Triệu chứng của bệnh biếng ăn ở trẻ như thế nào và cách điều trị ra sao, chúng ta cùng tham khảo nhé!
TRIỆU CHỨNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ
Được chăm sóc tốt về dinh dưỡng là nhu cầu tối quan trọng để trẻ phát triển nhưng chưa đủ, vì thực tế, một số trẻ do chức năng tiêu hoá chưa hoàn chỉnh hoặc rối loạn tiêu hóa dẫn đến lượng thức ăn đưa vào chỉ hấp thu được một phần nhỏ. Đây chính là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn và quan tâm.
Biếng ăn: Là một tình trạng phổ biến hay gặp hiện nay ở trẻ em, càng ở những gia đình quá quan tâm đến ăn uống của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều thì trẻ lại càng biếng ăn.
Để xác định trẻ biếng ăn dựa vào 3 yếu tố sau :
- Thời gian trẻ ăn trong một bữa.
- Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày.
- Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn.
5 nguyên nhân hàng đầu khiến con biếng ăn
Con học theo gương bố mẹ
Bố mẹ khảnh ăn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến con biếng ăn. Ví dụ, có thể bạn không thích ăn cà rốt và thường phàn nàn về sự xuất hiện của loại củ này trên bàn ăn. Mỗi lần nhìn thấy bố hoặc mẹ gạt bỏ cà rốt sang một bên hoặc từ chối những món ăn nấu từ cà rốt, con sẽ bị chú ý. Lâu dần, sự chú ý đó sẽ chuyển thành thói quen. Con cũng vô tình có phản ứng không thích ăn cà rốt.
Biết cà rốt rất giàu vitamin A và tốt cho con, các mẹ lại ép con phải ăn thật nhiều cà rốt và tỏ ra bực bội khi thấy con cương quyết không chịu ăn với lý do “Bố mẹ cũng đâu có ăn cà rốt”.
Rõ ràng, người lớn đã đánh giá sai khả năng bắt chước của những đứa trẻ và các bậc phụ huynh đã không làm gương tốt cho con. Bạn nên nhớ rằng, trong gia đình, bố hoặc mẹ chính là những người thầy hoặc là tấm gương phản chiếu cho con. Nếu bạn không tự ý thức được điều này thì con sẽ nhiễm những thói quen của bố mẹ ngay cả trong việc ăn uống.
Lời khuyên lúc này chính là hãy làm gương cho con. Có thể bạn không thích cà rốt nhưng trước mặt con, hãy nói về lợi ích của cà rốt và ăn một miếng để trẻ làm theo. Thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn không hề thích món ăn nào đó thì ít nhất cũng hãy cố gắng để trẻ hiểu rằng, món ăn này không hề chán.
Chế biến bữa ăn quá đơn giản
Bận bịu với công việc và xem nhẹ bữa ăn gia đình là nhược điểm và sai lầm lớn nhất của các bà mẹ công sở. Bạn cho rằng, chỉ cần con được ăn no và bữa ăn có đầy đủ thịt cá trứng sữa là con sẽ có đủ chất.Suy nghĩ này thật sai lầm bởi trẻ sẽ không thích ăn nếu đó không phải là bữa ăn hấp dẫn và nhiều màu sắc.
Những món ăn được chế biến đơn giản với màu sắc đơn điệu sẽ làm giảm đi cảm giác thèm ăn ở trẻ. Thậm chí nếu bạn thường xuyên kéo dài tình trạng này thì trẻ sẽ có suy nghĩ “ghét” những món ăn đó, dần đần trở thành biếng ăn.
Lời khuyên được đưa ra lúc này chính là dù bận rộn đến mấy thì các mẹ cũng vẫn nên chuẩn bị nhiều món ăn và hạn chế tần suất lặp lại của các món bởi điều này sẽ dẫn đến “sự mệt mỏi” về vị giác, hương vị và mùi.
Các mẹ hãy thu thập các công thức nấu ăn để cùng một nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món. Hãy chú ý đến hương vị, màu sắc, độ dinh dưỡng để tăng cường sự thèm ăn ở trẻ.
Cho trẻ dùng đồ ăn nhẹ trước bữa chính
Trước mỗi bữa ăn, con lại có thói quen dùng bánh quy, uống cốc sữa hay ăn kẹo, bim bim. Chính điều này khiến cơ thể con khó kiểm soát cân nặng và gây ảnh hưởng đến bữa chính, khiến con biếng ăn.
Tốt nhất là không nên cho con ăn vặt trước bữa chính. Hãy đưa con tham gia các hoạt động ngoài trời để giúp con tiêu hóa tốt hơn.
Cha mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng
Bin mặc dù đã 4 tuổi nhưng trông bé nhẹ cân hơn hẳn các bạn bè đồng lứa. Mẹ của Bin thì cảm thấy rất lạ bởi hầu như bữa ăn nào của con cũng có nhiều thịt. Lên các trang web tìm hiểu, mẹ Bin mới biết rằng, các bữa ăn của bé ngày nào cũng giống nhau và có sự thiên lệch trong nguyên liệu chế biến.
Các chuyên gia cho biết rằng ăn thịt nhiều cũng không hẳn là tốt. Bữa ăn của trẻ cần phải có nhiều thực phẩm khác nhau như rau, củ quả, chất đạm, chất béo. Nhiều bậc cha mẹ đôi khi chỉ dựa trên những suy nghĩ thông thường, trực giác và kinh nghiệm của họ để cho bé ăn thì điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khiến con biếng ăn và mất cân bằng dinh dưỡng.
Dọa dẫm để con ăn
Mỗi lần cho con ăn, Chị Lan đều phải dùng đến những từ ngữ dọa dẫm hay hứa hẹn để con chịu ăn hết bát cơm. Đôi khi chị phải dùng đến cả vũ lực để ép con ăn được một miếng. Chính vì điều này mà cứ đến bữa ăn, hai mẹ con chị Lan một người thì hậm hực, tức giận, một người thì la khóc.
Thực tế là khi bị ép ăn sẽ mang đến sự ác cảm với đồ ăn ở trẻ nhỏ. Đối với những em bé không thích ăn một món gì đó thì việc bị cưỡng chế sẽ càng khiến trẻ ghét không muốn ăn.
Thay vì dọa dẫm hay quát nạt con, các phụ huynh nên trích dẫn các câu chuyện liên quan đến món ăn để giúp các bé loại bỏ sự ác cảm, tăng sự hứng thú với việc ăn uống.
MẸO VẶT CHO MẸ CÓ CON BIẾNG ĂN
Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới dụ bé ăn nổi vài thìa cháo? Có rất nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống mà bạn chưa biết.
Giảm tiếng ồn xung quanh trẻ
Hãy vặn quạt số nhỏ, tắt tivi và giảm bớt âm nhạc khi bắt đầu cho con ăn. Như thế, bé sẽ nghe bạn, bạn không phải quát to để bé ăn ngoan và cũng không phải lo bé lơ đễnh ăn uống vì đang có phim hoạt hình.
Thiết lập thói quen
Cho trẻ thưởng thức bữa ăn chính và bữa ăn phụ vào một giờ nhất định để biết đói, đồng thời hình thành thói quen ăn uống tốt. Cung cấp nước trái cây, sữa xen kẽ đều giữa các bữa ăn chính và ăn vặt.
Khi bé ăn quá ít mà không hề kêu đói
Bạn lo lắng vì thấy bé chạy nhảy hết chỗ này sang chỗ khác mà rất ít khi thèm ăn? Đừng lo lắng quá! Theo nhiều nghiên cứu, trẻ không có thói quen ăn uống đều đặn như người lớn nên lúc ngán thì ăn rất ít nhưng khi thấy đói sẽ ăn rất nhiều.
Nếu bé nhà bạn rơi vào trường hợp này, không nên tìm mọi cách ép trẻ ăn mà chỉ cần cho bé ăn vừa đủ sau đó cho bé ăn dặm thêm. Chỉ cần thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng và trọng lượng của bé là được.
Có rất nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.
Trẻ con ăn bằng mắt
Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, hãy biến tấu các món ăn phổ biến thành những hình thù nhìn là lạ. Ví dụ, món cơm được vẽ thêm hình mặt cười hoặc bông cải xanh được cắt tỉa ngộ nghĩnh...
Chiến thuật bỏ đói
Nếu con bạn phản kháng dữ dội, hãy bỏ đói bé nhưng không phá vỡ toàn bộ bữa ăn. Bỏ đói con khoảng 2-3 phút rồi sau đó, bạn tiếp tục đón chào bé trong bình tĩnh.
Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn
Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé một món, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.
Nguyên tắc 3 không khi ăn
3 không: Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi. Nguyên tắc 3 không này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một người mẹ chia sẻ: "Nếu trẻ chưa từng được ăn phải xem ti vi, được chơi đồ chơi, được đi rong thì làm sao biết giờ ăn là phải như thế. Tất cả đều do người lớn tạo thói quen".
Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài 15 - 30 phút. Nếu cho trẻ ăn khi đang xem tivi, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến trẻ phân tâm. Không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Chào mừng thành công
Mỗi lần con của bạn ăn ngoan, hãy cung cấp cho bé một phần thưởng. Có thể chỉ là một câu khen ngợi, một lời động viên, một miếng dán bé ngoan cho bé 1-2 tuổi hoặc một nghìn đồng bỏ lợn nhựa cho bé tuổi đi học. Đến cuối tháng, bé sẽ có khoản nhỏ để mua vé trong rạp chiếu phim hoặc trang trải cho món đồ chơi nhỏ.
Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao
Giúp trẻ hết biếng ăn mẹ yên tâm chăm bé
Khắc phục tình trạng bé biếng ăn nhanh chóng
Các món cháo dinh dưỡng cho bé biếng ăn
Trẻ bị biếng ăn sau khi bị sốt nên làm thế nào?
(ST)