Video Clip: Cách chữa trị bệnh đau mắt hột ở người lớn, trẻ em
Chữa bệnh đau mắt cho mèo con đơn giản rất hiệu quả
Triệu chứng của bệnh đau ruột thừa
Đau khớp gối là hiện tượng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Cần nhận biết rõ về bệnh để tránh những biến chứng và hậu quả đáng tiếc. Chúng ta cùng xem những triệu chứng của bệnh đau khớp gối nhé!
Vì đau đớn mà rất nhiều người không thể thực hiện những hoạt động thường ngày như ra khỏi giường, đi lên xuống cầu thang và lái xe
Các khớp đầu gối được cố định với nhau bởi rất nhiều gân và dây chằng.Dây chằng nối xương với xương ( tại các khớp) và gân nối cơ với xương.Giữa các đầu xương là các lớp sụn cho phép các đầu xương trượt lên nhau một cách trơn tru.. Bởi vậy, bất kì thành phần nào kể trên cũng gây đau đầu gối
Triệu chứng của bệnh
Nguyên nhân của bệnh khớp gối
Giãn dây chằng:
Dây chằng giống sợi dây cao su, bình thường nó có khả năng co giãn. Nhưng khi dây chằng bị kéo căng quá, cũng giống như sợi dây cao su nhão, nó sẽ không bao giờ trở về trạng thái bình thường được nữa
Rách dây chằng:
Trong một số trường hợp nghiêm trọng đầu dây chằng bị đứt không kết nối với xương nữa gây đau đớn nghiêm trọng và gây bất động khớp. Dây chằng bị rách được những dòng máu nhỏ chảy bên trong phục hồi chậm chạp. Ví dụ trong trường hợp điển hình như tổn thương dây chằng chéo trước (ACL). Dây chằng chéo trước bị tổn thương do những hành động xoắn đột ngột. Loại tổn thương này và một số loại tổn thương đầu gối khác là dạng tổn thương điển hình do chơi thể thao hoặc đi lại quá nhiều.
Căng gân
Gân là giúp cơ co giãn và có tính mềm dẻo hơn dây chằng. Gân rất dễ bị giãn đặc biệt là khi bạn không khởi động cơ trước khi tập các bài tập vận động mạnh. Nếu cơ bị lạnh hoặc bị mệt mỏi thì nó sẽ không hoạt động hiệu quả cao
Sự căng cơ nhẹ và các vết rách nhỏ trên gân không phải lúc nào cũng đáng chú ý vì gần như nó không gây đau nhiều nếu được nghỉ ngơi và có cơ hội để tự chữa lành. Nếu tình trạng gắng sức này kéo dài và càng nhiều tia gân bị rách thì sẽ dẫn đến sưng, viêm và gây đau.
Rách gân:
Nếu quá nhiều tia rách thì gân sẽ bị rách trầm trọng và giống như dây chằng nó không thể trở lại trạng thái ban đầu được nữa
Những nguyên nhân cơ bản gây tổn thương dây chằng và gân
Bất kì tổn thương nào tác động lên khớp gối cũng có thể gây đau, không thể làm việc được và có khả năng bất động vĩnh viễn. Tổn thương khớp gối xảy ra ở trong tất cả các môn thể thao hoặc các động tác gây xoắn vặn hoặc thay
đổi tư thế đột ngột như chơi vợt bong, tennis, đá bóng, bóng bầu dục, bóng rổ, lướt sóng hoặc trượt tuyết.
Viêm gân bánh chè:
Viêm gân quanh khớp gối thường liên quan đến xương bánh chè và gân bánh chè. Gân bánh chè nối bánh chè với xương chày. Viêm gân bánh chè xảy ra khi gân và các cơ nhỏ xung quanh nó bị viêm và tấy lên.
Tổn thương gân bánh chè xảy ra do vận động quá mức đặc biệt trong các hành động nhảy nhiều như bóng chuyền, bóng rổ. Đây là lí do viên gân bánh chè được gọi là “ Gối của những người nhảy”
Tổn thương sụn – rách sụn chêm:
Sụn bị rách xảy ra ở cả người trẻ và người già và là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối. Hai nguyên nhân cơ bản gây tổn thương sụn chêm là bị chấn thương ( thường gặp trong môn điền kinh) và do quá trình thoái hóa (( người già thì sụn giòn hơn). Cơ chế rách sụn chêm xảy ra khi gập đầu gối và xoay.
Bị nhuyễn sụn ở xương bánh chè:
Hứng nhuyễn sụn gây ra cơn đau dưới xương bánh chè vì sụn bị mềm đi. Được xem là “căn bệnh đầu gối của người chạy”, căn bệnh này xảy ra phổ biến ở lứa tuổi 15 đến 35 , những người khỏe mạnh hoặc vận động viên điền kinh. phụ nữ thường dễ mắc phải hơn nam.
Viêm khớp mãn tính
Có tới hàng trăm chứng bệnh viêm khớp khác nhau, viêm khớp xương mãn tính là điển hình nhất, và hơn 20 triệu người dân Mỹ mắc căn bệnh này.
Viêm xương khớp mãn tính là căn bệnh có tình chất thoái hóa và có tính quá trình, khi đó sụn giữa các khớp gối dần dần hư mòn. Sụn có thể xem như talong cao su trong lốp xe hơi, nó có tính bền nhưng cũng dễ bị hư mòn qua thời gian sử dụng. Những thay đổi của viêm xương khớp mãn tính dẫn đến hậu quả bị viêm và cơn đau làm suy nhược cơ thể.
Một số cách phòng tránh bệnh đau khớp gối
MỘT SỐ CÁCH GIẢM ĐAU KHỚP GỐI HIỆU QUẢ
Khớp gối là khớp dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể và đau là một trong những triệu chứng hay gặp nhất. Chúng gây viêm và cứng khớp.
Một số lời khuyên dưới đây giúp bạn đối phó với đau khớp gối.
Chườm đá
Chườm đá là biện pháp tiên phong để giảm đau khớp gối. Đá có tác dụng như một chất gây mê làm dịu cơn đau và bạn có thể sử dụng đá khối hoặc đá viên đặt trong túi nhựa để chườm. Hãy lưu ý bọc khăn bông bên ngoài túi đá chườm để tránh tiếp xúc trực tiếp với da.
Tránh va chạm mạnh
Bạn phải lưu tâm bảo vệ đầu gối và xương bánh chè khi tham gia một số hoạt động như chạy bộ và đi bộ đường dài ở khu vực đồi núi.
Chọn giầy phù hợp
Bạn không nên chọn giầy cao gót, giầy làm từ vật liệu cứng và không chắc chắn.
Duy trì sự cân bằng
Nếu có sự khác biệt về chiều dài của đôi chân, bạn nên sử dụng đế lót giầy để cân bằng tư thế của bạn.
Tăng cường cơ bắp chân
Để tăng cường cơ tứ đầu đùi giúp giữ cho khớp gối hoạt động tốt; bạn nên bắt đầu bài tập nâng chân duỗi thẳng hoặc gặp bác sĩ trị liệu để có chế độ tập luyện phù hợp.
Phục hồi gân khoeo
Để phục hồi khớp gối bị tổn thương, bạn nên tăng cường sự dẻo dai của gân khoeo ở phía sau bắp đùi.
Chế độ dinh dưỡng
Một số loại thực phẩm rất tốt cho khớp gối của bạn như các loại quả mọng, gừng, bơ, hạt lanh, cá giàu omega-3 và đậu nành.
Tư thế ngồi
Tư thế ngồi đúng khi làm việc sẽ tạo sự thoải mái cho khớp gối. Bạn cần xem xét kỹ chiếc ghế ngồi làm việc. Nếu ghế quá thấp, bạn phải gập khớp gối liên tục gây khó chịu; nếu ghế quá cao, bạn phải tìm chỗ đỡ chân khiến khớp gối bị mỏi. Tiến sĩ Dilip Nadkarni, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình về khớp gối cho rằng chiếc ghế ngồi phù hợp với chiều cao của bạn giúp khớp gối tạo một góc uốn thoải mái, đứng lên hoặc ngồi xuống dễ dàng. Ngồi vắt chéo chân hoặc sử dụng đồ đạc thấp có thể dẫn đến các bệnh về khớp sau này.
Tránh ăn mặn
Hạn chế ăn quá nhiều muối vì muối gây tích nước và phù; làm tăng áp lực lên khớp gối và dẫn đến đau nhức.
Tránh ăn nhiều rau củ họ Cà
Bạn nên ăn vừa phải các loại rau củ họ Cà nếu khớp gối bị đau do viêm khớp. Một số loại rau củ họ Cà như hạt tiêu, ớt đỏ, quả cà, ớt bột, cà chua và khoai tây có chứa sotanin - một độc tố rất nhạy cảm đối với bệnh nhân viêm khớp.
Ngoài ra, vitamin C rất tốt cho khớp gối. Bạn hãy bổ sung vitamin “đầy sinh lực” này để khớp gối cử động nhịp nhàng hơn
NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ KHI BỊ VIÊM KHỚP
Viêm và đau là 2 triệu chứng chính của bệnh viêm khớp. Làm thế nào để giảm bớt sự khó chịu này thông qua bữa ăn hàng ngày? Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo.
Thực phẩm cải thiện bệnh viêm khớp
Thảo dược và các loại gia vị giúp chống lại những phản ứng có hại đối cơ thể như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây và cây đinh hương.
Những thực phẩm cần tránh
Tránh các thực phẩm có thể gây ra dị ứng vì chúng càng làm cho tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn như ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt.
Thực phẩm giàu a-xít oxalic như nam việt quất, mận, củ cải cũng không nên ăn.
Một chế độ ăn hợp lý chắc chắn sẽ giúp giảm viêm ở các khớp và giảm đau do viêm khớp. Ngoài ra bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng, bởi có những nghiên cứu chỉ ra rằng các mô mỡ sản xuất ra các hormone trực tiếp dẫn đến viêm và đau.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
Chế độ ăn kiêng cho người đau khớp gối
Viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Bé bị viêm khớp cấp
Thực phẩm tốt cho bệnh viêm khớp
(ST)