Trí thông minh của người phụ nữ

Giống như cá tính, trí thông minh là kết quả của di truyền kết hợp với giáo dục và xã hội. Kết quả nghiên cứu đã xác địnhđược 7 lĩnh vực của tri năng ( xem bên phải) tương đối độc lập với nhau. Trí thông mkinh không ở cố định trong suốt cuộc đời ; nó phát triển thêm nếu được học hỏi ( như ở thời trẻ) và được kích thích tinh thần ( khi gặp phải những ý niệm va thông tin mới lạ), và nó suy giảm khi thiếu sự vận động ( như khi về già). Lớn tuổi không làm mất đi ý niệm mới, cũng như không là nguyên nhân làm giảm trí thông minh.

Ngoài những khác biệt kể trên, giữa ngưòi này với người khác còn khác nhau ở đặc tính di truyền nên có những người nhạy bén hơn những người khác. Các nghiên cứu cho thấy người phụ nữ có khuynh hướng tiếp thu nhanh hơn người đàn ông.

Các lĩnh vực của tri năng :

Ngôn ngữ: Khả năng nhạy bén với nghĩa và trật tự của các từ.

Logic toán học: Khả năng vận dụng lý luận và nhận dạng mẫu thức.

Âm nhạc: khả năng nhạy bén với giai điệu, nhịp điệu, âm hiệu và âm sắc.

Cảm giác cơ thể: khả năng nhận biết cơ thể và vận động cơ thể một cách khéo léo .

Không gian: Khả năng nhận biết về thế giới xung quanh một cách chính xác và định hướng trong khoong gian.

Đối ngoại: khả năng hiểu người khác và các mối quan hệ.

Đối nội: Dựa trên cuộc sống tình cảm của mình va hiểu mình và hiểu người.

Sự khôi hài và hài kịch

Hài kịch là sản phẩm của nền văn hoá, là một cách thể hiện khác của nhân sinh quan. Trò đùa và hài kịch thường được dùng để bộc bộ những ý tưởng tế nhị hay kiêng kỵ.

So với đàn ông, phụ nữ ít có khuynh hướng pha trò trước tập thể. Họ thường cảm thấy thoải mái khi bông đùa trong nhóm nhỏ (chỉ toàn phụ nữ thì càng tốt) có cùng địa vị xã hội. Những phụ nữ có khẳ năng pha trò trước tập thể thường là nhưng người xuất thân từ nhưng nền văn hoá khuyến khích và tôn vinh khả năng diễn thuyết, như Do Thái chẳng hạn.

Giao tiếp

Nhiều nhà nhân chủng học cho rằng ngôn ngữ đã được tạo ra và chau chuốt bởi phụ nữ, và có nhiều truyền thuyết xác minh lập luận này từ nhiều nền văn hoá khác nhau.

kiểu giao tiếp của người phụ nữ và của người đàn ônghiện đại không giống nhau. Các ngiên cứu cho thấy phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với nhóm nhỏ, nơi những thành viên có được sự thân tình, gần gũi. Câu chuyện của họ thường xoay quanh những lo lắng trăn trở ( của mình và thiên hạ), chú trọng đến những tiểu thuyết và chuyệntrong nhà. Các nhà tâm lý học ngôn ngữ như giáo sư Deborah Tanner của Mỹ, gọi loại trò chuyện này là cách nói chuyện riêng, và chính nó đã làm cho phụ nữ càng có khuynh hướng trò chuyệntrong nhóm nhỏ để cho kín đáo. Ngựoc lại, đàn ông thích trò chuyên trong nhóm đông người và thảo luận những vấn đề chung, kể cả với bạn thân - độc thoại nhiều hơn là đối thoại – và dùng ngôn ngữ làm công cụ đắc lực để xác lập địa vị xã hội.

cả hai kiểu giao tiếp đều có những điểm tích cực và tiêu cực. Những cuộc thảo luận riêng giúp nhưng người trong cuộc dễ thiết lập nhưng mối quan hệ và không cảm thấy bị cô độc. Tuy nhiên , đến lúc không còn gì để nói thì họ dễ sa vào tình trạng “ngồi lê đôi mách”.

những cuộc thảo luận chung sẽ tạo ra sự kính nể và vị thế độc lập. Tuy nhiên, nó có thể được dùng để áp chế những kẻ khác và làm cho người nói xa cách với tập thể.

Tán gẫu là một kiểu nói chuyện riêng mà nói chính xác là cách lượm lặt thông tin và tạo mối liên kết xã hội. Người ta tán gẫu vì họ muốn biết cách nghĩ và việc làm của người khác, và muốn biêt hành vi nào là chấp nhận được. Nhìn chung, đời sống của người phương tây đang ngày càng trở nên “tư hoá”. Xã hội đang có xu hướng quan tâm đến đời tư của các nhân vật giàu có và nổitiếng. Xu hướng giảm giao tiếp công đồng đã dẫn đến sự phát triển ồ ạt của các bộ phim nhiều tập như là một hình thức thay thế.

So với nam giới

Kỹ năng ngôn ngữ của phụ nữ và đàn ông không giống nhau. Bé gái biết nói sớm hơn bé trai và tiếp tục thể hiện sự vượt tội về khả năng giao tiếp trong suốt cuộc đời. Phụ nữ và đàn ông conkhác nhau ở nội dung nói chuyện. Người phụ nữ thường chú trọng nhiều đến lý do và dùng ngôn ngữ để tìm hiểu và tạo sự gắng kết với người khác. Ngựoc lại, người đàn ông có khuynh hướng chú trọng đến cách thức và dùng ngôn ngữ để truyền đạt và làm phương tiện để ”làm nổi” cho mình. Phụ nữ thường cho rằng đàn ông không đi sâu vào chi tiết khi nói chuyện. Ngược lại, cánh đàn ông lại hay than phiền rằng phụ nữ quá chú trọng đến tiểu tiết. Phụ nữ thường dùng những câu chuyện riêng đây tình tiết để tạo mối quan hệ. Đàn ông không có khiếu tán gẫu, và họ cũng ít khi nói. Do vậy có đôi khi người đàn ông không hề biết đến những sự cố quan trọng, như tang chế hoặc đổ vỡ hôn nhân mà bạn thân của mình gặp phải.

Sự sáng tạo của phụ nữ

Phụ nữ là những người có tư chất sáng tạo và họ luôn tìm cách để bộc lộ, dù trứoc đây họ luôn phải chịu thiệt thòi do những định kiến trọng nam khinh nữ. Phụ nữ là người đầu tiên làm ra đồ dùng hoặc công cụ lao động. Do nhu cầu sử dụng, sáng tạo của họ chỉ giới hạn trong nhưng lĩnh vực liên quan đến nội trợ. Cómột số phụ nữ đạt được thành công trong lĩnh vực ngoài xã hội, tuy hầu hết các trường hợp họ phải đứng tên đàn ông (Fanny Mendelssohn dùng tên anh mình trong một số tác phẩm âm nhạc; tác giả Marian Evans sử dụng bút danh George Eliot). Nhiều câu chuyên thần thoại trên thế giới cho rằng phụ nữ là người khai sinh ra ngôn ngữ và chữ viết.Ví dụ, trong thần thoại hy lạp, nữ thần tóc rắn Medusa đã đưa các chữ cái cho Hercules , còn trong thần thoại Ai cập, nữ thần Isisđẫ đem con chữ đến cho người Ai cập, và thần thoại Ấn độ thì kể rằng nữ thần Kali là người phát minh ra chữ Phạn. Quyển tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới, Chuyện tình của Geni, được bà Murasaki viết năm 1004 tại Nhật.

Khả năng khoa học và khám phá phụ thuộc nhiều vào tư chất sáng tạo của mỗi người. Người thầy thuốc đầu tiên trên thế giới là phụ nữ, do việc làm thường ngày của họ là chăm sóc con cái và hái lượm cây cỏ. Về sau, dù cho bị đối xử bất bình đẳng suốt nhiều thế kỷ, nhưng phụ nữ vẫn tìm cách vươn lên, như trường hợp của bác sĩ phẫu thuật người Thuỵ Sĩ ở thế kỷ 16, bà Marie Colinet, là người tiên phong trong kỹ thuật mổ Caeser, và nhà vật lý học người Pháp đoạt 2 giải nobel vào đầu thế kỷ 20, Marie Curie.

St