Phương pháp chữa bệnh hen suyễn cực hiệu quả
Thức ăn cho người bị bệnh hen suyễn
Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em cho bé nhanh khỏi bệnh
Gần một nửa số người mắc hen suyễn phát bệnh trong độ tuổi trưởng thành. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng của căn bệnh này rất quan trọng. Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng của bệnh hen suyễn để đề phòng nhé!
NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HEN SUYỄN
Ho mạn tính, dai dẳng
Ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống phòng thủ của cơ thể đang cố "trục xuất" các chất kích thích, chẳng hạn như thuốc lá, phấn hoa và nước nhầy từ phổi. Nếu bị ho, có thể bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn xoang mũi. Tuy nhiên, một khi triệu chứng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ.
Thường xuyên bị viêm phế quản khi còn nhỏ
Khi bạn bị viêm phế quản, các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích và viêm. Việc bạn thường xuyên bị viêm phế quản lúc còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ phát bệnh hen suyễn khi nhiều tuổi hơn.
Hay hắng giọng
Cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy. Nếu những bộ phận trên bị kích thích, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều nước nhầy hơn. Khi nước nhầy mắc kẹt trong cổ họng của bạn, bạn thường hắng giọng để đẩy nó đi. Việc có màng nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Khò khè bất cứ khi nào bị cảm lạnh
Một triệu chứng khác của bệnh hen suyễn là thở khò khè, đặc biệt là khi bạn bị cảm lạnh. Khò khè là âm thanh không khí tạo thành khi nó không thể "đi" qua phổi của bạn một cách bình thường.
Thở khò khè là dấu hiệu của hen suyễn. Ảnh minh họa: IE.
Thở khò khè hoặc ho sau khi tập thể dục
Nếu sau khi tập thể dục, bạn thở khò khè hoặc ho, đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Đối với một số người, tập thể dục trong thời tiết lạnh có thể gây ra phản ứng này. Do đó, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong tất cả điều kiện nhiệt độ để có thể nắm bắt bệnh tình kịp thời.
Cảm thấy đứt hơi ngay cả khi vận động nhẹ
Nếu bạn bị đau thắt ngực và hết hơi sau khi vận động nhẹ, tiếp đó phải ngồi xuống và nín thở rồi mới có thể tiếp tục, có thể bạn đã bị hen suyễn.
Thường xuyên ho vào ban đêm
Những người bị hen suyễn thường bị ho khi họ cố gắng ngủ. Nguyên nhân là do đường thở của bạn tự nhiên bị thu hẹp một chút vào ban đêm. Thêm vào đó, bạn còn thường xuyên bị đánh thức bởi những cơn ho.
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Nếu đường hô hấp bị sưng, bạn sẽ thấy khó khăn hơn khi thở
Chính điều này làm bạn mệt mỏi. Đó cũng là lý do tại sao nhiều người bị bệnh hen suyễn thường xuyên phàn nàn về tình trạng mệt mỏi của mình.
Thường xuyên bị mất giọng
Việc thường xuyên bị mất giọng có thể không phải là triệu chứng của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này xảy ra cùng lúc với một số triệu chứng khác thì bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ.
BÀI THUỐC TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH HEN SUYỄN
Hen suyễn được đông y gọi là háo suyễn, nguyên nhân chủ yếu do ngoại tà xâm nhập, đàm tắc bên trong gây ra. Hen suyễn được chia làm 3 thể phong nhiệt, phong hàn và phong đàm.
Cách chữa chủ yếu là giáng khí, tiêu đàm, tán hàn (nếu ở thể phong hàn) hoặc thanh nhiệt (nếu ở thể phong nhiệt). Ngoài ra, ở bệnh nhân mãn tính, cơ thể suy yếu cần phải bồi bổ bằng các thực phẩm bổ dưỡng hoặc với các loại thuốc bổ khác.
Chữa hen suyễn thể phong nhiệt
Ở thể phong nhiệt, người bệnh bị ho, khó thở, trong họng có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đờm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày.
Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, thanh nhiệt chống dị ứng.
Dùng bài thuốc Nam:
Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, sài đất (hoặc lá dâu tằm) 10-12g, hạt ý dĩ 10-12g.
Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống thuốc nguội.
|
Hạt tía tô có thể dùng thành bài thuốc trị bệnh hen suyễn ở cả ba thể phong nhiệt, phong hàn, phong đàm. |
Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong nhiệt:
Canh rau hẹ:
Nguyên liệu: Rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, lá dâu tằm 30g tươi.
Cách làm: Hoa đu đủ đực, lá dâu tằm giã nát, hoà với 300ml nước lọc lấy nước (bỏ xác) đem đun sôi. Cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần.
Có thể chỉ dùng lá dâu tằm 30-50g rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn lại 300ml, dùng uống thay nước trà.
Bột lá dâu, lá khế:
Nguyên liệu: Lá dâu 200g, lá khế 50g, hạt tía tô 20g. Tất cả tán bột, ngày dùng 50g, hãm với 100ml nước sôi, uống vào buổi sáng.
Có thể chỉ dùng lá dâu tằm 30-50g rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn lại 300ml, dùng uống thay nước trà.
Bột lá táo, kim ngân hoa:
Nguyên liệu: Lá táo ta khô 100g, hoa hoặc lá kim ngân khô 50g, mã đề khô 50g.
Cách làm: Tất cả tán bột, ngày dùng 100g, hãm với 500ml nước sôi, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Cháo củ mài (hoài sơn):
Nguyên liệu: Củ khoai mài 200g, nước mía 200ml, nước ép quả lựu 30ml.
Cách làm: Củ mài luộc chín, giã nhỏ. Nấu sôi nước mía, nước ép quả lựu rồi cho củ mài vào đảo đều đến khi cháo sôi lại là được. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 5 ngày, sau đó cách 2-3 ngày ăn một lần.
Chữa hen suyễn thể phong hàn
Ở thể phong hàn, người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ho có đờm màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt.
Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, chống dị ứng, trừ hàn.
Bài thuốc Nam sử dụng:
Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, nhục quế 8-10g (hoặc khô 8-10g), hạt ý dĩ 10-12g.
Sắc với 750ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm.
Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong hàn:
Nước đinh hương, mật ong:
Nguyên liệu: Đinh hương 5-6 nụ, mật ong 50ml.
Cách làm: Nấu sôi đinh hương với 100ml nước, thêm mật ong vào khuấy đều. Chia 2-3 lần uống trong ngày.
Canh rau hẹ, hoa đu đủ đực:
Nguyên liệu: Rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, gừng tươi 10-15g (3 lát nhỏ).
Cách làm: Hoa đu đủ đực, gừng tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước lọc lấy nước (bỏ bã), đun sôi rồi cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn.
Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần.
Xôi bèo cái:
Nguyên liệu: Bèo cái (bèo ván, bèo tai tượng) 50g tươi, gạo nếp 200g.
Cách làm: Bèo cái bỏ rễ lấy lá rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn. Gạo nếp đồ thành xôi, trước khi bắc ra, rắc bột bèo cái vào đảo thật đều. Đậy kín vung 5-10 phút.
Chia 3 lần ăn trong ngày, ăn liên tục một tuần, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần.
Nước táo, lá chanh:
Nguyên liệu: Táo ta 100g, lá chanh 50g, hạt cải canh 10g.
Cách làm: Tất cả tán bột, ngày dùng 10g, hãm nước sôi uống vào buổi sáng.
Chữa hen suyễn thể phong đàm
Ở thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đờm nhớt, khò khè liên tục, nếu nôn ói ra nhiều đờm dãi thì thấy dễ chịu, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn.
Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm (hoặc hoá đàm).
Bài thuốc Nam:
Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, hạt ý dĩ 10-12g (hoặc bèo cái 10-12g), hạt cải củ 8-10g, trần bì 6-10g.
Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm.
Các vị thuốc Nam có thể dùng để thay thế:
- Hạt tía tô: Thay bằng trần bì, vỏ chanh, lá hen, lá tràm.
- Bán hạ: Thay bằng lá táo, bồ kết, xạ can (rễ cây rẽ quạt).
- Ý dĩ: Thay bằng thổ phục linh, mã đề, đậu ván.
Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong đàm:
Trứng gà ngâm nghệ:
Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả, nghệ vàng 50g, muối ăn.
Cách làm: Dùng kim khoan 2 lỗ nhỏ ở 2 đầu quả trứng gà. Nghệ vàng rửa sạch, giã nhỏ, thêm 100ml nước vào lọc lấy nước, hoà với ít muối (khoảng 1 muỗng cà phê muối là vừa). Ngâm trứng gà vào nước nghệ 3 ngày. Sau đó bỏ vỏ, lấy ruột cho bệnh nhân ăn.
Ba ngày ăn một quả. Ăn liên tục 10 quả.
Nước chanh gừng
Nguyên liệu: Chanh 1 quả, gừng tươi 10g, muối ăn ½ muỗng cà phê.
Cách làm: Đem gừng giã nát với muối ăn rồi cho vào ruột quả chanh. Đem nướng quả chanh trên lửa than đến khi vỏ chanh có màu vàng đều là được.
Ép lấy nước chanh cho bệnh nhân uống 2-3 lần trong ngày. Uống liên tục 5 ngày.
Nước mật ong, quế:
Nguyên liệu: Mật ong 30ml, bột quế 2-3g.
Cách làm: Hòa mật ong, bột quế với 150ml sữa nóng. Chia uống 1 -2 lần trong ngày.
Quế được xem là gia vị có thể chống dị ứng, làm lành vết thương và ngăn chặn lở loét. Quế có thể dùng cho người bệnh hen suyễn do có khả năng làm giãn phế quản và tăng cường chức năng hô hấp.
Món ăn cho người bệnh hen suyễn lâu ngày, khí lực suy yếu.
Cháo thịt vịt nấu nước mía:
Nguyên liệu: Thịt nạc vịt mái 300g, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, gia vị các loại.
Cách làm: Thịt vịt băm nhỏ, ướp gia vị. Nấu cháo gạo tẻ với nước mía. Cháo chín nhừ thì cho thịt vịt vào, đảo đều, đun tiếp cho thịt vịt chín.
Chia ăn ngày ba lần, ăn liên tục một tuần.
Canh cá chép, sa nhân, gừng:
Nguyên liệu: Cá chép 250g, sa nhân 6g, gừng tươi 6g, tỏi băm, muối, đường, nước mắm, tiêu.
Cách làm: Cá chép làm sạch, ướp với nước mắm, muối, đường, tiêu, tỏi băm, khoảng 30 phút.
Nấu cá với sa nhân, gừng với lượng nước thích hợp thành canh. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng nóng trong bữa cơm.
Canh cá lóc nấu thìa là:
Nguyên liệu: Dùng phi lê cá lóc (hoặc cá ba sa, cá rô) 200g, cà chua 2 trái, thìa là, hành lá, rau ngò, bột nghệ, nước mắm, muối, tiêu, hành tím băm nhỏ.
Cách làm: Cá cắt miếng nhỏ như quân cờ, ướp vào chút ít bột nghệ, muối, nước mắm, đường. Ướp trong vòng 30 phút cho cá ngấm gia vị. Thìa là rửa sạch, hành lá xắt nhỏ. Cà chua bổ múi cau.
Bắc nồi nhỏ lên bếp, hành tím phi vàng với dầu ăn, đổ cá vào đảo đều cho cá chín. Múc ra bát để riêng. Thả cà chua vào nồi đảo đều cho cà chua chín. Đổ nước lạnh ngập mặt cà chua, nấu sôi. Khi nước sôi, thả cá vào, nêm vào chút nước mắm, muối, đường, nêm lại hợp với khẩu vị. Thả hành lá, thìa là vào. Tắt bếp, múc tô.
Dùng ăn nóng trong bữa cơm.
* Trong canh cá có chứa chất acid béo, tác dụng chống viêm, có ích cho người bị viêm đường hô hấp, phòng chống phát tác cơn hen suyễn, có hiệu quả rất tốt đối với bệnh hen suyễn ở trẻ em, người bị hen suyễn lâu ngày.
PHÒNG NGỪA BỆNH HEN SUYỄN
- Chúng ta biết rằng nếu hen suyễn không được kiểm soát tốt, viêm đường hô hấp kéo dài sẽ làm giảm hoạt động chức năng phổi và thậm chí làm tổn thương phổi vĩnh viễn.
- Nếu hen suyễn không được điều trị đúng, theo thời gian bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Đó chính là lý do mà bệnh nhân hen cần tuân thủ kế hoạch điều trị mà bác sĩ đã đề xuất.
- Người bệnh cần phải sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn và phải báo ngay với bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc. Cách dự phòng này giúp giảm thiểu các triệu chứng hen suyễn và giảm thiểu tổn thương đường hô hấp, đặc biệt là đảm bảo duy trì chất lượng cuộc sống.
- Các tác nhân thường gặp nhất gây hen suyễn đó là: mạt nhà, gián, vật nuôi, cây trồng trong nhà và phấn hoa bên ngoài, ẩm mốc trong nhà, thức ăn và một số loại thuốc.
1. Mạt nhà
+ Trong nhà, nhất là trong phòng, đặc biệt là trong giường vì chúng ăn những mảnh da bong.
+ Phòng chống bằng cách: không dùng thảm, loại bỏ những chỗ ứ bụi, lau chùi bằng khăn ướt, không dùng chổi vì chổi làm tung bụi mà nên dùng máy hút bụi. Việc hút bụi nên để người không bị hen làm. Sắp xếp đồ đạc gọn gàng, phòng ngủ, phòng tắm, kể cả nhà bếp đều phải thông gió tốt. Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm: Giảm độ ẩm dưới 50%. Không dùng vải nhung trên giường, giặt máy ở nhiệt độ cao. Cần lau nhà và bếp kỹ lưỡng.
2. Phòng chống gián
+ Nhiều người bị hen suyễn có dị ứng với phân khô và những chất thải và mảnh vụn của gián. Lau sạch sàn nhà và các vật dụng.
+ Luôn đậy thức ăn kỹ lưỡng và không để thức ăn trong phòng ngủ. Diệt gián bằng bả hay bẫy, có thể dùng hóa chất dạng gel. Nếu dùng bình xịt để diệt gián, hãy đi ra khỏi nhà cho đến khi không còn mùi.
3. Tránh động vật
+ Một số người bị dị ứng với các vảy da hay nước bọt đã khô của các con thú có lông mao hay lông vũ. Luôn cho thú ở ngoài, không bao giờ cho vào nhà.
4. Cây trồng trong nhà, phấn hoa ngoài trời
+ Tránh trồng cây trong nhà nếu cây đó gây dị ứng hay hen suyễn cho bạn.
+ Trong mùa hoa làm bạn bị dị ứng, nên đóng kín cửa sổ, nhất là vào buổi trưa.
5. Ẩm mốc trong nhà
+ Lau rữa bằng nước javel những nơi bị nhiễm. Vệ sinh máy điều hòa định kỳ, kiểm tra và vệ sinh kỹ nệm giường. Thay hoặc giặt các thảm chùi chân bị mốc. Giảm độ ẩm của phòng dưới 50%.
6. Hút thuốc lá
+ Cấm hút thuốc trong nhà hay xung quanh bạn, đặc biệt trong những khoảng không gian kín như phòng ngủ hoặc trong xe hơi. Tránh những nơi có nhiều khói.
7. Dị ứng thức ăn
+ Một số loại thức ăn có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn như: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …Và sulfite trong thức ăn như đồ khô, cà chua chế biến hoặc các thức ăn đóng hộp khác.
8. Một số thuốc: Như aspirin, các thuốc giảm đau không steroid (như ibuprofen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt có thể gây khởi phát cơn hen, vì vậy cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Cách chăm sóc em bé bị hen
Bài thuốc dân gian chữa hen phế quản
Bệnh hen suyễn ở trẻ em
Mẹo chữa hen phế quản đơn giản hiệu quả
Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em
(ST)