Bệnh cao huyết áp nên kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị cho nhanh khỏi
Thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp - nguyên nhân và cách điều trị
Tăng huyết áp có diễn biến thầm lặng, ít có những biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà nó đem lại thì lại rất nặng nề. Chúng ta cùng xem những triệu chứng của bệnh cao huyết áp để có cách xử lý kịp thời nhé!
CÁCH PHÁT HIỆN SỚM DẤU HIỆU CƠN TĂNG HUYẾT ÁP
Theo thống kê, tỷ lệ tăng huyết áp tăng cao ở người lớn tuổi và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới. Người ta còn mệnh danh tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng bởi diễn biến âm thầm của nó. Vậy có cách nào để phát hiện sớm các dấu hiệu của tăng huyết áp?
Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không?
Đo huyết áp thường xuyên
Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa bằng hoặc trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hoặc trên 90 mmHg.
Một đặc điểm của huyết áp là có sự biến thiên khá lớn trong ngày và giữa các ngày. Do đó, chẩn đoán tăng huyết áp phải dựa vào nhiều lần đo tại các thời điểm khác nhau.
Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp rất nghèo nàn, không đặc hiệu. Chính vì vậy người bệnh rất chủ quan và chỉ chịu khám để điều trị khi đã xảy ra các biến chứng. Bệnh có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đỏ bừng hay nóng bừng mặt, tức nặng ngực. Chính vì sự nghèo nàn của các triệu chứng nên cách phát hiện bệnh sớm duy nhất là kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là khi có các dấu hiệu nghi ngờ, hoặc khi con số huyết áp gần tới mức tối đa cho phép (gần đến giá trị 140/90 mmHg).
Ở người bình thường huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh… đều có thể làm huyết áp tăng lên. Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giãn làm huyết áp hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng 1 số thuốc co mạch (ví dụ thuốc nhỏ mũi) hoặc thuốc tăng co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm HA tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy…hoặc dùng thuốc dãn mạch có thể gây hạ huyết áp.
Lời khuyên cho người bị tăng huyết áp
CÁCH SƠ CỨU NHANH KHI TĂNG HUYẾT ÁP BẤT NGỜ
Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ tăng huyết áp gia tăng, tăng huyết áp không chỉ xuất hiện ở người già mà xuất hiện ngay cả những người có độ tuổi trung niên. Biểu hiện của tăng huyết áp đôi khi không rõ ràng. Các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, mửa, mỏi mệt … không phải là biểu hiện chỉ của mỗi tăng huyết áp. Và khi có triệu chứng tăng huyết áp, thường lúc này đã là biến chứng hoặc tình trạng tăng huyết áp đã nặng.
Dùng máy đo huyết áp để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp.
Mối nguy hiểm của tăng huyết áp đem lại là những biến chứng xảy ra chủ yếu ở tim, não , thận, mắt, mạch máu. Những biến chứng này có thể sẽ nặng dần và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số mẹo sơ cứu nhanh cho người bị tăng huyết áp :
Phương pháp sơ cứu cho người bị tăng huyết áp
Khi bị tăng huyết áp, cần để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Người bệnh không nên nói nhiều vì khi nói không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng làm huyết áp càng tăng cao. Dùng máy đo huyết áp để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp.
Để hạ huyết áp có thể cho người bệnh uống 1 cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt. Loại nước uống này sẽ giúp giãn mạch, điều chỉnh rối loạn lipid trong máu và ổn định huyết áp. Hoặc có thể dùng nhân sen từ 2-3g, hãm với nước sôi cho người bệnh uống sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Rượu vang đỏ cũng tốt cho người bị tăng huyết áp trong trường hợp này. Trong rượu vang đỏ có chứa lượng chất oxy hóa cao. Vì vậy, cho người bệnh uống từ 1 đến 2 ly rượu vang đỏ sẽ giúp các động mạch giãn nở, làm giảm áp suất máu.
Sử dụng thuốc
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giúp hạ huyết áp, người bệnh cần căn cứ vào các triệu chứng đi kèm và tiểu sử bệnh để sử dụng đúng thuốc. Dùng các loại thuốc hạ áp như: hydroclorothiazid, indapamid, prazosin, … theo đơn của bác sỹ. Người bệnh có thể uống kết hợp thêm thuốc trấn tĩnh.
Người bệnh cần lưu ý, khi chỉ số huyết áp đã trở lại bình thường cần dùng các thuốc hạ áp có tác dụng chậm như Coversyl, Ace, … với liều thấp để ổn định huyết áp lâu dài.
Theo nghiên cứu của Hội tim mạch Mỹ, Chocolate đen chứa lượng Flavonoid cao có thể giúp mạch máu hoạt động tốt, giảm lượng colextơrôn trong máu. Vì vậy, đây là phương thuốc đơn giản mà hiệu quả giúp người bệnh hạ huyết áp khi cần thiết.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng thuốc, nếu có thể nên có sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên môn.
Phương pháp châm cứu
Châm cứu vào các điểm huyệt tập trung ở mặt trong của hai cẳng tay (nằm phía trên cổ tay một chút). Đồng thời cho các xung điện thấp chạy qua kim. Sau 30 phút điều trị, có thể giúp huyết áp giảm tới 25mmHg.
Phương pháp bấm huyệt
Phương pháp bấm huyệt cũng là một phương pháp hay dùng trong sơ cứu cho người bị tăng huyết áp. Bấm các huyệt như Huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt), huyệt ủy trung (nằm ở giữa nếp lằn khoeo chân), huyệt dũng tuyền (nằm chính giữa chỗ lõm của gan bàn chân)
Cách thức bấm huyệt như sau:
Phương pháp đắp thuốc vào huyệt dũng tuyền
Dùng ngô thù du giã nhỏ, trộn đều với dấm thanh thành dạng hồ đặc. Tiếp đó, bôi một lớp mỏng hỗn hợp vào lá sen hoặc lá chuối tươi đã cắt thành miếng nhỏ. Đắp lá thuốc này vào huyệt dũng tuyền (nằm ở giữa chỗ lõm ở 1/3 trên gam bàn chân), dùng băng vải để cố định miếng cao thuốc tại chân. Phương thuốc này sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả.
CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP
Người bị cao huyết áp nên loại bỏ thức ăn chế biến từ nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, mỡ động vật, các loại thịt gia súc, gia cầm đóng hộp, một số thủy hải sản.