Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi ngủ

Nghẹt mũi ở bé mới sinh có thể khó nhận biết. Một số triệu chứng có thể là: khó khăn khi bú; khóc hoặc dễ bị kích động... Thông tin về các triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi bé nhà bạn tắc (nghẹt) mũi.


Nguyên nhân


Nguyên nhân nghẹt mũi rất đa dạng. Nhiễm virus gây cảm là nguyên nhân phổ biến ảnh hướng tới hô hấp ở bé. Ngoài ra, trào ngược axit, viêm xoang, adenoiditis (nhiễm khuẩn thứ cấp) cũng có thể khiến dịch mũi đổi màu và có thể kéo dài hơn 2 tuần liên tục. Dị ứng cũng là một “thủ phạm” gây nghẹt mũi cho bé trên 2 tuổi.

Thời gian nghẹt mũi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu nghẹt mũi do một loại virus, các triệu chứng có thể kéo dài 3-7 ngày.


Nếu nghẹt mũi khiến bé không thở được, nghẹt mũi kéo dài vài tuần liên tục, nghẹt mũi kèm sốt hoặc ở bé dưới 3 tháng tuổi thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm.

 

Các triệu chứng



Nghẹt mũi ở bé mới sinh có thể khó nhận biết. Một số triệu chứng có thể là: khó khăn khi bú; khóc hoặc dễ bị kích động; thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng...

 
Biện pháp khắc phục


Những việc đơn giản cha mẹ có thể làm để giúp bé dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi gồm: kê cao gối cho bé, bế bé ở tư thế thẳng; dùng dung dịch nước muối vệ sinh mũi cho bé hàng ngày để làm loãng các dịch mũi dày, sau đó loại bỏ dịch mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi. Tắm cho con trong phòng tắm ấm hoặc chạy máy tạo độ ẩm trong phòng của bé cũng là gợi ý phù hợp.

 
Điều không nên làm: Không bao giờ được thổi vào một bên lỗ mũi của bé với suy nghĩ là sẽ làm thông sang lỗ mũi bên kia. Điều này có khả năng gây nguy hiểm. Chuyên gia cũng khuyên cha mẹ không nên dùng thuốc cho con mà chưa có ý kiến từ bác sĩ. Ví dụ, không bao giờ sử dụng acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt cho bé dưới 2 tháng tuổi. Bởi vì sốt ở bé dưới 2 tháng tuổi cực kỳ nguy hiểm, cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà.


Bác sĩ cũng lưu ý cha mẹ không được tự dùng thuốc thông mũi cho bé, nhất là với bé dưới 1 tuổi. Những loại thuốc nhỏ mũi cho người lớn thì không nên sử dụng cho bé vì chúng có thể gây ra tăng nhịp tim và tăng huyết áp tâm trương.

Mặc dù được giữ ấm nhưng các bé sơ sinh và nhũ nhi thường có triệu chứng nghẹt mũi, khò khè. Đây là những triệu chứng mà các bà mẹ thường lo lắng và “than phiền” với BS.

Khi còn trong bụng mẹ, thân nhiệt của bé ít thay đổi, khi ra bên ngoài bé phải có thời gian để thích nghi với “thời tiết” và rất nhạy cảm khi nhiệt độ, độ ẩm bên ngoài thay đổi. Đồng thời đường dẫn khí của bé còn nhỏ, dễ bị phù nề khi có viêm nhiễm hoặc dị ứng.

Bé nghẹt mũi mà không có nước mũi, là do niêm mạc mũi bị phù nề nhiều. Nguyên nhân có thể do viêm mũi do nhiễm siêu vi, viêm mũi do dị ứng hoặc do mẹ dùng ống hút mũi quá mạnh làm tổn thương niêm mạc mũi…

Cách chăm sóc và nhỏ mũi của bạn cho bé như vậy là tốt rồi. Nhưng bạn cần lưu ý làm nhẹ nhàng để tránh tổn thương. Trước khi cho bé bú, bạn cần làm thông thoáng mũi bằng dung dịch muối sinh lý 0,9%, đểlàm loãng dịch mũi. Nếu vẫn còn nghẹt mũi nhiều, bạn nên cho bé đến BV Nhi Đồng để khám và điều trị nhé.

Hẳn là các bậc cha mẹ rất nóng lòng khi con trẻ có biểu hiện này, nhất là bé nhỏ dưới 1 tuổi, bé chưa biết há miệng ra thở khi nghẹt mũi.

Nhiều cha mẹ đã mắc phải sai lầm khi dùng thuốc nhỏ mũi cho con mong rằng con bớt được nghẹt mũi, nhưng ngược lại thay vì bớt nghẹt bé lại bị ngộ độc, đó là các thuốc nhỏ mũi Rhinex 0,05%, Nasoline 0,05%...

Do vậy, trước khi dùng thuốc cho trẻ cần thận trọng, dung dịch Nacl 0,9 % là dung dịch nhỏ mũi an toàn để chữa nghẹt mũi cho bé (có thể dùng nước biển sâu dạng xịt).

Em có thể dùng dung dịch này nhỏ mũi cho bé mà không sợ độc hại, cho bé nằm đầu cao hơn bình thường, hạn chế sử dụng quạt, máy lạnh làm mũi khô thêm, tránh bụi khói, thuốc lá… kết hợp làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn:

Cách làm: Dùng khăn giấy mềm và dai se lại như tăm bông để làm bấc sâu kèn, dùng Nacl 0,9% nhỏ 1 – 2 giọt nước vào từng lỗ mũi, chờ vài phút làm loãng dịch mũi sau đó làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn (bấc sâu kèn đưa vào mũi để thấm ướt dịch mũi) sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sâu kèn khác, làm liên tục vài lần cho đến khi sạch mũi.

Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi.
 
Áp dụng biện pháp làm thông mũi như sau:
 
Đối với trẻ nhỏ, làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn:
 
+ Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
 
+ Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.
 
Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngàyvà trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.
 
Những điều không nên làm
 
- Dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ
 
- Tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi
 
Natri clorid 0,9% là thuốc nhỏ mắt hoặc rửa mắt, chống kích ứng mắt và sát trùng nhẹ. -Trị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi do dị ứng. -Đặc biệt dùng được cho trẻ sơ sinh. Cách sử dụng:Nhỏ hoặc rửa mắt, hốc mũi, mỗi lần 1-3 giọt, ngày 1-3 lần hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài.
 
Nếu tình trạng nghẹt mũi của bé kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị.
 
Chúc bé mau khoẻ.

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

Cách làm ếch chiên giòn ăn cực đã

Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Cách làm thịt xá xíu ngon

Nghệ thuật tỉa hoa từ trái cây đẹp mê ly

Cách làm thịt chà bông ngon mà không tốn sức

Cách làm thịt chưng mắm tép cực ngon

Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon

Cách pha nước mắm chay ngon

Cách làm nước mắm me chua chua cay cay

Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã

Cách làm nước mắm gừng ngon

Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng

Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da

Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp

Cách làm thạch găng thơm mát

Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh

(ST).

Chào bác sỉ. Em tên vủ thị minh. Ở vinh cưu đồng nai. Con em nay đươc 6 tuần tuổi. Be bi viem tieu phế quan da diều tri ơ bệnh viên nhi dong nai 10 ngay da xuat vien ve nha nhung sao toi den be van bi thơ khò khe và nget mui. Em rat lo cho be. Vay em hoi bac si co cach nao chua cho be het nget mui khong. Hay la phai tiep tuc cho be nhap vien. Em cung lay nưoc muoi sinh ly nho ve sinh mui be ma khong thay co ket qua gi. Em rat mong bac si tra loi va huong dan cho em. Em xin cam on bac si nhieu.
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
thưa bac sĩ! con em được 3 tháng tuổi, cháu bị nghẹt mũi đã hơn 1 tháng em dùng nước muối sinh lí nhơ cho cháu ma vẫn không đỡ, cháu vẫn chơi bình thường nhưng bú ít (chau k sổ mũi) em cho chau uống lá hẹ và hạt chanh để tiêu đờm nhưng cunggx k co hiệu quả. em đã tìm hiểu rất nhiều về nghet mũi nhưng chỉ thấy noi nhỏ nước muối sinh lí là hết nhưng e nho nhiều ma vẫn khong đỡ. xin bac sĩ cho em lời khuyên ạ!
hơn 1 tháng trước - Thích
Thưa BS! con gái tôi đươc 3 tháng tuổi bị nghẹt mũi đã hơn 1thangs, tôi đa nhỏ nước muối sinh lí nhưng vẫn không đỡ. khi cháu ngủ thở khó và bế cháu lên thi cháu thở bình thường. Tôi rất lo lắng định đem cháu đi viện khám nhưng một thấy mấy người có con nhỏ trước nói là không cần đâu. nên đến giờ tôi vẫn chưa cho bé đi khám(vì bệnh viện cách quá xa mà cháu lại đang rất nhỏ nên tôi không muốn đem cháu đi) tôi phải làm sao đây BS?
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
be nha em duoc 2thang tuoi di benh vien nhi dong kham bs bao chau bi viem tieu phe quan cap bs cho thuoc ve uong duoc 4ngay nhung em thay be bot chut chut thoi va em di bs tu cung lam bv nhi dong thi bs noi la be e ko sao do lo mui cua be nho nen moi lan be khoc dong lai nuoc mui chi can nho nuoc muoi sinh khoang 3thang be se tu het con viem tieu phe quan khong con nua . nhung den nen da 20 ngay nhung em van ko thay het . xin bs cho e loi khuyen .uonnuong
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
bé nhà đươc 2 tháng ruoi bi nghet sổ mũi xin bác sĩ chi dẫn xem làm cách nào cho bé hết
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Chào bạn! Bệnh này là căn bệnh khá nguy hiểm, tốt nhất bạn nên đến ngay 1 cơ sở y tế có uy tín để tiến hành chữa cho bé tránh những hậu quả đáng tiếc nhé! Chúc bé mau khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
be nha minh hay bi nghet mui,may hom nay thay mui co mui la,kho ngui,xin moi nguoi cho biet be co bi lam sao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Hoi be so sinh duoc 1thang tuoi be sinh mo be hay bi nghet mui khi ngu be kho tho xin hoi lam cach nao cho be ngu ngon giac.
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Bạn có thể áp dụng biện pháp làm thông mũi như sau: làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn + Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi. + Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra bạn nên giữ ấm cho bé và không nên cho bé thay đổi môi trường nhiều vì bé chưa thích nghi được với các môi trường đó, tránh xa khói thuốc... Những điều không nên làm - Dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ, chỉ sử dụng dụng cụ hút mũi và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng - Tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Bsi cho cháu hỏi con nhà cháu được gần tháng tuổi.cháu nó đang bị nghẹt mũi mà kg chảy nước mũi.Bác cho cháu biết cách điều trị ạ.cháu cảm ơi....
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận