Làm sao để hết buồn ngủ khi làm việc
Cách chống buồn ngủ khi học bài khuya
Làm sao để hết buồn ngủ vào buổi sáng
Thức ăn làm cho dễ ngủ dành cho những người mất ngủ kinh niên
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HAY BUỒN NGỦ
Chứng bệnh kì lạ này là cái gì nhỉ?
Theo các nhà khoa học thì chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ mãn tính. Nó có thể tấn công chúng mình vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu mà không cần cảnh báo trước. Những người mắc chứng bệnh này đều không thể quản lý giấc ngủ và gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát sự tỉnh táo của bản thân trong một thời gian dài.
Mắc chứng ngủ rũ, teen sẽ không thể cưỡng lại được những cơn buồn ngủ đổ bộ bất ngờ, ngay cả khi đã ngủ đủ thời gian vào đêm hôm trước. Nguy hiểm hơn cả là các cơn ngủ rũ đột ngột này sẽ xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, khiến bạn mất tỉnh táo, trí nhớ giảm sút, khó tập trung và bứt rứt cả ngày. Chứng bệnh quái ác còn mang theo những cơn tê liệt ngắn và ảo giác từ vài giây đến vài phút, thường trong lúc lơ mơ sắp ngủ hay vừa mới thức dậy, khiến bệnh nhân vô cùng hoảng sợ nữa cơ!
Biểu hiện cụ thể của chứng bệnh là gì???
Các ấy biết không, chị Caitlin Wallace người Mỹ, 20 tuổi chính là một trong những nạn nhân của căn bệnh quái ác này. Khi nghe tiếng chuông điện thoại, gặp một người bạn cũ, thậm chí ngay cả lúc nhận được những bó hoa và chocolate của người yêu, chị ấy đều “bỗng dưng ngủ gục”. Việc này đã từng diễn ra đến 20 lần một ngày cơ đấy! Các bác sĩ ở bệnh viện Đại học James Cook (Hoa Kì) xác nhận chị ấymắc hội chứng Cataplexy - mất trương lực cơ (hay còn gọi là tê liệt nhất thời) và chứng ngủ rũ. Trong khi đó, cậu bạn Josh Hadfield tại Anh lại ngủ tới 19 tiếng mỗi ngày sau khi được tiêm vắc-xin ngừa cúm lợn được 3 tuần.
Hai ví dụ trên cho thấy, chứng bệnh này không loại trừ bất kì ai ở bất cứ quốc gia, vùng miền nào và ở mỗi người, nó lại có biểu hiện khác nhau. Các các cơn mất trương lực cơ thường tấn công khi chúng mình gặp các xúc cảm mạnhvà hiện hữu trong khoảng 60% đến 70% các bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ. Bệnh xảy ra ở một số nhóm cơ nhỏ. Triệu chứng nhẹ là bị sụp mí hai bên,nói lắp bắp hay bất thình lình rớt đồ vật trong tay còn nặng nhất là ngất lịm đi và đổ sụp xuống sàn bất cứ lúc nào.
Nguyên nhân nào khiến chúng mình bị nó tấn công?
Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn khó lòng xác định được nguyên nhân chính xác của chứng ngủ rũ. Nhưng theo phán đoán, chứng bệnh có thể xuất phát từ di truyền. Ngoài ra, các yếu tố khác như stress, nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với chất độc cũng có thể góp phần gây gia tăng mức độ bệnh.
Cùng đối phó với căn bệnh kì quái nào!
Quản lý thời gian biểu cá nhân
Luôn đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm nhất định mỗi ngày có thể giúp chúng mình cải thiện chứng bệnh buồn ngủ. Bên cạnh đó, một giấc ngủ trưa 20 phút cũng đóng vai trò quan trọng giúp teen tỉnh táo hơn đấy nhé!
Giữ gìn lối sống lành mạnh
Hãy chăm chỉ tập thể dục và nói không với những chất kích thích, kẻ thù số một khiến căn bệnh ngày càng trầm trọng hơn các bạn nha!
Bảo đảm an toàn cá nhân
Không ít tai nạn giao thông xảy ra do chứng bệnh ngủ rũ đến bất ngờ. Vì vậy, các ấy hãy thận trọng khi tham gia giao thông nếu cảm thấy không tỉnh táo hoặc biết bản thân mình hay bị chứng buồn ngủ tấn công trong thời gian gần đây.
Đến gặp bác sĩ và chuyên gia
Không còn cách nào khác, khi teen bắt gặp những triệu chứng kì lạ như trên thì hãy đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán bệnh chính xác và kê đơn thuốc nghen!
NGUYÊN NHÂN GÂY MỆT MỎI VÀ BUỒN NGỦ KINH NIÊN Ở CHỊ EM
Thủ phạm gây mệt mỏi, buồn ngủ kinh niên ở chị em
Bạn luôn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi trong giờ làm việc? Cảm giác buồn ngủ hay gặp vào ban ngày, ngáp ngắn ngáp dài, không thể mở mắt nổi trong những buổi họp kéo dài quá lâu?... Vậy đâu là nguyên nhân và xử trí cách nào?
Nguyên nhân mệt mỏi, buồn ngủ kinh niên
Thông thường, chúng ta thường nghĩ sở dĩ có những cơn buồn ngủ vào ban ngày là vì thiếu ngủ vào ban đêm. Sự thật nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ là do máu không được cung cấp đủ dưỡng chất và kịp thời lên não, khiến não bị thiếu oxi, thiểu năng tuần hoàn, rất hay gặp ở người mắc chứng huyết áp thấp.
Tỉ lệ phụ nữ mắc chứng huyết áp thấp, mệt mỏi, buồn ngủ cao gấp 20 lần nam giới. Lý do là lượng hồng cầu trong máu của nữ giới luôn thấp hơn nam giới, phái nữ còn thường xuyên bị mất máu trong chu kì kinh nguyệt, lượng hồng cầu thấp và thể tích tuần hoàn máu giảm dẫn đến chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi nuôi dưỡng tế bào bị suy giảm.
2 phương pháp chính trong điều trị
Hiện nay, 2 phương pháp chính mà y học điều trị huyết áp thấp là:
Phương pháp không dùng thuốc: Người bệnh được tư vấn nên điều chỉnh chế độ ăn uống như ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn hay dùng các loại trà thảo mộc thường xuyên có tác dụng hỗ trợ, cải thiện huyết áp và sức khỏe. Phương pháp này giúp duy trì, đảm bảo sức khỏe lâu dài.
Điều trị bằng thuốc Tây y: Người bệnh được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng các thuốc nhằm kích thích hệ thần kinh giao cảm gây co mạch làm tăng huyết áp. Phương pháp này tuy có kết quả nâng huyết áp nhanh cho người bệnh, nhưng khi ngừng sử dụng các loại thuốc Tây y này, huyết áp lại tụt giảm. Hơn nữa, các thuốc này tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm gây ra mất ngủ, căng thẳng, nôn nao, dễ stress nếu như bệnh nhân dùng không đúng cách. Vì thế, những giải pháp từ thiên nhiên mang tính an toàn, phù hợp cho việc sử dụng lâu dài trong phòng ngừa và điều trị bệnh đang là vấn đề được giới Y họ hiện nay quan tâm chú ý.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH NGỦ NGÀY ĐƠN GIẢN
Buồn ngủ ngày là do mất ngủ, do thói quen nhưng với một số người, buồn ngủ ngày còn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, trầm cảm, béo phì và một số bệnh khác.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ (thuộc Đại học Los Angeles), những người hay uể oải, mệt mỏi và có những cơn buồn ngủ ngày không cưỡng lại được là dấu hiệu mắc một chứng bệnh nào đó, có thể là bệnh trầm cảm, có ức chế thần kinh, tiểu đường hoặc béo phì…
Những người bị chứng trầm cảm có tỷ lệ muốn ngủ ban ngày gấp 3 lần so với những người bình thường. Những người mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ buồn ngủ ngày cao hơn 2 lần so với những người bình thường. Điều này cũng xảy ra ở những người mắc chứng béo phì.
Chứng buồn ngủ ngày không chỉ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vậy, nếu thường xuyên lơ mơ buồn ngủ vào ban ngày thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm chứng bệnh tiềm ẩn nào đó.
Bạn có thể tự rèn luyện để khắc phục chứng buồn ngủ ngày (Ảnh minh hoạ)
Bên cạnh đó, bạn có thể tự rèn luyện để khắc phục chứng buồn ngủ ngày bằng một số biện pháp sau:
- Tập trung vào công việc:
Làm bất cứ việc gì bạn cũng cần tập trung chú ý vào công việc để tránh sự uể oải, mệt mỏi dễ gây nhàm chán và buồn ngủ. Nên tạo sự hứng khởi cho công việc, sắp xếp công việc hợp lý để cơn buồn ngủ không kéo đến. Việc giữ tư thế ngồi làm việc ngay ngắn không những giúp bạn tập trung trong công việc mà còn giúp bạn không nghĩ đến cơn buồn ngủ.
- Thể dục, thư giãn:
Một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, vặn mình, hít thở sâu… sẽ giúp bạn đỡ mỏi mệt. Bạn cũng có thể thư giãn bằng những bản nhạc vui nhộn, phóng tầm mắt về phía xa, nhìn vào cây xanh sẽ tránh được mỏi mắt dễ gây buồn ngủ.
- Uống trà hoặc cà phê:
Một tách trà hoặc tách cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn và chống lại cơn buồn ngủ khi làm việc.Tuy nhiên cách này sẽ không có tác dụng với những người nào lạm dụng nó. Uống quá nhiều thì dần dần chất kích thích này sẽ mất tác dụng với bạn.
- Ăn nhẹ:
Bạn hãy ăn các loại hạt như hạt bí,hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều ... Các loại hạt này rất giàu axit béo omega-3, một loại axit làm giảm triệu chứng của bệnh chán nản và buồn ngủ. Hoặc bạn cũng có thể ăn hoa quả, đặc biệt là các loại quả chua sẽ kích thích các dây thần kinh trong miệng, tạo cho bộ não cảm giác thoải mái.
- Tán dóc cùng đồng nghiệp:
Một vài phút chuyện trò hoặc trao đổi công việc với đồng nghiệp sẽ giúp bạn thay đổi không khí, giúp công việc bớt nhàm chán.
- Rửa mặt:
Bạn có thể ‘rửa mặt khô’ bằng một vài động tác mát xa mặt nhẹ nhàng, giúp cơ mặt thư giãn. Nặng hơn thì nên rửa mặt với nước mát. Nhưng trước khi rửa mặt, bạn nên đi lại cho tỉnh táo dần vì rửa mặt lúc buồn ngủ không tốt cho mắt.
- Sử dụng thuốc:
Một số thuốc có thể được sử dụng để giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ ban ngày nhưng cần có tư vấn và kê đơn của bác sỹ. Các loại thuốc kích thích thần kinh trung ương chống lại cơn buồn ngủ như: methylphenidate (Ritalin), dextroamphetamine (Dexedrine), pemoline (Cylert) and ephedrine. Tuy nhiên chúng có nhiều tác dụng phụ và có thể gây nghiện. Modafinil (Provigil) có thể làm cải thiện triệu chứng tốt hơn, ít tác dụng phụ và không gây nghiện.