Trẻ và khả năng nói dối

Để một đứa trẻ có khả năng nói dối, nó phải đạt tới một giai đoạn nào đó trong quá trình phát triển tâm lý, khi đó nó có thể phân biệt được giữa tưởng tượng với thực tế. Thí dụ, nếu một em bé 15 tháng tuổi bị mẹ phạt vì bôi bẩn lên tường và bé lắc đầu quầy quậy để chối cãi, cháu không phải là nói dối – có thể là cháu thực sự quên hẳn việc làm đó, hoặc ước ao là đã không làm điều đó, hoặc đơn giản là không thể liên thông là sự khác biệt giữa tưởng tượng và thực tế. Chỉ khi một đứa trẻ lên ba hay lên bốn mới có khả năng nói dối, và đa số trẻ con nói dối nếu chúng thấy tình hình đủ có tính chất đe doạ và bất lợi đối với chúng.

Thế nào là nói dối nghiêm trọng?


Trẻ con nói dối vì nhiều lý do khác nhau và một số kiểu nói dối có tính chất nghiêm trọng hơn các kiểu khác. Thí dụ, nói dối giả vờ là một yếu tố tự nhiên của đời sống tưởng tượng ở một đứa trẻ, trong khi nói dối che giấu là một nỗ lực có ý thức để tránh khỏi bị phạt.

Nói dối thăm dò


Điều nàu được thực hiện đơn giản để xem phản ứng của bạn. Thí dụ, một đứa trẻ lên 4 sẽ nói với mẹ nó là nó không thích bữa ăn chiều dù là nó đã ăn hết. Nó nói như vậy cốt để xem bạn phản ứng ra sao. Trong đa số trường hợp, phản ứng của bạn đối với kiểu nói dối như vậy để cháu nản lòng mà không dám nói dối lại nữa. Tuy nhiên, một số trẻ con nhận thấy nói dối như vậy gây được sự chú ý và chúng sẽ sử dụng cách này hoài hoài khi chúng lớn lên. Vì lý do này, kiểu nói dối này có tính nghiêm trọng và phải được can ngăn ngay khi trẻ còn nhỏ.

Nói khoác


Kiểu nói dối này thường mượn hình thức một câu chuyện được thổi phồng và thực hiện nhằm đẩy mạnh tự tin của đứa trẻ. Một đứa trẻ lên 5 sẽ tuyên bố liều lĩnh là nó đã nhận được nhiều quà tặng sinh nhật đắt tiền hoặc nó ở trong một căn nhà to lớn để gây ấn tượng với bạn nó. Mặc dù nói khoácphần nhiều là vô hại, bạn có thể can ngăn con mình đừng nói dối theo kiểu này bằng cách củng cố các thành tích nổi bật của cháu.

Ở một số ít trẻ em, nói khoác có thể trở thành một thói quen khó thay đổi. Những đứa trẻ thường xuyên nói khoác như vậy là vì chúng muốn gây ấn tượng với bạn bè cũng như với cha, mẹ và chúng muốn mọi người yêu mình. Cái nguy hiểm là dần dần người ta nghe mọi điều con bạn nói một cách hoài nghi. Nói khoác có thể trở thành bản chất của một đứa trẻ và hậu quả là nó có thể mất nhiều bạn vì tính khoác lác của mình.

Nói dối giả vờ


Có những điều nói dối pha lẫn thực tế với tưởng tượng và chúng dùng để tăng thêm tính ly kỳ cho những trảinghiệm hàng ngày. Thí dụ, một đứatrẻ lên 4 có thể có một thế giới tưởng tượng sinh động gồm có tiên, quỷ sứ và những người bạn vô hình, tất cả những nhân vật đó cháu có thể mô tả với nhiều màu sắc . Những điều tưởng tượng ở tuổi thơ ấu thực sự không phải là những điều nói dối bịa đặt, và chúng phải được xem như một giai đoạn bình thường của tiến trình phát triển của trẻ.

Nói dối che đạy


Nói dối cố tình nhằm đánh lạc hướng là kiểu nói dối khiến các bậc cha mẹ lo lắng nhất. Trẻ con nói dối che đạy để tránh bị phạt và chúng học được chiến thuật này ở độ tuổi khi tương đối còn nhỏ. Trong một cuộc điều tra, người ta yêu cầu các bà mẹ nhận dạng lý do thường gặp nhất tại sao đứa con lên 4 của họ lại nói dối mẹ, gần một nửa số họ nói là nó nói dối để tránh bị quở trách. Các điều nói dối che đạy trở nên tinh vi hơn và càng khó phát hiện hơn khi đứa trẻ lớn lên.


Nói dối để tránh bị phạt để tránh các bậc cha mẹ vào tình huống khó xử. Nếu bạn phạt con mỗi khi nó làm điều gì sai trái, nó có thể học cách nói dối để đối phó. Mặt khác, nếu bạn không quở mắng con, thì nó có khả năng tiếp tục nói dối như vậy. Cần phải lập một thế quân bình giữa dễ dãi quá và nghiêm khắc quá. Tôi đã thử khuyến khích các con tôi nói thật bằng cách nói rằng một đứa trẻ nói thật sẽ không bao giờ bị phạt. Chúng nhận ra rằng tôi luôn mong muốn chúng cố gắng ngay thật vàđã hứa với tôi là không nói dối nữa. Đúng là chúng hiếm khi nói dối.

Đối phó với việc trẻ nói dối

Một cuộc nghiên cứu thực hiện nhiều năm trước đây đã điều tra ảnh hưởng của những cha mẹ phản ứng với hiện tượng con mình nói dối. Người ta đã thấy rằng ngững đứa trẻ mà bố mẹ chúng sử dụng ngững nguyên tắc đạo đức nhằm giải thích cho con mình hiểu tại sao nói dối là không tốt, có làm giảm đi số lần trẻ nói dối. Cha mẹ phản ứng bằng chách phạt con đã làm tăng thêm số lần trẻ nói dối.


Đôi khi trẻ con nói dối che đậy, không phải để khỏi bị phạt, mà vì chúng sợ rằng hành vi xấu của chúng khiến cho bố mẹ không yêu chúng nữa. Bởi thế cho nên bất cứ hình phạt nào vì nói dối phải có lời trấn an kèm theo. Một đứa trẻ cần ý thức rằng việc trừng phạt và tình thương của cha mẹ không hề loại trừ lẫn nhau.(“Giận thì giận mà thương thì thương”). Có nghiều nghiên cứu cho thấy cha mẹ nào chung thực với con cái thì cũng nhận đựoc lòng trung thực từ con cái. Bạn hãy tạo điều kiện dễ dàng cho con mình thú nhận những hành động xấu của nó bằng cách bình tĩnh nói chuyện với nó hơn là nổi cáu lên và buộc tội nó.


Trẻ con nhiều khi hay nói những điều không chính xác hay không đúng sự thật và một lý do quan trọng là vì chính cúng thấy bố mẹ đã làm như vậy:người lớn nhiều khi vẫn nói “sai sự thật” để tránh làm phật ý người khác một cách không cần thiết. Con bạn có thể nghe bạn nói những điều gì đó không đúng với thực tế khi bạn bè đến nhà chơi. Nếu sau đó bạn không giải thích cho cháu nghe lý do vì sao bạn phải nói như vậy thì cháu sẽ không thể nào hiểu được tại sao khi cháu làm giống như bạn là sai trái.

Giải thích cho trẻ hiểu vì sao không nên nói dối

Nếu con bạn tiếp tục thổi phồng sự thật lên, xem nói dối là một phương cách để bé đùa vui hay chống đỡ lại bạn - điều quan trọng là bạn phải giải thích để cháu hiểu rằng nói dối là một việc xấu và không nên tiếp tục. Nếu cháu đủ lớn để có thể hiểu được, bạn nên kể cho cháu nghe câu chuyện về cậu bé hay nói dối để cho cháu biết nói dối sẽ có tác hại như thể nào. “Có một cậu bé sống cùng gia đình trong một ngôi làng ở gần bìa rừng. Khi mọi người trong nhà đi vắng hết, cậu buồn rồi nghĩ ra một cách để giải trí, cậu hét toáng lên “Có chó sói! cứu cháu với! cứu cháu với!”. Mọi người trong làng hốt hoảng xách gậy gộc chạy đến thì thấy cậu đang ôm bụng cười nắc nẻ. Cậu cứ tiếp tục đùa như vậy và mọi người cứ chạy đến nhưng ngày một thưa dần. Một ngày nọ có chó sói lẻn vào nhà và tấn công cậu bé, cậu hốt hoảng vừa chống đỡ vừa kêu cứu thất thanh, nhưng lúc này chẳng có ai chạy đến với cậu nữa vì mọi người đều nghĩ rằng có lẽ cậu lại đang đùa như những lần trước”. Những câu chuyện như thế này đôi khi có tác dụng mạnh hơn rất nhiều những lời răn đe hay các biện pháp trừng phạt.

(St)