Bệnh nấm âm đạo kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe 'cô bé'
Triệu chứng của bệnh nấm âm đạo - những điều chị em nên biết
Phụ nữ chúng ta hầu hết đã trải qua những lần bị viêm đạo, nhẹ thì chỉ bị ngứa, vì vốn dĩ âm đạo là một môi trường cân bằng hai loại vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Khi sự cân bằng đó bị phá vỡ, các vi khuẩn xấu có cơ hội để phát triển nhiều hơn thì dẫn đến tình trạng ngứa hoặc nhiễm nấm âm đạo.
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. |
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Tình trạng bệnh có thể nhẹ, có thể tự chẩn đoán, tự điều trị, tự khỏi nhưng cũng có thể nặng, có thể có những biến chứng xấu như ung thư tử cung, vô sinh...
Các triệu chứng của viêm âm đạo thường gặp là khi bị viêm đường sinh dục là ngứa, sưng âm hộ, gia tăng khí hư màu vàng đục hoặc có bọt, mùi tanh, hôi. Ngứa bộ phận sinh dục nữ rất khó chịu, có trường hợp ngứa không chịu nổi, chủ yếu do nhiễm khuẩn, trùng roi hoặc nhiễm nấm.
Tôi nhớ rằng trước đây, khi chưa lấy chồng và có con, thỉnh thoảng tôi cũng bị nấm âm đạo. Những lần như vậy tôi thường không can thiệp nhiều mà chỉ vệ sinh bằng nước sạch để bệnh tự khỏi. Nhưng mất khá nhiều ngày bệnh mới tự khỏi. Tôi đi khám thì được bác sĩ kê mấy loại thuốc nhưng dùng không ăn thua, chỉ một thời gian sau bệnh lại tái phát.
Khi mới lấy chồng, do là vợ chồng son nên chúng tôi “làm việc” khá nhiều và khá liên tục. Nhưng hậu quả là tôi bị nấm vùng kín trở lại, với triệu chứng rõ rệt nhất là ngứa. Thực lòng mà nói, lúc nào tôi cũng chỉ muốn được gãi, nhưng cô dâu mới mà gãi thì kì lắm. Rồi tôi có em bé ngay thời điểm ấy khiến cho tình trạng viêm nhiễm của tôi càng tồi tệ hơn. Và rồi đến lúc này thì hành vi đưa tay gãi gãi không mấy lịch sự của tôi đã “lọt” vào “tầm ngắm” của bà nội chồng tôi.
Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật... |
Sau một hồi tâm sự, bà nội mách cho tôi một bài thuốc hết sức đơn giản dùng để trị ngứa vùng kín như thế này – đó là dùng lá trầu không. Nay tôi xin chia sẻ với chị em để chị em nào thường xuyên bị ngứa hay nấm âm đạo có thể áp dụng cho mình, rất đơn giản, tiết kiệm mà hiệu quả vô cùng.
Cách làm rất đơn giản: Mình chỉ cần rửa sạch lá trầu không (lá trầu không càng tươi càng tốt) rồi vò ra cho vào một cái bát có nắp đậy hoặc ấm hãm trà cũng được, rồi cho một rúm muối vào cùng. Tiếp đó cho nước sôi vào, càng nóng càng tốt. Để chừng 15-30 phút rót ra chậu chuyên dùng để vệ sinh. Nếu nước trầu không mà nguội rồi thì cho thêm ít nước nóng vào cho ấm. Lấy nước đó để vệ sinh “vùng kín”, sau đó ngồi vào ngâm khoảng 15 phút. Nếu ngứa quá và có thời gian thì ngày rửa 2-3 lần không sao.
Tôi nhớ là mình đã làm liên tục vài ngày như vậy và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, ít ra là tôi không phải đưa tay xuống để gãi nên không còn xấu hổ trước mọi người nữa.
Trầu không (betel pepper) là loại cây dây leo, được trồng rộng rãi trong nhân dân. Đây là một loài cây thuốc vì nó có đầy đủ các tính chất dược học. Theo Đông y, trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật... nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ
Hoặc nếu chị em không muốn rửa vùng kín thì có thể cho nước thật nóng, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Sau đó, vớt bã trầu vừa nấu ra, nước để nguội, dùng để rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả. Xem ra, phương thuốc này, tuy có hay thật, nhưng tương đối khó áp dụng, nhất là đối với những phụ nữ sống ở thành phố, cuộc sống luôn luôn bận rộn và hối hả. Ngày nay, theo y học hiện đại, các nhà nghiên cứu sức khỏe sinh sản đã nghiên cứu và kết luận rằng nếu dùng lá trầu không để chữa nấm âm đạo thì chỉ nên rửa bên ngoài hoặc sâu và trong chứ không nên ngồi ngâm vùng kín vào chậu nước vì làm thể có thể làm cho vi khuẩn xâm nhập qua mấy lỗ trên cơ thể chúng ra nhanh hơn
Dùng lá trầu không và lá trà xanh để rửa bên ngoài "vùng kín" thì không sao, nhưng ngâm "vùng kín" trong đó thì có khi còn rước vi khuẩn vào người.
Dùng lá trầu không, lá trà xanh để rửa vùng kín vì được bạn bè "mách"
Chị Thanh Nga, 34 tuổi ở Tả Thanh Oai, Hà Nội, vốn là người sạch sẽ nên chị luôn có thói quen phải lau rửa vùng kín thật sạch trong bất kì trường hợp nào: đi tắm, sau khi đi vệ sinh, trong kì nguyệt san... Dạo gần đây, thấy chị em cùng công ty rỉ tai nhau là dùng nước rửa vệ sinh liên tục ngày vài lần là không tốt, chị Nga thấy hoang mang vô cùng. Mặc dù chị chưa có biểu hiện khác thường gì ở "vùng kín" nhưng "chỉ sợ hóa chất ngấm dần vào bên trong, rồi ở lại trong đó và hủy hoại cơ quan sinh sản dần dần thì lo lắm", chị Nga chia sẻ.
Sau khi trò chuyện với các chị cùng phòng, chị Nga chuyển sang dùng lá trầu không để vệ sinh. Sẵn nhà có trồng giàn trầu không cho bà nội ăn trầu, hàng ngày chị Nga đều đặn hái 5-10 lá và vò nát, đun lên với nước sạch rồi lấy nước để rửa. Vì sợ các hóa chất ngấm sâu bên trong "vùng kín" mà lần nào chị cũng ngồi ngâm "vùng kín" trong nước trầu không 5-10 phút, hi vọng có thể làm cho "vùng kín" sạch hơn. Thỉnh thoảng chị Nga dùng lá trà xanh để thay thế vì chị nghe nói lá trà xanh cũng có tác dụng tương tự.
Rửa bằng lá trầu không còn được cho là giúp vết thương mau khô và mau lành, nhưng nếu rửa đều đặn hàng ngày có thể dẫn tới khô da. |
Cũng có thói quen vệ sinh sạch sẽ như chị Thanh Nga, nhưng chị Hoàng Mai (Lê Duẩn, Hà Nội) lại chọn lá trà xanh để đun nước rửa "vùng kín", bởi mua lá trầu không vừa khó vừa đắt hơn lá trà xanh. Vốn là công nhân của một xí nghiệp may mặc nên hàng ngày, công việc chính của chị Mai là ngồi máy may trong một công xưởng đầy vải bụi bặm. Ngồi cả ngày bí bách, cảm thấy "vùng kín" rất khó chịu nên tối nào chị Mai cũng đun nước trà xanh để rửa "vùng kín" cho sạch sẽ, tránh bụi bặm còn dính lại. Những khi không mua được lá trà xanh thì chị Mai mua lá trầu không về và cũng đun lên để rửa ráy bên ngoài.
Sự khác biệt trong hai cách vệ sinh "vùng kín"
Đến gặp bác sĩ sản phụ khoa, cả hai chị, Thanh Nga và Hoàng Mai đều rất ngạc nhiên vì cả hai cùng dùng lá trầu không, lá trà xanh để vệ sinh "vùng kín" mà kết quả lại khác nhau hoàn toàn. Chị Hoàng Mai đến khám sản phụ khoa chỉ vì chị đang muốn sinh em bé. Bác sĩ khám và kết luận tốt, chị không mắc bệnh phụ khoa nào cả và hoàn toàn có thể yên tâm để có thai. Nhưng chị Thanh Nga thì ngược lại. Chị đến khám phụ khoa vì luôn có cảm giác ngứa ở "chỗ kín". Càng ngứa chị càng tin rằng "tác hại của nước rửa vệ sinh đã phát tác, chứ lá trầu không với lá trà xanh toàn là tự nhiên thì chắc không thể gây kích ứng da được".
Ngoài cảm giác ngứa, chị Nga còn cảm thấy nóng rát bên trong âm đạo vô cùng, mỗi lần như vậy, chị đều phải ngồi ngâm trong chậu nước ấm cho đỡ ngứa, có lần còn ngồi ngâm trong nước trầu không hoặc trà xanh lâu hơn 10 phút như mọi khi. Đến đây khám, chị Nga mới vỡ lẽ: "Hóa ra toàn do mình tự chuốc lấy cả. Người ta dùng lá trầu không và lá trà xanh để rửa bên ngoài thì không sao, mình ngồi ngâm cả nửa tiếng đồng hồ, tưởng là tốt hơn, hóa ra lại là rước vi khuẩn vào người", chị Nga lắc đầu nói.
Khi mua lá trầu không hay lá trà xanh ở chợ thì trước khi đun lên để dùng phải rửa thật sạch vì các loại lá này rất dễ bị phun thuốc trừ sâu |
Dùng lá trầu không, lá trà xanh để làm sạch "vùng kín": Chỉ nên rửa bên ngoài
Theo các số liệu điều tra trong nước thì 2/3 phụ nữ đã từng ít nhất một lần bị viêm đường sinh dục, nhẹ nhàng thì chỉ bị ngứa, nặng hơn thì bị viêm nhiễm, âm đạo có mùi và ra nhiều huyết trắng... Bởi vì cấu trúc và chức năng sinh lý, bộ phận sinh dục nữ luôn ẩm và nhạy cảm, lại nằm ở vị trí quá gần hậu môn, rất dễ lây nhiễm các loại nấm và vi khuẩn. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm đường sinh dục là ngứa, sưng âm hộ, gia tăng khí hư màu vàng đục hoặc có bọt, mùi tanh, hôi. Ngứa bộ phận sinh dục nữ rất khó chịu, có trường hợp ngứa không chịu nổi, chủ yếu do nhiễm khuẩn, trùng roi hoặc nhiễm nấm.
Theo tư vấn của bác sĩ ở một phòng khám Sản Phụ khoa trên phố Cầu Giấy thì để giữ cho "vùng kín" được sạch sẽ, chị em có thể dùng cách tự nhiên là rửa bằng nước trà xanh và nước trầu không. Đây là cách thức mà các bà, các chị từ xưa vẫn dùng. Nhưng điều cần quan tâm nhất là dùng thế nào mới là đúng.
Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật... nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ. Tuy nhiên, cho dù là lá trầu không hay lá trà xanh thì cũng chỉ nên rửa bên ngoài, tránh thụt rửa vào bên trong hoặc ngồi ngâm trong nước đó quá lâu, vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Rửa bằng lá trầu không còn được cho là giúp vết thương mau khô và mau lành, nhưng nếu rửa đều đặn hàng ngày có thể dẫn tới khô da.
Hơn nữa, chị em cần lưu ý, khi mua lá trầu không hay lá trà xanh ở chợ thì trước khi đun lên để dùng phải rửa thật sạch vì các loại lá này rất dễ bị phun thuốc trừ sâu, lượng thuốc nếu chưa bay đi hết mà ngấm vào người thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Viêm nấm âm đạo Nấm âm đạo khi mang thai Thuốc chữa viêm âm đạo khi mang thai Bệnh nấm vùng kín Chè xanh chữa bệnh phụ khoa Ngứa vùng kín khi mang thai (ST).