Triệu chứng của bệnh hiếm muộn ở nữ giới và nam giới

Có rất nhiều nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hiếm muộn ở nữ giới và nam giới. Sau đây là những triệu chứng cơ bản của bệnh hiếm muộn.

 

TRIỆU CHỨNG HIẾM MUỘN Ở NỮ GIỚI

Chu kỳ kinh nguyệt

- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc tương đối đều đặn là biểu hiện của việc người phụ nữ có sức khỏe sinh sản tốt. Nếu người nào có chu kỳ không đều, quá ngắn hoặc quá dài (ít hơn 24 ngày, hoặc nhiều hơn 35 ngày) phải đi gặp bác sĩ ngay để phát hiện và điều trị vô sinh sớm. Một chu kỳ không đều có thể là một dấu hiệu của các bệnh liên quan đến việc rụng trứng như: Rối loạn hoocmon làm trứng chín và rụng; có u ở tử cung, buồng trứng đa nang, bệnh u xơ tử cung, viêm khung chậu hay tử cung dị dạng…

- Lượng máu ở mỗi chu kỳ quá nhiều và kéo dài: Thông thường, kinh nguyệt chỉ kéo dài khoảng 3 - 7 ngày, kéo dài hơn được coi là bất thường và nếu hầu như chu kỳ nào bạn cũng bị như thế thì rất có thể đó là dấu hiệu sớm của vô sinh. Ngoài ra, thường xuyên bị chuột rút khi đang trong chu kỳ, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Mất cân bằng nội tiết

- Hormon điều tiết hệ thống sinh sản của cơ thể xảy ra sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Hội chứng buồng trứng đa nang là một nguyên nhân của vô sinh mà được đặc trưng bởi sự gia tăng và vượt quá kích thích tố nam (androgen) ở phụ nữ.

- Các triệu chứng vô sinh sau đây có liên quan với sự mất cân bằng nội tiết và có thể là một dấu hiệu của buồng trứng đa nang: Mụn trứng cá mãn tính, thường xuyên strees. Quá nhiều tóc tăng trưởng mà không phải là do di truyền.

Các triệu chứng đau

- Chuột rút kinh nguyệt.

- Giao hợp đau: Khi bạn quan hệ tình dục thường xuyên thấy đau cơ quan sinh dục như âm đạo… có thể là một dấu hiệu của khối u xơ.

- Đau vùng chậu có thể mắc một số bệnh như  u xơ, bệnh viêm vùng chậu, hư hỏng tử cung, hoặc khuyết tật bẩm sinh tử cung và âm đạo.

-  Đau và phình nhỏ ở bụng dưới.

Nhiễm trùng

- Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là bệnh viêm vùng chậu hay các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch.

- Nhiễm trùng do các bệnh lây lan qua đường tình dục như Chlamydia có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn và dẫn đến bệnh viêm vùng chậu.

- Nhiễm nấm men thường xuyên có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu hay các vấn đề miễn dịch.

Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác về thể chất có thể là dấu hiệu của vô sinh - hiếm muộn:

- Trọng lượng mất mát hay tăng cân do các yếu tố như béo phì hoặc tập thể dục quá nhiều có thể gây gián đoạn cho các chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến đa nang buồng trứng.

- Bị thoát vị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản từ bụng đẩy thông qua thành bụng, gây ra các triệu chứng bao gồm một phần lồi ra ở bụng, áp lực, đau đớn, và  cảm giác khó chịu.

- Sốt cao có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu hoặc đường tiết niệu bị nhiễm trùng  cần phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
 

DẤU HIỆU VÔ SINH HIẾM MUỘN Ở NAM GIỚI


Nếu hai vợ chồng quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng các biện pháp tránh thai trên 6 tháng mà không “đậu thai” thì rất có thể một trong hai người hoặc cả hai người có vấn đề về sinh sản. Và thông thường, người phụ nữ vẫn bị đổ lỗi nhiều nhất, song trên thực tế, đối với sự việc này, người đàn ông phải chia sẻ trách nhiệm, thậm chí họ có nguy cơ vô sinh – hiếm muộn cao hơn cả nữ giới. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết nam giới có khả năng mắc chứng bệnh nói trên?

Dấu hiệu tại bộ phận sinh dục

Giống như chị em phụ nữ, thông thường, vô sinh - hiếm muộn ở “cánh mày râu” cũng xuất phát từ những dấu hiệu ở bộ phận sinh dục mà tiêu biểu là tinh trùng bên trong và dương vật bên ngoài. Những dấu hiệu ấy có thể trực tiếp báo hiệu chứng bệnh này hoặc dẫn đến nhiều bệnh khác gây nên vô sinh – hiếm muộn ở nam giới. Cụ thể là:

- Có tổn thương không đau ở thân hay đầu dương vật: đây rất dễ là những u sùi, giang mai hay một hình thái của ung thư.

- Sưng đau ở bìu: có thể do viêm mào tinh hoàn hay xoắn tinh hoàn.

- Tiết dịch màu vàng nhạt hay hơi xanh ở đầu dương vật: là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hay nhiễm khuẩn niêm mạc quy đầu, viêm niệu đạo.

- Đi tiểu có cảm giác nóng rát: triệu chứng viêm bàng quang hay niêm mạc niệu đạo, viêm niệu đạo.

- Toàn bộ quy đầu đau và sưng: có thể do nhiễm khuẩn quy đầu.

Giống như chị em phụ nữ, thông thường, vô sinh – hiếm muộn ở “cánh mày râu” cũng xuất phát từ những dấu hiệu ở bộ phận sinh dục mà tiêu biểu là tinh trùng bên trong và dương vật bên ngoài (Ảnh minh họa)

- Tinh dịch có lẫn máu hoặc đau khi xuất tinh: khả năng bị viêm tiền liệt tuyến, viêm hay nhiễm khuẩn túi tinh.

- Khi giao hợp có cảm giác đau: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dị ứng với phương tiện tránh thai (thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn...), viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn hay âm đạo khô.

- Đau nhiều ở tinh hoàn mà không do chấn thương: có thể do viêm mào tinh hoàn thể nặng hoặc xoắn tinh hoàn, khiến bộ phận này không có máu đến nuôi dưỡng.

- Đau nhẹ quanh tinh hoàn: dễ mắc viêm mào tinh hoàn thể nhẹ.

- Một tinh hoàn có cục nhỏ, rắn, không đau: nên đề phòng ung thư tinh hoàn hoặc một tổn thương lành tính ở đường dẫn tinh.

- Bìu sưng to và mềm ở một hay cả hai bên: có thể do giãn tĩnh mạch ở bìu.

- Bìu to tròn, căng như quả bong, có nước ở tinh mạc: nếu có một nang nhỏ thì có thể là do viêm mào tinh hoàn.

- Sưng to nhưng mềm ở phía trên tinh hoàn và càng to hơn khi hoạt động, khi nâng vác vật nặng hay khi ho: có thể là thoát vị bẹn, do có một quai ruột chui vào bìu.

- Không có tinh trùng, tinh trùng quá ít, tinh trùng di động yếu, tinh trùng bị dị dạng.

- Bị bất lực, suy tuyến sinh dục nam (là trường hợp mà tinh hoàn không phát triển bình thường), xuất tinh sớm hay xuất tinh ngược dòng (tinh dịch không được phóng ra ngoài, mà chảy ngược vào bàng quang, sau đó được đi tiểu ra ngoài).

- Do yếu tố di truyền làm suy yếu khả năng sản xuất tinh dịch như hội chứng down.

- Tinh hoàn xoắn (là trường hợp mà máu cung cấp cho tinh hoàn bị chặn lại) hay tinh hoàn không nằm đúng vị trí (đây là trường hợp mà tinh hoàn không nằm trong bìu).

- Nguyên nhân tâm lý có thể gây nên các vấn đề về cương dương và xuất tinh.

Tất cả những dấu hiệu trên đều dễ biến thành nguy cơ khiến bạn mắc chứng vô sinh - hiếm muộn.

Dấu hiệu tại các bộ phận khác trên cơ thể

Một “kênh” dấu hiệu không thể thiếu cho bạn biết mình có thể bị vô sinh – hiếm muộn chính là những biểu hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể bạn, chẳng hạn như thường xuyên rụng tóc, béo bụng và vùng quanh bụng tăng cân nhanh; da khô và nhăn nheo; suy giảm sinh lực ở các mức độ riêng biệt (nhất là thiếu ham muốn và sức sống trong “chuyện ấy”); stress trầm trọng, tinh thần khủng hoảng hay luôn có cảm giác lo lắng không yên; gặp các vấn đề về cương cứng của dương vật; ra nhiều mồ hôi và xuất hiện nhiều nốt đỏ nóng ran; chuyển động thiếu linh hoạt…

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác nữa cũng báo hiệu chứng vô sinh – hiếm muộn ở nam giới, đó là trường hợp bạn đang mắc bệnh gan, bệnh thận, thiếu tế bào máu hình lưỡi liềm, các bệnh ở cơ quan sinh dục (như giang mai, lậu, sùi mào gà hay mụn dộp…), nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản như viêm tuyến tiền liệt hay viêm mào tinh hoàn, các bệnh truyền nhiễm, bệnh quai bị, bệnh do ảnh hưởng của môi trường và hoàn cảnh sinh sống…

Nếu có dấu hiệu bất ổn, bạn hãy đi khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín! Đừng vội đổ lỗi cho nhau, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình bạn nhé!
 

CHÚNG TA CÙNG THAM KHẢO MỘT SỐ MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA HIẾM MUỘN NHÉ!


Nam giới được coi là hiếm muộn nếu không có khả năng sinh con sau 2 năm quan hệ với vợ không dùng biện pháp tránh thai.

Nam giới được coi là hiếm muộn nếu không có khả năng sinh con sau 2 năm quan hệ với vợ không dùng biện pháp tránh thai, đồng thời bộ máy sinh sản của người vợ không có vấn đề gì. Để điều trị hiếm muộn nam, điều quan trọng là phải dùng thuốc hoặc món ăn có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh ích tủy, trong đó tăng cường chức năng của thận có vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là những món ăn có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh ích tủy giúp khắc phục hiếm muộn nam:

Gà hầm kỷ tử

Gà trống 1 con, kỷ tử 20g, hoàng tinh 20g. Gà làm thịt, bỏ ruột, rửa sạch, cho 2 vị thuốc vào hầm nhừ để ăn. Món ăn bài thuốc này thích hợp với bệnh nhân vô sinh có các triệu chứng: thắt lưng, đầu gối mỏi nhừ, miệng khô, hoa mắt, chóng mặt.

Canh đuôi lợn, tục đoạn

Đuôi lợn 50g, đỗ trọng 20g, ba kích, tục đoạn 20g, nhục thung dung 20g, đậu đen 30g, gia vị vừa đủ. Đuôi lợn rửa sạch đem hầm với các vị thuốc trên nêm gia vị vừa dùng. Dùng liên tục 7 - 10 ngày. Công dụng: bổ thận, sinh tinh.

Canh đuôi lợn chữa bệnh hiếm muộn cho nam giới

Canh tôm, thịt dê

Thịt dê 250g, tôm nõn 25g, gừng, hành, muối, hạt tiêu bột, vừa đủ. Rửa sạch thịt, luộc chín thái mỏng, cho vào nồi đất cùng tôm, gừng, hành, muối, tiêu bột, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi rồi nhỏ lửa nấu tới chín nhừ là được. Ăn kèm trong bữa cơm. Công dụng: ôn thận bổ dương, cường thận, giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.

Cháo hạt dẻ - dương vật bò

Dương vật bò 25g, dương khởi thạch (một loại khoáng chất) 25g, bột hạt dẻ 25g, gạo tẻ 100g. Nấu dương khởi thạch lấy nước, dùng nước đó nấu cháo với dương vật bò để ăn, ngày 2 lần. Thích hợp với bệnh nhân liệt dương, không xuất tinh, tinh trùng ít và yếu.


Nguyên nhân gây hiếm muộn thường gặp
Giải đáp thắc mắc về hiếm muộn - vô sinh
Điều cần biết khi khám hiếm muộn, vô sinh
Kiến thức cơ bản về hiếm muộn – vô sinh
Xét nghiệm vô sinh nữ


(ST)