Triệu chứng của bệnh nhiễm sán chó
Triệu chứng của bệnh tụt canxi máu và cách xử lý nhanh
Trong cuộc sống hiện đại, điếc đột ngột đang có chiều hướng gia tăng. Triệu chứng của bệnh điếc đột ngột là gì và điều trị như thế nào, chúng ta cùng tham khảo nhé!
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐIẾC ĐỘT NGỘT
Bệnh có thể khiến người bệnh điếc vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chưa được quan tâm
Một nghiên cứu mới đây trên 158 bệnh nhân mắc chứng ĐĐN của Khoa Tai thần kinh thực hiện do TS Châu là chủ đề tài cho kết quả:
Bệnh ĐĐN tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi từ 31-55 với 43,67%. Tiếp đó là lứa tuổi thanh niên (16-30) chiếm 41,14%.
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh ĐĐN ít được quan tâm là do bệnh không gây suy yếu thể lực hoặc đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh có thể diễn biến trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Mức độ điếc và tính chất rất khác nhau, điếc có thể xảy ra ở một bên tai hoặc cả hai tai theo mức độ từ nghe kém đến điếc nặng hoàn toàn không nghe thấy gì.
TS Châu cho hay, siêu vi trùng cũng là nguyên nhân gây ĐĐN. Trong đó phải kể đến đầu tiên là virus gây quai bị, zona, sởi, cúm. Thống kê của ngành y tế cho thấy trong những vụ dịch quai bị, nhiều bệnh nhân bị ĐĐN, tiếng ồn cũng là thủ phạm gây ĐĐN.
Khi gặp tiếng ồn quá to trong một khoảnh khắc hoặc một khoảng thời gian dài nhất định, người bệnh sẽ bị mất khả năng nghe.
Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khiến con người bị cách âm với thế giới bên ngoài một cách đột ngột như bệnh tai biến mạch máu não, thay đổi áp lực, các nguyên nhân mạch máu (co thắt mạch máu, huyết khối, xuất huyết tai trong, lắng cặn...).
Bác sĩ Châu cho biết, bệnh này không loại trừ ai. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư cũng có nhiều bác sĩ, y tá bị mắc căn bệnh này.
70 – 80 bệnh nhân ĐĐN có biểu hiện ù tai
Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai khi phát hiện bị điếc đột ngột, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Trong nghiên cứu nói trên của TS Châu cho thấy, có tới 85,19% người bị ĐĐN phục hồi được chức năng nghe khi đến viện trước 7 ngày. Còn những bệnh nhân đến sau 20 ngày, tỷ lệ thành công chỉ còn 7,14%.
TS Châu cho biết, khi bị ĐĐN bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa ngay ngày đầu tiên khả năng chữa khỏi là 70-80%, đến sau một tuần khỏi là 20-30% và đến sau một tháng không hồi phục sức nghe được nữa.
Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo khi thấy có biểu hiện ù tai như ve kêu, như tiếng xay lúa hoặc còi tàu cần đi khám sớm vì đây là biểu hiện ban đầu của bệnh. Ù tai có thể kéo dài một tháng.
Tuy nhiên ở một số trường hợp triệu chứng này tồn tại lâu dài, kể cả khi sức nghe đã được hồi phục.70-90% bệnh nhân ĐĐN có biểu hiện ù tai.
Triệu chứng chóng mặt cũng là một biểu hiện của bệnh ĐĐN với 20-40% bệnh nhân bị cảm giác này, 10% bị chóng mặt thoáng qua, chếnh choáng. Triệu chứng chóng mặt thường gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm, cao huyết áp. Đây là một triệu chứng tiên lượng bệnh khó hồi phục.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp những triệu chứng khác như cảm giác nặng đầu, không phải cơn đau rõ rệt. Sốt thường gặp ở những bệnh nhân bị cảm cúm, viêm đường hô hấp trên cấp tính...
Nghe nhạc bằng máy MP3 liên tục trong thời gian dài có thể bị điếc
TS Châu khuyến cáo, các bạn trẻ không nên lạm dụng việc nghe nhạc bằng máy MP3 quá mức trong thời gian dài sẽ dẫn tới giảm thính lực, nặng hơn nữa là điếc vĩnh viễn.
TS Châu lý giải, tai của con người có thể chịu đựng được cường độ âm thanh tối đa 90 đê-xin-ben trong 8 giờ/ngày (thời gian này có thể lên tới 6 tháng).
Vậy nhưng những chiếc máy MP3 đang lưu thông trên thị trường lại có công suất tới 120 đê-xin-ben. Đa phần bạn trẻ muốn tìm cảm giác mạnh nên sử dụng âm thanh rất lớn. Việc nghe nhạc bằng máy MP3 không gây điếc đột ngột nên người nghe nhạc thường chủ quan.
TS. Châu cho biết muốn tránh nguy cơ bị điếc vì máy nghe nhạc, người nghe không nên nghe quá 50-60% mức tối đa của tần số âm thanh trong máy.
Tốt nhất nên đeo headphone chụp ngoài vành tai để tránh âm thanh tác động trực tiếp vào màng nhĩ như loại phone nhét vào trong tai. Thời gian nghe không quá 1 tiếng/ngày. Đặc biệt, không nên ngủ trong khi vẫn đeo headphone.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐIẾC ĐỘT NGỘT
“Điếc đột ngột ngày càng nhiều ở người trẻ, tập trung chủ yếu ở giới văn phòng, người làm việc trong môi trường tiếng ồn, những người thường xuyên làm việc căng thẳng. Đáng tiếc là nhiều người chủ quan, đến viện muộn nên bị điếc vĩnh viễn”, BS Lan cho biết.
Điếc vĩnh viễn do chủ quan
Trao đổi với Dân Trí, BS. Trưởng khoa Thính học & Phục hồi chức năng viện Tai Mũi Họng TƯ, BS Lê Thị Lan cho biết: Nếu như trước đây “điếc đột ngột” thường xảy ra với những người ở tuổi trung niên thì nay bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa”. Trên 55% trường hợp bị điếc đột ngột là ở độ tuổi 15-40 và số bệnh nhân nam cao gần gấp đôi nữ.
“Điếc đột ngột thường không có dấu hiệu báo trước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điếc đột ngột như tổn thương màng nhĩ, bị các bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tuổi cao, tổn thương dây thần kinh (viêm màng não, virus, giang mai, u dây thần kinh...), viêm nhiễm tai, do ngộ độc (rượu, thuốc lá...), các loại siêu vi trùng quai bị, sởi, virus cúm. Thêm một nguyên nhân rất quan trọng là ở các đô thị phát triển cao thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ nhiều hơn do bị căng thẳng, lo âu, stress, tiếng ồn...”, BS Lan chia sẻ.
Để phòng tránh điếc đột ngột, BS. Đinh Thị Hợi, Chuyên gia thính học, Trung tâm Thính học Cát Tường cho biết, việc xác định rõ nguyên nhân gây điếc cấp tính vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, bác sĩ vẫn chủ yếu điều trị triệu chứng bằng nội khoa. Bệnh nhân đến khám càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Nếu chậm chễ (sau 3 tuần) có thể điếc vĩnh viễn, sau 1 tuần chỉ còn 20-30% và nếu đến ngay ngày đầu tiên thì khả năng chữa khỏi là 70-80%.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh suy giảm thính lực, tránh làm việc quá căng thẳng, hạn chế tình trạng stress nhằm hạn chế những tổn thương gây tắc mạch máu nuôi tai. Hạn chế dùng các chất kích thích, đề phòng các chấn thương gây ảnh hưởng đến vùng tai. Tránh tiếp xúc với tiếng ồn cao. Với trẻ nhỏ, hãy tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ, hạn chế cho trẻ nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát được âm lượng.
PHÒNG NGỪA BỆNH ĐIẾC ĐỘT NGỘT
Điếc đột ngột là căn bệnh có xu hướng gia tăng trong thời đại công nghiệp, được coi là một dạng điếc thần kinh giác quan xảy ra một cách đột ngột từ vài giờ đến vài ngày. Phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời là rất quan trọng. Nếu điều trị sau 7 ngày bị điếc, khả năng hồi phục sức nghe là rất kém.
Tác nhân đa dạng
Có nhiều tác nhân dẫn đến tình trạng điếc đột ngột, trong đó phải kể đến các yếu tố như: Thường xuyên uống rượu, luôn trong trạng thái căng thẳng thần kinh, stress, mệt mỏi, bị các bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tuổi cao… Điếc đột ngột cũng có thể do tác nhân siêu vi trùng. Các loại siêu vi trùng quai bị, sởi, virus cúm, các adenovirus… có thể gây viêm mê nhĩ, viêm mê nhĩ sũng nước hoặc viêm hạch gối…
Tác nhân gây điếc đột ngột thường gặp nhất là tiếng ồn. Riêng điếc do tiếng ồn được phân ra hai loại, điếc tiến triển từ từ do tác động thường xuyên của tiếng ồn hoặc điếc xuất hiện sau một kích thích âm thanh quá lớn. Tiếng ồn ngày càng xuất hiện nhiều với tần số âm thanh lớn hơn, nhất là ở các đô thị lớn, như âm thanh trong vũ trường, tiếng nhạc mở quá mức, tiếng còi ôtô, tiếng máy móc làm việc ở các xưởng sản xuất… ảnh hưởng rất nhiều đến thính giác.
Ngoài ra, thay đổi áp lực quá đột ngột như đang nằm vùng dậy nhanh khỏi giường, hắt hơi, ho mạnh, cúi gập người, lặn sâu…; Các nguyên nhân mạch máu thường gặp như co thắt mạch máu, huyết khối, xuất huyết tai trong… cũng là một nguyên nhân dẫn đến điếc đột ngột.
Phát hiện muộn, điếc vĩnh viễn
Điếc xảy ra một cách đột ngột, cũng có thể diễn biến trong vài giờ, 1 ngày hoặc vài ngày. Điếc có thể ở mức độ điếc từ nhẹ đến cấp độ nặng như điếc hoàn toàn, tức là không hề cảm nhận được bất kỳ âm thanh nào. Thường xảy ra ở một bên tai, nhưng cũng có thể xảy ra ở hai tai và người bệnh thường phát hiện lúc sáng sớm khi tỉnh dậy. Một vài bệnh nhân đang đêm tỉnh giấc vì những tiếng ù tai gây mất ngủ.
Nếu điếc cả hai tai thì bệnh nhân phát hiện ngay lập tức. Nhưng trong nhiều trường hợp, do chỉ bị một bên tai nên thường không tự phát hiện sớm. Mà chỉ tình cờ phát hiện ra khi nghe điện thoại, tiếng nhạc nhỏ…
Thông thường bệnh nhân không thấy triệu chứng nào ngoài dấu hiệu giảm sức nghe, vì vậy đã có không ít người chủ quan cho rằng sau đó tai sẽ phục hồi lại bình thường. Ngoài ra, các dấu hiệu ù tai, chóng mặt, đau đầu (thường chỉ là đau đầu nhẹ) cũng là một dấu hiệu của điếc đột ngột.
Khi phát hiện bị điếc đột ngột, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt, tốt nhất là đến trước 7 ngày. Vì có tới 85,19% người bị điếc đột ngột phục hồi được chức năng nghe khi đến viện trước 7 ngày. Còn những bệnh nhân đến sau 7 ngày, tỷ lệ thành công chỉ còn 7,14%, còn đa số bị di chứng điếc vĩnh viễn.
Phương pháp phòng ngừa
Để phòng suy giảm thính lực, chủ yếu là nghỉ ngơi, thư giãn, giảm căng thẳng, stress nhằm hạn chế những tổn thương gây tắc mạch máu nuôi tai. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đề phòng tình trạng chấn thương gây ảnh hưởng đến vùng tai. Tránh tiếp xúc với tiếng ồn cao. Với trẻ nhỏ, hãy tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ, hạn chế cho trẻ nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát được âm lượng âm thanh…
Để phòng ngừa điếc nghề nghiệp, những người phải làm việc trong môi trường đặc biệt, làm việc dưới hầm lò, thợ lặn… cần thực hiện các biện pháp phòng hộ cho cá nhân và tập thể như trang bị thiết bị che chắn tai và giảm tiếng ồn.
Thuốc cường dương cho nam giới
Mẹo vặt chữa bệnh ù tai
Mẹo chữa bệnh ù tai cực đơn giản hiệu quả nhanh
Chữa bệnh ù tai bằng Đông y rất công hiệu
Thuốc nam chữa bệnh ù tai an toàn đơn giản
(ST)