Triệu chứng của bệnh đau thượng vị dạ dày

Đau thượng vị hoặc đau vùng mỏ ác là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm - loét dạ dày tá tràng. Chúng ta cùng tham khảo những triệu chứng của bệnh đau thượng vị dạ dày nhé!



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐAU THƯỢNG VỊ DẠ DÀY


Loét dạ dày thường đau ở vùng thượng vị lệch sang vùng hạ sườn trái. Loét hành tá tràng thường đau ở vùng thượng vị lệch sang vùng hạ sườn phải. Đau thường lan ra sau hoặc lan lên vùng ngực trái dễ nhầm dễ nhầm với đau ngực do bệnh lý mạch vành. Đau bụng từng đợt 2 - 4 tuần, có tính chất chu kỳ theo thời gian trong ngày, theo mùa trong năm. Đau liên quan đến bữa ăn, loét dạ dày hay đau vào lúc đói hoặc nửa đêm, loét hành tá tràng đau vào lúc no. Đau do viêm - loét dạ dày tá tràng thường kèm theo ợ hơi, ợ chua, nôn hoặc buồn nôn.

Các chú ý phân biệt đau vùng thượng vị nhưng không phải viêm - loét dạ dày tá tràng như:

- Rối loạn tiêu hoá chức năng.

- Viêm thực quản do trào ngược dịch dạ dày.

- Ung thư dạ dày (bệnh này thường gầy sút nhanh, kèm theo thiếu máu)

- Viêm tuỵ mạn thường kèm theo ỉa chảy hoặc phân nát, phân có mỡ.

- Viêm túi mật - sỏi mật: đau lan lên vai có thể kèm theo sốt, vàng da và vàng mắt.

- Viêm gan mạn, ung thư gan: thường đau vùng hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, gầy sút.

Do đó để chẩn đoán viêm - loét dạ dày tá tràng thì phương pháp nội soi dạ dày tá tràng là chẩn đoán quyết định nhất.


MỘT SỐ ĐIỀU VỀ THƯỢNG VỊ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Đau vùng thượng vị, Đông y còn gọi là vị quản thống, tâm vị thống. Phần nhiều do ăn uống không điều độ, nóng lạnh thất thường hoặc lo nghĩ, lao lực khiến tỳ vị tổn thương.

Vùng thượng vị tức là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau vùng thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp ở một số bệnh thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Có loại đau thượng vị chỉ đơn thuần nhưng cũng có loại đau thượng vị thuộc loại kết hợp và đặc biệt có những loại đau thượng vị thuộc loại trọng bệnh, rất nguy hiểm. Nguyên nhân của đau thượng vị rất đa dạng và khó xác định.
Đau vùng thượng vị nên cảnh giác
Vị trí của thượng vị
Đau thượng vị là một triệu chứng rất thường gặp trong thực hành lâm sàng. Chẩn đoán phân biệt không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bài viết này nhằm mục đích điểm lại phần lớn các nguyên nhân gây đau thượng vị và bước đầu góp phần đưa ra một phương pháp chẩn đoán ngắn gọn và khoa học cho các trường hợp đau thượng vị, tránh những sơ sót đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bịnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị. Nguyên nhân có thể là nội khoa hoặc ngoại khoa, do một bịnh lý nhẹ mà việc điều trị có thể tiến hành từng bước một, hoặc là biểu hiện của một bịnh lý cấp tính và rất nặng đòi hỏi sự can thiệp và điều trị kịp thời để bảo đảm sinh mạng cho người bịnh.

Ta tạm chia vùng bụng thành 5 lớp khác nhau tính từ ngoài vảo trong và từ trước ra sau. Mỗi lớp tương ứng với một số nguyên nhân bịnh lý khác nhau.

A-Lớp thứ 1

+Da vùng thượng vị có thể là vị trí đau của bịnh zona, mặc dù ít khi đau ở ngay đường giữa của thượng vị, mà hơi lệch về 2 bên hạ sườn .
+Viêm mô tế bào và các thương tổn da khác thường có biểu hiện rõ ràng, dễ nhận diện.
+Bệnh lý mô cơ và gân cơ dễ bị bỏ sót nếu thầy thuốc không nghĩ đến chúng.
+Đồng thời cũng không cần chú ý đến những bệnh lý khác như thoát vị dạ dày, thoát vị hoành, bầm dập cơ do chấn thương, apxe cơ hoành và bịnh giun tóc kí sinh ở cơ hoành.

B-Lớp thứ 2

+Bệnh lý của d�� dày và tá tràng là những nguyên nhân gây đau thượng vị thường gặp nhất.
+Loét, đặc biệt thủng loét gây đau nghiêm trọng.
+Viêm dạ dày (do giang mai, do nhiễm độc, do viêm teo) gây những cơn đau ở cường độ nhẹ hơn.
+Hẹp môn vị (do bất cứ nguyên nhân nào), dạ dày hình thác (cascade stomach), túi thừa, và carcinôm hoặc sarcôm dạ dày tá tràng là những nguyên nhân khác cần nghĩ đến.
+Dạ dày tá tràng có hệ thống tuần hoàn bàng hệ tốt nên thuyên tắc động mạch là nguyên nhân hiếm gặp.
+Đại tràng và ruột non nằm ngay dưới vị trí của dạ dày, do đó không nên quên các bệnh lý khác như viêm hồi tràng, viêm đại tràng (gồm viêm loét và viêm dạng hạt = granulomatous), viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm túi thừa Meckel, và carcinôm đại tràng ngang gây loét xuyên thành.
+Ký sinh trùng đường ruột và thuyên tắc mạc treo là những nguyên nhân thường xuất phát từ đây. +Ngoài ra cần lưu ý đến các nguyên nhân gây tắc ruột khác.

C-Lớp thứ 3

+Tuyến tụy nằm ở vị trí sau dạ dày. Viêm tụy cấp gây đau dữ dội ở thượng vị.
+Viêm tụy mãn, carcinôm tụy, nang tụy, bệnh nhày niêm (mucoviscidosis) gây những cơn đau có cường độ thấp hơn.
+Các hạch lymphô có thể bị tổn thương trong bệnh Hodgkin hoặc Lymphosarcôm.
+Tình trạng viêm hạch mạc treo là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp.
+Khi các hạch sau phúc mạc bị thương tổn do ung thư (vd sarcoma), cơn đau thường lan về sau lưng.

D-Lớp thứ 4

+Hệ động, tĩnh mạch nằm ở phía sau, trong chẩn đoán phân biệt không nên quên các bệnh lý túi phình động mạch chủ, nhồi máu mạc treo, viêm quanh động mạch nút (periarteritis nodosa), và các dạng viêm mạch máu khác.
+Hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm độc chì, nhiễm độc sắt và nọc độc do bị nhện black widow cắn.


E-Lớp thứ 5

+Sau cùng là các bệnh lý của cột sống ngực. U tủy sống, lao cột sống, thoát vị đĩa đệm,viêm khớp thoái hóa, bịnh viêm khớp dạng thấp ở cột sống đều có thể gây đau vùng giữa thượng vị.

+Sẽ là một thiếu sót nếu thầy thuốc bỏ sót các bệnh hệ thống và bệnh ở những cơ quan khác trong ổ bụng có thể gây đau thượng vị. Viêm phổi, ung thư thùy dưới phổi, nhồi máu cơ tim (đặc biệt thành dưới), thấp khớp cấp, động kinh, migren là một số nguyên nhân có thể gây đau thượng vị hoặc đau bụng lan tỏa.

+Viêm túi mật, viêm gan, viêm đài bể thận là một số bịnh lý khu trú có thể gây đau ở giữa thượng vị hoặc đau bụng lan tỏa.

ĐAU THƯỢNG VỊ, KHI NÀO LÀ BỆNH TRỌNG?
 


Nguyên nhân hay gặp nhất khi đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị có khi là cấp tính có khi là âm ỉ kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí kéo dài nhiều tuần tuỳ theo từng nguyên nhân gây nên bệnh. Điển hình trong đau thượng vị là đau dạ dày mà trong chuyên môn y học thường gọi là hội chứng dạ dày - tá tràng. Cơn đau thượng vị có khi cấp tính như đợt cấp của viêm dạ dày - tá tràng trên một người bệnh đã mắc bệnh về dạ dày từ lâu, nay vì một lý do nào đó làm xuất hiện cơn đau cấp, ví dụ như đau sau khi uống rượu, bia, ăn thức ăn có vị chua như dấm, chanh, bún, bánh cuốn... hoặc bị viêm dạ dày cấp lần đầu do ngộ độc thực phẩm cấp tính. Cơn đau quằn quại, đau nhói, bụng trướng, đôi khi làm cho người bệnh vã mồ hôi, miệng khô, buồn nôn hoặc nôn... Trong trường hợp này nếu nôn được (nôn tự nhiên hay móc họng để nôn) thì cơn đau thượng vị có thể lắng xuống (kể cả trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính). Đối với viêm dạ dày - tá tràng mạn tính hoặc loét dạ dày - tá tràng hoặc hẹp môn vị thì cơn đau thường âm ỉ, kéo dài gây khó chịu cho người bệnh, làm cho người bệnh hay cáu gắt, bộ mặt lúc nào cũng buồn chán (bộ mặt của người viêm loét dạ dày - tá tràng mạn tính). Đặc biệt của đau vùng thượng vị trong thủng dạ dày thì đau như dao đâm, bụng cứng như khúc gỗ, dáng đi của người bệnh cúi lom khom và bệnh nhân có thể bị choáng. Bệnh của gan hay bệnh của mật (đường dẫn mật, túi mật) cũng gây nên triệu chứng đau thượng vị như áp-xe gan, viêm gan làm cho gan sưng to, đau hoặc suy tim cũng làm gan sưng to do ứ máu ở gan cũng gây đau vùng thượng vị. Sỏi túi mật hoặc sỏi đường dẫn mật hoặc viêm đường mật cũng gây nên đau vùng thượng vị nếu không có kinh nghiệm thì rất dễ chẩn đoán nhầm là bệnh của dạ dày - tá tràng. Một số trường hợp điển hình như giun chui ống mật cũng  gây đau vùng thượng vị. Cơn đau vùng thượng vị trong bệnh giun chui ống mật thường đau rất dữ dội, chổng mông lên, vã mồ hôi... Đau vùng thượng vị cũng có thể gặp trong bệnh của tụy như viêm tụy cấp, viêm tụy cấp chảy máu hoặc đôi khi đau thượng vị âm ỉ gặp trong viêm tụy mạn tính, ung thư đầu tụy. Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính cũng có thể gây đau thượng vị kèm theo đầy hơi trướng bụng, đi ngoài nhiều lần nhất là viêm đại tràng cấp tính. Trong một số trường hợp viêm đại tràng mạn tính có kèm theo táo bón kéo dài thường có thể có đau vùng thượng vị một cách âm ỉ, không rầm rộ. Bệnh về tim mạch tuy rất ít nhưng cũng có thể  biểu hiện cơn đau vùng thượng vị như bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim), suy tim nặng gây gan to, tim to... Trong một số trường hợp người bệnh ho nhiều (cả trẻ em cả người lớn) gây co thắt cơ hoành cũng gây đau vùng thượng vị hoặc trong bệnh áp-xe cơ hoành cũng gây nên đau vùng thượng vị. Đau vùng thượng vị cũng có thể gặp ở một số trẻ em bị nhiễm giun gây đau bụng. Đau bụng do giun thường là đau quanh rốn nhưng cũng có trường hợp ngoài đau quanh rốn có kèm theo đau vùng thượng vị. Viêm ruột thừa là bệnh mà nhiều người đều biết rằng triệu chứng điển hình là đau hố chậu phải nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nhất là trẻ em thì sau khi đau ở thượng vị mới khu trú đau ở vùng hố chậu phải.

Như vậy đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh, có những bệnh có liên quan với nhau nhưng cũng có những bệnh không liên quan với nhau. Triệu chứng có thể là xuất hiện đột ngột mang tính chất cấp tính như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, thủng dạ dày,viêm tụy cấp... nhưng cũng rất nhiều bệnh mang tính chất đau âm ỉ, kéo dài như viêm, loét dạ dày - tá tràng mạn tính, viêm đại tràng, nhiễm giun, gan to, suy tim...

Khi bị đau vùng thượng vị nên làm gì?

Với rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng thượng vị mà ngay cả bác sĩ cũng phải kết hợp nhiều yếu tố mới chẩn đoán đúng bệnh, vì vậy khi bị đau vùng thượng vị nhất là đau lần đầu, mang tính chất dữ dội thì cần đi khám bệnh ngay để đề phòng các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng (thủng dạ dày - tá tràng, viêm phúc mạc mật, viêm ruột, thừa, ngộ độc thực phẩm cấp tính...) có thể xảy ra. Những trường hợp bị bệnh mạn tính gây đau vùng thượng vị như  bệnh thuộc về dạ dày, bệnh về đường dẫn mật, bệnh về tim mạch, bệnh nhiễm giun... cũng rất cần khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được theo dõi và điều trị hết nguyên nhân càng sớm càng tốt. Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học y học cho nên việc chẩn  đoán và điều trị các bệnh về dạ dày - tá tràng, bệnh về gan mật, tụy tạng, bệnh do giun, bệnh tim mạch... thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều. Điều trị bệnh tốt nhất là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cần có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Một số bệnh gây đau vùng thượng vị cần kiêng khem trong ăn uống  như bệnh về dạ dày không nên ăn chua cay, không uống rượu, bia, hạn chế uống cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tránh căng thẳng thần kinh. Những bệnh thuộc về hệ tim mạch, gan mật cũng rất cần một chế độ điều trị thích hợp, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.   

ĐAU THƯỢNG VỊ DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ HỢP LÝ


Khi bị đau vùng thượng vị nên làm gì?

Với rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng thượng vị mà ngay cả bác sĩ cũng phải kết hợp nhiều yếu tố mới chẩn đoán đúng bệnh, vì vậy khi bị đau vùng thượng vị nhất là đau lần đầu, mang tính chất dữ dội thì cần đi khám bệnh ngay để đề phòng các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng (thủng dạ dày - tá tràng, viêm phúc mạc mật, viêm ruột, thừa, ngộ độc thực phẩm cấp tính...) có thể xảy ra. Những trường hợp bị bệnh mạn tính gây đau vùng thượng vị như  bệnh thuộc về dạ dày, bệnh về đường dẫn mật, bệnh về tim mạch, bệnh nhiễm giun... cũng rất cần khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được theo dõi và điều trị hết nguyên nhân càng sớm càng tốt. Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học y học cho nên việc chẩn  đoán và điều trị các bệnh về dạ dày - tá tràng, bệnh về gan mật, tụy tạng, bệnh do giun, bệnh tim mạch... thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều. Điều trị bệnh tốt nhất là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cần có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Một số bệnh gây đau vùng thượng vị cần kiêng khem trong ăn uống  như bệnh về dạ dày không nên ăn chua cay, không uống rượu, bia, hạn chế uống cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tránh căng thẳng thần kinh. Những bệnh thuộc về hệ tim mạch, gan mật cũng rất cần một chế độ điều trị thích hợp, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Ăn gì, uống gì khi bị đau vùng thượng vị ?
Nếu hay đau lâm râm VTV ăn lạnh đau tăng, ăn ấm dễ chịu, do tỳ vị hư hàn: phép trị ôn bổ tỳ vị. Mới bị đau tốt nhất nên uống nước có vị ấm như: nước gừng, trà gừng hoặc nhục quế, sa nhân mỗi vị 5 - 10g pha nước ấm uống. Nên ăn các món cháo, canh, súp nấu từ thịt, cá… hoặc rau củ quả đều cho thêm vị gừng, hành, tiêu… tăng thêm tính ôn ấm khử bớt hàn lạnh. Nếu người ốm ăn ôn bổ dưỡng tỳ vị như: bao tử heo nấu cháo cho thêm gia vị hành, tiêu, gừng. Bài gà ác tiềm bài Tứ quân gia vị gồm có: đảng sâm, bạch truật, phục linh, ý dĩ mỗi vị 12g, sa nhân 6g, gừng nướng 1 củ, chích thảo 6g, gia vị vừa đủ tuần ăn vài lần.

Người đau vùng thượng vị nên hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng...

Nếu đau VTV cảm nóng rát, ăn mát dễ chịu, do tỳ vị nhiệt: nên ăn vị bổ mát dễ tiêu như: bắp cải, khoai tây, bí đau, xà lách, súp lơ, bí xanh, rau má, bí đao, mộc nhĩ… uống nước bột sắn dây, nước mía, sinh tố trái cây tươi. Nếu người gầy nên ăn bổ mát dễ tiêu như: bao tử heo hầm đậu xanh cho thêm gia vị hành mắm muối vừa đủ ăn tuần vài lần. Hạt sen nấu đậu xanh. Bắp cải quấn thịt nạc nấu canh. Khoai mỡ nấu canh thịt bầm. Bí đao hầm thịt vịt. Các món chế biến từ đậu xanh, đậu đen, đậu ván, gạo ngô khoai tươi mới.

Nếu đau VTV mỗi khi suy nghĩ căng thẳng đau tăng ăn ngủ kém do tâm tỳ hư: nên ăn vị bổ tâm tỳ dễ ngủ. Tốt nhất nên ăn: bao tử heo hầm với hạt sen, táo đỏ; xương heo nấu canh củ sen; rau nhút nấu canh xương heo; bí đỏ hầm đậu phộng hoặc tim heo tiềm bài quy tỳ gồm có vị nhân sâm, bạch truật, phục thần, đương quy, hoàng kỳ, táo nhân, viễn chí, long nhãn mỗi vị 12g, mộc hương 6g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả. Và có thể ăn các món khác chế biến từ hạt sen ngó sen, hoa lý, táo, nhãn, dâu, bơ, bí đỏ, mật ong, phấn hoa.

Nếu bụng đầy chậm tiêu: nên ăn vị bổ tiêu tốt nhất ăn lá mơ lông, rau tía tô, mùi, húng quế, tỏi, nghệ… các loại rau thơm, uống lá vối, vỏ quít…

Nếu đang bị đau VTV: tốt nhất nên ăn vị bổ dễ tiêu, trung hòa acid dịch vị như: bánh quy, bông lan, mật ong, phấn hoa, dầu thực vật và ăn cháo, súp, cơm mềm, thịt nạc, trứng, sữa. Nếu tiền sử có viêm loét dạ dày nên ăn vị giảm viêm loét như: bột nghệ mật ong, món bắp cải luộc ăn cả cái và nước, canh khoai tây cà rốt.

Đau VTV cần lưu ý kiêng các món kích thích tăng tiết acid dịch vị như: lạp xưởng, khô mực, dăm bông… các loại món ăn quá chua như: cam, chanh, xoài, me… Nếu do tỳ vị hư hàn: cữ lạnh chua đắng quá như: nước dừa, cam, bún ốc… Nếu do tỳ vị nhiệt: cữ ăn cay nóng như: tiêu, ớt, tỏi, cà phê, thuốc lá, trà đặc, thịt quay rán, chiên xào nhiều dầu mỡ.

Trên đây vừa là những món ăn vừa là những vị thuốc dễ kiếm, dễ chế biến, sử dụng hầu như không có tác dụng phụ.


Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Đau dạ dày nên ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe


(ST)