầy hay cô ở trong trường bạn đã chọn.
Cùng tham gia vào những hoạt động cùng chia sẻ trong một nhóm.
Nghe kể một câu chuyện và kể lại được các sự việc theo đúng trình tự.
Tham gia vào trò chơi hay những hoạt động mới và sắn sàng theo những điều chỉ dẫn.
Phát biểu ý kiến và bày tỏ nhu cầu với người khác một cách rõ ràng.
Nhảy lò cò,nhảy dây,và nhảy cao, nhảy xa.
Giúp đỡ quanh quẩn trong nhà bằng những công việc đơn giản.
Nhận ra được các màu đặc trưng và những hình cơ bản.
Nhận ra được những điểm giống nhau và những điểm khác nhau trong âm thanh.
Tham gia hát và hát được thuộc lòng những bài hát đơn giản.
Biết cài nút áo, cột dây giầy, kéo dây kéo, và biết dùng kéo để cắt.
Vẽ lại được những hình đơn giản, kể cả một hình tròn, vuông và tam giác.
Tự do được cho nhu cầu vệ sinh cá nhân.
ĐỂ GIÚP CHO CON BẠN THÍCH ĐI HỌC
Con bạn sẽ có nhiều khả năng học giỏi ở trường nếu ngay từ đầu cháu được chuẩn bị tốt về tinh thần. Để được như vậy, bạn cần chuẩn bị cho cháu trước khi bắt đầu đi học để cháu được sẵn sàng về thể chất và tinh thần trước các yêu cầu của nhà trường. Bạn hãy khuyến khích cháu thực hiện những công việc đơn giản để cháu hiểu được khái niệm trách nhiệm là gì. Hãy bảo đảm là trò chơi của cháu bao hàm tưởng tượngvà sáng tạo, cũng như là cơ hội để học hỏi và phát triển trí nhớ. Một điều cũng quan trọng nữa là nhà trường phải tạo được môi trường thích hợp cho việc giáo dục con bạn, với những thầy cô tận tuỵ có được quan hệ tốt với học trò của mình.
Chắc chắn là con bạn sẽ có được lợi thế hơn các bạn cùng lớp nếu bạn quan tâm đến bài vở của cháu và cóthể tiếp tục hướng dẫn cháu ở nhà. Tuy nhiên, có nguy cơ thực sự là bạn gây hại nhiều hơn là giúp ích cho con nếu các phương pháp dạy học thay đổi hàng năm nên cách giáo dục hiện hành có lẽ là ít liên quan với cách bạn được dạy trước đây. Để tránh điều đó, hãy hỏi chuyện thầy giáo của con bạn về phương pháp riêng của nhà trường và tìm hiểu trực tiếp về các môn họ giảng dạy và các sách giáo khoa họ đang sử dụng. Có lẽ bạn có thể mượn sách và trang thiết bị chiều hôm trước, sáng hôm sau trả lại. Một số trường khuyến khích phụ huynh dự lớp quan sát, hoặc thậm chí bạn có thể phụ giúp ở lớp. Tuy nhiên bạn không nên ép cháu học quá sức với các bài vở của nhà trường. Gia đình bao giờ cũng phải là một nơi để trẻ thư giãn và nương náu khi cần, nên bạn cần giữ thăng bằng giữa việc giúp con tiến bộ trong học tập và bắt cháu làm việc quá tải.
MỐI QUAN HỆ ĐANG BIẾN CHUYỂN
Những ngày đầu con bạn tới trường đánh dấu một biến chuyển trong mối quan hệ giữa cháu với bạn. Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, cháu đã lệ thuộc vào bạn tấtcả, nhưng từ giờ trở đi, cháu sẽ phải bắt đầu học cách trở nên tự lập, chịu trách nhiệm về tất cả những quyết định và hành động của mình. Sự biến chuyển ấy không xảy ra tới một sớm một chiều, nhưng điều quan trọng là phải khởi đầu tiến trình này bằng cách khuyến khích trẻ ngày càng có trách nhiện hơn với bản thân. Giờ đây cháu đã biết tự tắm rửa và tự mặc lấy quần áo, và có thể tự sắp xếp cặp sách, sách vở, và những dụng cụ khác, mỗi tối có thể xếp sẵn những gì cần thiết cho ngày hôm sau.
Cháu sẽ cảm thấy mình đã thành người lớn và sẽ không muốn được chú ý quá mức, tuy nhiên, bao giờ bạn cũng nên sẵn sàng ôm ấo cháu bất cứ lúc nào cháu tỏ ra cần. Cái khó cho con bạn là phải chấp nhận mình chưa hoàn toàn lớn hẳn và việc tiêu hao cảm xúc trong việc giao tiếp hàng ngày có thể đôi khi là quá sức đối với cháu. Cũng như đa số sự việc, một vòng tay ôm ấp của mẹ là phương thuốc tốt nhất và sẽ giúp cháu thêm tự tin trong những ngày sắp tới.
Bạn có thể thấy rằng con bạn sẽ phản đối những cử chỉ bày tỏ tình thương yêu của bạn khi ở trước đám đông, đặc biệt là trước những bạn mới của cháu. Bạn chớ nên cảm thấy mất mặt hay hụt hẫng. Đơn giản là cháu đang tự khẳng định mình, rằng mình đã tự lực được rồi và đủ lớn để không cần mẹ ôm hôn nữa.
Quan trọng hơn cả là đừng thúc ép cháu quá, thậm chí ngay cả việc hỏi xem có chuyện gì xảy ra ở trường trong ngày không. Xin nhớ là bạn sẽ phải làm tất cả để được nghe cháu kể về thời gian của cháu ở trường, nhưng tọc mạch, soi mói thì chỉ càng làm cháu thích giứ bí mật và thu mình vào mà thôi.
CON TRAI Ở TRƯỜNG
Phần nhiều con trai có năng khiếu hơn cho các hoạt động liên quan đến các kỹ năng về không gian, như những trò chơi xây dựng. Con trai có khả năng thích các trò chơi đòi hỏi thi đua và hoạt động thể chất.
Cũng như với con gái, khuynh hướng bẩm sinh này có thể được người lớn củng cố thêm. Người ta có thể khuyến khích các bé trai gánh vác các hoạt động “con trai” để “xả hơi” hoặc đòi hỏi việc xây dựng và một cách vô thức, ngăn cản theo đuổi những sinh hoạt tĩnh tại, như đọc sách chẳng hạn. Do đó, các bé trai thường có những cách ứng xử riêng ở trường học, ví dụ như:
Thích chơi với các bé trai khác, đặc biệt là những trò chơi năng động, đòi hỏi các hoạt động thể chất như leo trèo hay đánh nhau.
Thích các đồ chơi phát triển khả năng tính toán và xây dựng. Các bé trai cũng thường hay suy nghĩ về một bài toán cho đến khi giải được.
Hay có thái độ phá phách khi không được chú ý tới hoặc khi gặp vấn đề nan giải. Điều này có nghĩa là giáo viên phải dành cho con trai nhiều thì giờ hơn cho con gái.
CON GÁI Ở TRƯỜNG
Phần nhiều con gái có năng khiếu hơn về môn có liên quan đến các kỹ năng ngôn ngữ, như đọc sách chẳng hạn. Con gái cũng sẽ ưa thích những trò chơi cần có sự tham gia của những bé gái khác.
Khuynh hướng bẩm sinh này có thể được bố mẹ và thầy cô củng cố thêm khi họ hướng các cháu về các sinh hoạt đòi hỏi “chơi yên ổn” và xa những trò chơi khác gắn liền hơn với contrai. Con gái ở trường phần nhiều ứng xử theo một số kiểu mẫu ứng xử như:
Thích chơi với những bé gái khác trong những trò chơi đòi hỏi tính hợp tác cao. Nhiều khi con gái sẽ né tránh các bạn trai cùng lớp đặc biệt là những bé đang chơi loại trò chơi huyên náo và hung hãn.
Có khuynh hướng chọn những hoạt động có liên quan tới sách (có chữ và có hình). Mặt khác, con gái sẽ băn khoăn về môn toán và những hoạt động đặt cơ sở trên con số nhiều hơn con trai.
Phần nhiều có động cơ tốt và sẵn sàng vâng lời hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể là do thầy cô vẫn cho là con gái học bài tốt, nên vì thế con gái ít nhận được sự chú ý của thầy cô hơn con trai.
(St)