Triệu chứng của bệnh gan như thế nào?

Triệu chứng của bệnh gan là gì, làm thế nào để có chế độ ăn uống tốt nhất cho gan khỏe mạnh, chúng ta cùng tham khảo bài viết sau nhé!


TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GAN


Gan là một tạng lớn nhất của cơ thể, cân nặng chừng 1,2kg – 1,3kg. Lượng máu lưu thông qua Gan rất lớn, gần bằng một nửa lưu lượng máu của cơ thể vì thế mà nó còn được ví như "Quả tim thứ hai" của cơ thể.

Gan đảm nhiệm nhiều chức phận rất quan trọng và phức tạp, người ta ví gan như một phòng thí nghiệm tinh vi và hiện đại nhất.

Gan đứng ở cửa ngõ, nối liền ống tiêu hóa với toàn bộ cơ thể, cũng là tạng có nhiều chức năng nhất như nội tiết (cung cấp các chất cần thiết cho như lipide, protein, glucide … vào máu), vừa ngoại tiết(bài tiết mật…), vừa là kho dự trữ của nhiều chất, cơ quan thải độc quan trọng của cơ thể.

Tại gan, toàn bộ những quá trình này xảy ra rất mạnh nhằm duy trì những điều kiện cần thiết để duy trì sự sống.

Đặc biệt, gan đóng vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra), chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng.

Do đó tổn thương tế bào Gan gây ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể và bệnh Gan thường là bệnh hiểm nghèo.





Các triệu chứng và các dấu hiệu của bệnh gan như: Da và lòng trắng (củng mạc) mắt vàng, dấu hiệu này gọi là hoàng đản và thường là dấu hiệu đầu tiên, đôi khi là dấu hiệu duy nhất của bệnh gan.

Nước tiểu sậm màu, phân vàng hoặc bạc màu, chán ăn, đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài(cầu) phân đen hoặc có máu.

Bệnh gan có thể gây ra bụng báng( cổ trướng) do ứ đọng dịch trong khoang ổ bụng, ngứa kéo dài và lan rộng hoặc thay đổi cân nặng bất thường (trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm quá 5% trong vòng 1- 2 tháng).

Rối loạn giấc ngủ, tâm thần, mệt mỏi hoặc giảm khả năng chịu đựng, mất sự ham muốn và khả năng tình dục… nặng nhất là hôn mê Gan…mà hậu quả này là do sự ứ đọng các chất độc trong cơ thể gây tổn thương chức năng của não bộ. Để có thể chẩn đoán chính xác cần làm thêm một số xét nghiệm thăm dò chức năng Gan…

Việc điều trị đến nay vẫn chưa có phương pháp triệt để, chủ yếu là hỗ trợ như: Một chế độ ăn cân đối, kiêng rượu, lợi tiểu và bổ sung vitamin, đi khám ngay nếu bạn phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh gan.





Đặc biệt cần thiết phải bảo vệ tế bào gan càng sớm càng tốt, thậm chí ngay cả trong những trường hợp tổn thương chưa có các dấu hiệu bệnh lý.

Muốn biết mình có bị bệnh gan hay không thì bác phải đi khám, làm các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán bệnh như: Xét nghiêm chức năng gan, men gan, và định lượng Bilirubin trong máu, siêu âm gan…

NHỮNG THÓI QUEN XẤU GÂY HẠI CHO GAN

Từ những thói quen xấu trong ăn uống, vận động đến những yếu tố như công việc và tâm trạng đều gây ảnh hưởng tới gan của chúng ta.

Ăn ít rau quả

Ăn ít rau quả là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến gan. Bạn cần phải ăn nhiều trái cây tươi và rau quả để tăng cường khả năng giải độc của gan. Hãy thử nhiều loại rau giàu chất xơ, trái cây và ngũ cốc để bảo vệ gan. Các bác sĩ đặc biệt khuyến khích bạn ăn thịt hoặc cá với rau xanh vì rau có thể ngăn chặn protein trong thịt, cá không bị biến đổi thành chất gây ung thư gan.

Ăn nhiều đồ ngọt và mặn

Gia vị như đường, muối, chất ngọt nhân tạo có thể thay đổi thành cholesterol không lành mạnh và chất béo trung tính gây hại cho gan của bạn cũng như dẫn đến sự gia tăng men gan. 

Để gan khỏe mạnh, bạn cần giảm thiểu lượng đường, muối, cũng như các món ăn vặt và món tráng miệng có nhiều chứa gia vị. Ngoài ra, nếu bạn duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý bằng cách giảm lượng calories trong bữa ăn, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, bạn có thể ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, và giảm khả năng bị ung thư gan.


Ăn nhiều đồ ngọt cũng không tốt cho gan. Ảnh minh họa

Uống rượu bia

Rượu là một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của gan. Nếu bệnh nhân nhiễm virus viêm gan ngừng uống rượu, xác suất mắc bệnh ung thư gan không tăng nữa. Ăn các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và các loại thực phẩm giàu khoáng sản trong khi uống rượu có thể làm giảm khả năng uống của bạn cũng như giảm thiểu tác hại xấu lên gan của bạn. Uống nước trước khi uống rượu có thể tăng tốc độ chuyển hóa rượu, do đó bảo vệ gan tốt hơn.

Lạm dụng thực phẩm chức năng

Cố gắng tránh các loại thực phẩm chức năng không cần thiết cho gan. Thuốc dân gian chưa được kiểm chứng, các loại thực phẩm bổ sung cho chế độ ăn uống, chiết xuất, nước trái cây có thể gây ra tác động nghiêm trọng như nhiễm độc gan, rối loạn chức năng và tổn thương gan. Tình trạng tổn thương gan kéo dài có thể dẫn đến các bệnh gan khác nhau và thậm chí ung thư gan. 

Vì vậy, hãy cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ loại thực phẩm nào đươc quảng cáo là tốt cho sức khỏe. Đây cũng là một cách loại bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến gan của bạn. 

Thức quá khuya và dậy trễ

Từ 11 giờ đến 1 giờ khuya mỗi ngày là thời điểm gan bắt đầu lọc và đào thải các chất độc trong cơ thể, thời điểm từ 1-3 giờ sáng là lúc bạn cần ngủ say để gan có thể thanh lọc cơ thể tốt nhất. 

Từ 3-5 giờ sáng, gan sẽ hoàn thành quá trình thanh lọc và nghỉ ngơi. 5-7 giờ sáng là thời điểm vàng để thức dậy và vệ sinh cá nhân để thải độc tố ra bên ngoài. Vì đồng hồ của sinh học của cơ thể ấn định như vậy nên nếu bạn thức quá khuya hay dậy quá trễ đều gây hại đến việc thải độc và nghỉ ngơi của gan.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TỐT NHẤT CHO GAN


Khi chức năng của gan và thận bị tổn thương, cả hệ thống cơ thể cũng bị thay đổi theo. Lúc này, quy trình chuyển hóa thức ăn cũng không được hiệu quả như trước.

Gan là một cơ quan lớn trong cơ thể, chịu trách nhiệm trong quá trình trao đổi chất, chuyển hóa các loại thực phẩm bạn ăn thành một hình thức có thể sử dụng được - năng lượng. Tương tự như vậy, thận giúp đỡ để xử lý máu của bạn, thông qua chọn lọc và loại bỏ các chất thải và chất lỏng cho bài tiết qua đường tiết niệu. Khi chức năng của một hoặc cả hai cơ quan này bị tổn thương, cả hệ thống cơ thể cũng bị thay đổi theo. Lúc này, quy trình ăn uống và tiêu thụ, chuyển hóa thức ăn cũng không được hiệu quả như trước. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên xem lại chế độ ăn uống của mình và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Còn nếu muốn tăng cường sức khỏe cho gan và thận, bạn có thể tham khảo chế độ ăn uống như sau:

Thực phẩm ít chất béo

Bởi vì gan của bạn chịu trách nhiệm về chuyển hóa chất béo, nên ăn các loại thực phẩm ít chất béo có thể giúp bảo tồn chức năng gan và làm giảm sự phân hủy các protein quý. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiêu thụ một số chất béo, bởi chúng là một nguồn quan trọng của các axit béo thiết yếu, tạo calo và chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, để tránh làm tổn hại chức năng thận, bạn nên giới hạn nguồn chất béo cao trong phốt pho. Tiến sĩ y khoa Erik Castle (Mỹ) giải thích rằng bệnh thận thường có thể dẫn đến mức tăng của phốt pho, có thể làm giảm canxi trong cơ thể của bạn.

Hạn chế Protein

Protein trong chế độ ăn uống của bạn là quan trọng để duy trì cấu trúc của mô, cơ quan và hệ thống miễn dịch. Một vai trò quan trọng của thận trong quá trình trao đổi chất là tách các chất thải từ máu, giữ lại các protein để phân phối cho các cơ quan và các mô. Nếu chức năng thận của bạn bị tổn thương, thận có thể không xử lý được nhiều protein như là một người khỏe mạnh, dẫn đến hạn chế lượng protein cung cấp cho cơ thể.

Tổn thương gan hoặc suy giảm chức năng gan cũng có thể gây ra vấn đề với việc “chế biến” các protein, không lọc sạch hết được các chất độc hại, gây bệnh cho cơ thể.

Carbohydrates

Carbohydrates là nguồn cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng và một phần chất xơ cho cơ thể. Những thực phẩm này, trong đó bao gồm khoai tây, bí và đậu Hà Lan, nên được đưa vào mỗi bữa ăn. Nếu bạn có bị tổn hại chức năng thận, thì hãy ý thức được rằng một số các loại thực phẩm carbohydrate như ngô, sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và atisô tự nhiên có lượng phốt pho cao nên được hạn chế hoặc loại bỏ trong các chế độ ăn uống của mình để ngừa mất canxi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm về số lượng và loại carbohydrate bạn tiêu thụ và kế hoạch ăn uống phù hợp với sức khỏe gan, thận của mình.

Giới hạn muối

Muối là một khoáng chất tự nhiên được dùng để bảo quản một số thực phẩm đóng hộp, đông lạnh và đóng gói sẵn. Những người có bệnh gan hoặc thận có thể bị giữ nước gọi là phù nề, và tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu thông qua hệ thống mạch máu. Do đó, muối trong chế độ ăn uống và thậm chí cả các loại thực phẩm tự nhiên có hàm lượng muối cao như cần tây có thể cần phải được giới hạn để giảm phù nề và giảm nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch hay đột quỵ.

Nếu bạn có bị tổn hại chức năng thận, nên sử dụng sản phẩm muối kali thay cho natri. Kali được lọc qua thận của bạn, và nếu thận không hoạt động đúng chức năng của nó thì mức độ khoáng chất này có thể tăng trong máu của bạn. Nên kiểm tra với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn về thực phẩm có nhiều chất natri hoặc kali mà bạn thường tiêu thụ.



Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm gan B
Bài thuốc dân gian chữa bong gân sai khớp
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sơ gan cổ trướng
Viêm gan siêu vi B và những điều cần biết


(ST)