Trẻ gặm móng tay

Trẻ gặm móng tay phải làm thế nào? Thói quen gặm móng tay là biểu hiện của bệnh gì? làm gì khi trẻ có thói quen gặm móng tay.

Vì sao trẻ gặm móng tay

Thói quen cắn móng tay thường thấy ở lứa tuổi trẻ em đã tới trường. Không phải chỉ có các cháu có tính nhút nhát, suy tư mới hay cắn móng tay. Cả các em khỏe mạnh, tính nết vui vẻ cởi mở cũng có thói quen như vậy.

Không nên la mắng các cháu và nên tìm cách xóa bỏ hiện tượng này bằng phương pháp tâm lý như chú ý xem cháu hay cắn móng tay lúc nào? Trước khi đi ngủ, khi chơi một mình ở nhà, hay ở trường? Hãy hỏi các cháu xem các cháu có khó ngủ không? Cháu có điều gì không được vừa ý ở trường không? Cháu sợ hay yêu mến các bạn, cô giáo?

Nếu bạn không quan tâm nhiều về hiện tượng này thì một thời gian sau, con bạn cũng sẽ tự động bỏ thói quen đó đi. Nhưng nếu bạn tìm được nguyên nhân tạo ra thói quen này của cháu, bạn có thể giúp đỡ cháu sớm giải quyết được một số vấn đề về tâm lý khiến tâm hồn cháu được thoải mái và vui vẻ hơn trong cuộc sống với mọi người.

Gặm móng tay không đơn thuần chỉ là một thói quen xấu, các bác sĩ cho biết đó còn là một triệu chứng phổ biến của stress và chứng khủng hoảng tinh thần...- Thói quen gặm móng tay thường xuất hiện chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc ở những trẻ nhỏ, khi những đứa trẻ rơi vào tình trạng căng thẳng về thần kinh, lo lắng hoặc buồn rầu về một điều gì đó. Các bác sĩ tại Mỹ đặc biệt lưu ý phụ huynh chú ý sớm tới vấn đề này ngay khi thói quen gặm móng tay vừa xuất hiện.

- Hiện trên thế giới có ít nhất khoảng 600 triệu trường hợp mắc phải tật gặm móng tay và ngày càng có thêm nhiều trường hợp mắc thói xấu này trong những năm gần đây.

- Phương pháp mới nhất hiện vừa được các bác sĩ áp dụng là dùng thiết bị bảo vệ răng. Có thể dùng cho hàm trên hoặc hàm dưới. Đây là loại thiết bị linh động có thể tháo ra khi ăn. Sau khi thử nghiệm phương pháp này, kết quả là đã hạn chế được khá nhiều trường hợp mắc thói quen gặm móng tay của trẻ. Ngoài ra, còn giúp giảm được đáng kể triệu chứng stress và căng thẳng thần kinh.

Cai tật gặm móng tay cho bé


Đang tắm cho cu Bin như ngày thường, chị Thùy Linh (Cầu Giấy) giật mình xót xa khi nhìn vào mấy ngón tay con.
Mười đầu ngón tay, móng vẹo vọ mỗi chiếc mất một góc, xơ tung lên, thậm chí một vài ngón còn bị gặm sát vào da, rớm máu.
Còn chị Mai Anh (Hoàn Kiếm) thì tâm sự rằng có một dạo không hiểu sao nhìn mặt Subi nhà chị lại ngổn ngang toàn những vết xước ngang dọc trông thật thảm thương mà mọi người cũng không biết nguyên nhân do đâu nữa. Gặng hỏi con đến lớp có gây sự với bạn nào, hay có vướng vào hàng cây gai gì không bé cũng lắc đầu quầy quậy. Mãi đến khi lau tay cho con, chị mới phát hiện ra mấy chiếc móng tay nham nhở chính là thủ phạm, và đó là hậu quả của thói quen rất ưa thích của Subi là… gặm móng tay.
Hết lấy roi đánh, rồi phạt úp mặt vào tường, nhưng Su-mô cũng không thể nào chừa được tật ngậm và gặm móng tay khiến cho anh Trường (Đống Đa) thở dài ngao ngán. Cứ xem phim, ăn cơm hay có thời gian rảnh, là bàn tay của bé đã nằm gọn trong… miệng. Thói quen này đã làm anh chị đau đầu bao phen, nhất là trong đợt khám bệnh rồi, bác sỹ nghi Su-mo chậm lớn là bị giun sán và cần phải tẩy giun thường xuyên hơn.
Vì sao trẻ em thích cắn móng tay? Một số nhà khoa học chỉ rõ các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ em thích cắn móng tay, bao gồm: yếu tố di truyền, tâm lý của trẻ căng thẳng do tác động của gia đình, bạn bè và môi trường nơi trẻ tiếp xúc. Những điều này làm cho trẻ em luôn ở trạng thái tinh thần quá căng thẳng, và trẻ lựa chọn một thói quen ưa thích… gặm móng tay.


Vì vậy, để con có thể thay đổi thói quen xấu này, cần phải tìm ra nguyên nhân cơ bản, phân tích môi trường xung quanh để có phương pháp uốn nắn đúng đắn. Nếu thấy trẻ vô tình hay hữu ý cắn móng tay thì thay vì nổi giận với con, bạn nên tìm cách để trẻ làm những công việc ưa thích như sắp hình, cắt giấy... nhằm phân tán sự chú ý của chúng đối với móng tay.
Cắn móng tay là thói quen vô thức của con chúng ta, vì vậy, con rất khó nhận ra lúc nào mình đang cắn móng tay cho nên vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở bé, đừng khiến bé giật mình khi bất ngờ bị quát mắng. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Con đừng cắn!”; “Con yêu, con đang gặm hết bộ móng tay xinh đẹp của mình rồi”; hoặc nói: “Con ngậm móng tay sẽ có rất nhiều vi khuẩn sẽ chui vào bụng làm con bị ốm” và tìm cách lôi cuốn trẻ vào một số trò chơi sử dụng bàn tay, cố gắng tạo không khí thoải mái, dễ chịu nhất cho trẻ. Có thể lúc đầu lời nhắc nhở hay sự quan tâm của cha mẹ không có tác dụng nhưng việc đó lặp lại thường xuyên khiến bé lưu tâm đến hành vi và bớt dần thói quen đưa ngón tay vào miệng.
Một biện pháp khác mẹ có thể ‘cai’ tật cắn móng tay cho bé là bôi một chút dầu hay cuốn gạc trong một vài hôm để bé tập trung vào hành vi, tránh sự căng thẳng. Ngay khi phát hiện tay bé có dấu hiệu xước măng rô nên dùng bấm móng tay cắt tỉa móng gọn gàng cho bé. Mẹ cũng đừng quên thói quen cắt tỉa móng tay cho bé sau mỗi lần tắm cho con hay mỗi lần bé ngủ.
Nếu thực sự thấy khó khăn, bạn có thể nhận thêm tư vấn của bác sỹ tâm lý, để lựa chọn cách cai nghiện gặm móng tay cho con yêu một cách hiệu quả nhất.

(ST)