Các loại quả không có hạt tốt cho sức khỏe
Bà bầu ăn bún măng vịt có hại cho sức khỏe không?
Tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe
8 sai lầm phổ biến khi sử dụng nước rửa chén gây hại cho sức khỏe
Nhiễm trùng nấm men, hay còn được gọi là nhiễm nấm candida là bệnh rất dễ gặp ở cả phụ nữ và nam giới vì nó do loại vi khuẩn trú ngụ trong đường sinh dục và đường ruột gây ra. Khi có sự mất cân bằng trong các bộ phận này, nhiễm nấm candida có thể gây nhiễm trùng. Phát ban, viêm âm đạo, và bệnh tưa miệng là một số các biểu hiện có thể xuất hiện của nhiễm nấm candida.
Bởi vì candida có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể - thông thường nhất là miệng, tai, mũi, móng chân, móng tay, đường tiêu hóa, và âm đạo, nên nó có thể được đặc trưng bởi một loạt các triệu chứng. Bao gồm táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, hơi thở hôi, ngứa hậu môn, bất lực, mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng, viêm tuyến tiền liệt, lở loét thối, mệt mỏi cùng cực, viêm âm đạo, triệu chứng tiền kinh nguyệt, thận và các bệnh nhiễm trùng bàng quang, viêm khớp, trầm cảm, suy giáp, thượng thận vấn đề, hiếu động thái quá, và thậm chí cả bệnh tiểu đường...
Một số phụ nữ nhận thấy mình bị nhiễm nấm khi sử dụng thuốc tránh thai hoặc trong thời kỳ mang thai. Thuốc kháng sinh là một nguyên nhân phổ biến của nhiễm nấm vì thuốc kháng sinh "giết chết" các vi khuẩn có lợi. Bất cứ điều gì làm giảm chức năng miễn dịch thường dẫn đến các loại bệnh nhiễm trùng.
Trên thực tế, người ta nói rằng bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm nấm candida hiếm khi xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, những người có một chế độ ăn uống lành mạnh ít đường và ít men.
Phát ban, viêm âm đạo, và bệnh tưa miệng là một số các biểu hiện có thể xuất hiện của nhiễm nấm candida.
Bạn có thể tham khảo những mẹo trị nấm tự nhiên như dưới đây:
1. Bổ sung chế độ ăn uống: Chế độ ăn của bạn với acidophilus hay bifidus để giúp khôi phục lại sự cân bằng bình thường của hệ thực vật trong ruột và âm đạo. Bạn cũng có thể mua các sản phẩm bổ sung chống nấm men.
2. Hạt bưởi, lá ôliu và nước trái cây lô hội, tỏi: Viên nang tỏi (2 viên nang uống 3 lần một ngày) có hiệu quả ức chế sự lây nhiễm. Axit caprylic là một chất kháng nấm phá hủy các sinh vật candida.
3. Ăn nhiều trái cây: Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn là trái cây, không có đường và men. Nấm candida phát triển mạnh trong một môi trường có đường, vì vậy chế độ ăn uống của bạn nên ít carbohydrates và không chứa các sản phẩm men hoặc đường dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Tránh các loại pho mát, rượu, bánh, sô cô la, trái cây khô, thực phẩm lên men, tất cả các loại ngũ cốc có chứa gluten (lúa mì, yến mạch, lúa mạch và lúa mạch đen), giăm bông, mật ong, hạt bơ, dưa chua, khoai tây, nấm liệu, nước tương, giá, và giấm.
5. Loại bỏ trái cây chua như cam, bưởi, chanh, cà chua, dứa, trong chế độ ăn uống của bạn trong một tháng. Sau đó chỉ ăn một hoặc hai lần trong tuần. Bởi những loại trái cây này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida phát triển mạnh.
6. Ăn rau, cá, và gluten các loại ngũ cốc như gạo nâu và kê.
7. "Giết" ký sinh trùng. Ký sinh trùng có thể nuôi dưỡng nấm men. Vì vậy bạn cần đến cơ sở y tế để "làm sạch" ký sinh trùng ít nhất 3 tuần hai lần một năm.
8. Ăn và bôi sữa chua có chứa các men tiêu hóa là các vi khuẩn sống: Nếu bị nấm candida ở âm đạo, bạn có thể bôi trực tiếp sữa chua không đường vào âm đạo hoặc kết hợp với nước và sử dụng nó để rửa âm đạo một hoặc hai lần trong ngày cho đến khi có sự tiến triển tốt.
9. Mặc đồ lót sáng màu bằng cotton. Sợi tổng hợp giữ nhiệt tạo ra một chế độ ăn thuận lợi cho nấm candida.
10. Tránh thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, và các thuốc có chứa corticosteroid.
11. Tránh tiếp xúc các sản phẩm hóa chất trong gia đình và chất tẩy rửa, nước khử trùng có clo, băng phiến, quần áo bằng vải dệt tổng hợp, và tránh những nơi ẩm ướt và mốc, chẳng hạn như tầng hầm.
Vì vậy, về cơ bản, bạn có thể ăn rau và thịt trong khi bạn đang cố gắng để loại bỏ nấm candida ... Nghe thì có vẻ nhàm chán những hãy thử điều này trong ba tuần. Nếu bạn có cảm giác thèm ăn đường, nên tiêu thụ một muỗng cà phê của cinnnamon một ngày.
Nếu bạn làm theo những gợi ý này, bạn sẽ có thể để có được lại là sự cân hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn.
Nói chung, phụ nữ chúng ta hầu hết đã trải qua những lần bị viêm đạo, nhẹ thì chỉ bị ngứa, vì vốn dĩ âm đạo là một môi trường cân bằng hai loại vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Khi sự cân bằng đó bị phá vỡ, các vi khuẩn xấu có cơ hội để phát triển nhiều hơn thì dẫn đến tình trạng ngứa hoặc nhiễm nấm âm đạo.
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. |
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Tình trạng bệnh có thể nhẹ, có thể tự chẩn đoán, tự điều trị, tự khỏi nhưng cũng có thể nặng, có thể có những biến chứng xấu như ung thư tử cung, vô sinh...
Các triệu chứng của viêm âm đạo thường gặp là khi bị viêm đường sinh dục là ngứa, sưng âm hộ, gia tăng khí hư màu vàng đục hoặc có bọt, mùi tanh, hôi. Ngứa bộ phận sinh dục nữ rất khó chịu, có trường hợp ngứa không chịu nổi, chủ yếu do nhiễm khuẩn, trùng roi hoặc nhiễm nấm.
Tôi nhớ rằng trước đây, khi chưa lấy chồng và có con, thỉnh thoảng tôi cũng bị nấm âm đạo. Những lần như vậy tôi thường không can thiệp nhiều mà chỉ vệ sinh bằng nước sạch để bệnh tự khỏi. Nhưng mất khá nhiều ngày bệnh mới tự khỏi. Tôi đi khám thì được bác sĩ kê mấy loại thuốc nhưng dùng không ăn thua, chỉ một thời gian sau bệnh lại tái phát.
Khi mới lấy chồng, do là vợ chồng son nên chúng tôi “làm việc” khá nhiều và khá liên tục. Nhưng hậu quả là tôi bị nấm vùng kín trở lại, với triệu chứng rõ rệt nhất là ngứa. Thực lòng mà nói, lúc nào tôi cũng chỉ muốn được gãi, nhưng cô dâu mới mà gãi thì kì lắm. Rồi tôi có em bé ngay thời điểm ấy khiến cho tình trạng viêm nhiễm của tôi càng tồi tệ hơn. Và rồi đến lúc này thì hành vi đưa tay gãi gãi không mấy lịch sự của tôi đã “lọt” vào “tầm ngắm” của bà nội chồng tôi.
Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật... |
Sau một hồi tâm sự, bà nội mách cho tôi một bài thuốc hết sức đơn giản dùng để trị ngứa vùng kín như thế này – đó là dùng lá trầu không. Nay tôi xin chia sẻ với chị em để chị em nào thường xuyên bị ngứa hay nấm âm đạo có thể áp dụng cho mình, rất đơn giản, tiết kiệm mà hiệu quả vô cùng.
Cách làm rất đơn giản: Mình chỉ cần rửa sạch lá trầu không (lá trầu không càng tươi càng tốt) rồi vò ra cho vào một cái bát có nắp đậy hoặc ấm hãm trà cũng được, rồi cho một rúm muối vào cùng. Tiếp đó cho nước sôi vào, càng nóng càng tốt. Để chừng 15-30 phút rót ra chậu chuyên dùng để vệ sinh. Nếu nước trầu không mà nguội rồi thì cho thêm ít nước nóng vào cho ấm. Lấy nước đó để vệ sinh “vùng kín”, sau đó ngồi vào ngâm khoảng 15 phút. Nếu ngứa quá và có thời gian thì ngày rửa 2-3 lần không sao.
Tôi nhớ là mình đã làm liên tục vài ngày như vậy và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, ít ra là tôi không phải đưa tay xuống để gãi nên không còn xấu hổ trước mọi người nữa.
Trầu không (betel pepper) là loại cây dây leo, được trồng rộng rãi trong nhân dân. Đây là một loài cây thuốc vì nó có đầy đủ các tính chất dược học. Theo Đông y, trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật... nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ
Hoặc nếu chị em không muốn rửa vùng kín thì có thể cho nước thật nóng, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Sau đó, vớt bã trầu vừa nấu ra, nước để nguội, dùng để rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả. Xem ra, phương thuốc này, tuy có hay thật, nhưng tương đối khó áp dụng, nhất là đối với những phụ nữ sống ở thành phố, cuộc sống luôn luôn bận rộn và hối hả. Ngày nay, theo y học hiện đại, các nhà nghiên cứu sức khỏe sinh sản đã nghiên cứu và kết luận rằng nếu dùng lá trầu không để chữa nấm âm đạo thì chỉ nên rửa bên ngoài hoặc sâu và trong chứ không nên ngồi ngâm vùng kín vào chậu nước vì làm thể có thể làm cho vi khuẩn xâm nhập qua mấy lỗ trên cơ thể chúng ra nhanh hơn.
Viêm âm đạo hay nhiễm trùng nấm men "vùng kín" là hiện tượng rất dễ gặp ở chị em. Trong trường hợp này, hầu hết chị em lựa chọn dùng kháng sinh để điều trị. Mặc dù biện pháp dùng kháng sinh khá hiệu quả để điều trị viêm nhiễm "vùng kín" nhưng đôi khi chị em cũng phải đối mặt với các tác dụng phụ như: rối loạn dạ dày, giảm sức đề kháng tổng thể... Thậm chí có nhiều chị em đã từng dùng nhiều kháng sinh trước đó dẫn tới hiện tượng thuốc không có tác dụng khi sử dụng về sau này.
Để giải tỏa nỗi lo lắng này, 3 biện pháp trị viêm nhiễm và nấm âm đạo vừa tiết kiệm vừa hiệu quả như dưới đây sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho chị em.
1. Sữa chua
Sữa chua được coi là một biện pháp điều trị nhiễm khuẩn âm đạo có thể thực hiện tại nhà, vừa hiệu quả lại ít tốn kém. Trong sữa chua có probiotic được chứng minh có các loại vi khuẩn giống như vi khuẩn có lợi trú ngụ trong âm đạo.
Do đó, dù bạn ăn hay bôi sữa chua vào "vùng kín" thì cũng là cách làm tăng các vi khuẩn có lợi trong âm đạo, chống lại những vi khuẩn "xấu". Nếu bạn không thích hoặc không ăn được sữa chua thì có thể thay thế bằng viên nang có chứa probiotic để đạt được hiệu quả tương tự. Khi dùng viên nang, nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
2. Giấm táo và sữa chua
Một trong các biện pháp khắc phục nhiễm khuẩn âm đạo tiết kiệm nhất là dùng giấm táo. Giấm táo có tính axit nhẹ, đặc biệt có tác dụng cân bằng nồng độ pH trong âm đạo. Chỉ cần bằng cách đơn giản là đổ 2-3 thìa giấm táo vào nước tắm, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy không còn khó chịu do các triệu chứng viêm nhiễm gây ra.
Nhưng để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, tốt nhất bạn nên dùng thêm sữa chua sau khi tắm bằng giấm táo. Bạn có thể lấy 1 miếng tampon, ngâm trong sữa chua và sau đó chèn nó bên trong âm đạo trong một vài phút, sau đó bỏ ra. Các vi khuẩn tốt (lactobacilli) trong sữa chua sẽ loại bỏ các mầm bệnh gây viêm nhiễm trong âm đạo.
3. Dầu cây trà
Dầu cây trà cũng là một tác nhân có tác động mạnh mẽ trong việc chống lại nhiễm khuẩn âm đạo. Một lưu ý khi dùng dầu cây trà là không xát trực tiếp vào "vùng kín" mà nên nhỏ vài giọt vào nước để tắm hoặc vệ sinh. Dầu cây trà có thể giết chết các vi khuẩn có hại, nhưng nếu bôi trực tiếp có thể gây hại nhiều hơn. Pha với nước để vệ sinh liên tục trong 7 ngày thì hiện tượng nhiễm khuẩn sẽ giảm đi đáng kể.
Viêm nấm âm đạo Nấm âm đạo khi mang thai Thuốc chữa viêm âm đạo khi mang thai Bệnh nấm vùng kín Chè xanh chữa bệnh phụ khoa Ngứa vùng kín khi mang thai (ST).