Triệu chứng của bệnh trĩ giai đoạn đầu - những điều cần biết
Triệu chứng của bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách chữa đơn giản nhất
Triệu chứng của bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách chữa trị
Chúng ta cùng tham khảo những triệu chứng của bệnh HIV giai đoạn cuối để có thái độ xử trí đúng đắn nhé!
TRIỆU CHỨNG NHIỄM HIV VÀ DẤU HIỆU CHUYỂN SANG BỆNH AIDS
HIV và AIDS khác biệt thế nào ?
HIV là chữ viết tắt cụm từ tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus, đây là một loại virus gây ra sự suy giảm miễn dịch ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, do đó người nhiễm HIV dễ bị các bệnh nhiễm trùng khác. HIV không chỉ lây truyền theo đường tình dục mà còn có thể lây truyền qua đường máu như tiêm chích, truyền máu, sản phẩm từ máu hoặc lây truyền từ mẹ sang con hay cấy ghép phủ tạng.
AIDS là chữ viết tắt cụm từ tiếng Anh: Acquired Immunodeficiency Syndrome, đây là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, dùng để chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Các dấu hiệu của AIDS là triệu chứng của những bệnh mắc phải khi cơ thể bị suy yếu. Những bệnh mắc phải này còn được gọi với tên là những bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng nhân cơ hội cơ thể suy yếu để xâm nhập và gây bệnh như các bệnh lao, viêm phổi và nấm. Các triệu chứng thường gặp trong các bệnh nhiễm trùng cơ hội như tiêu chảy kéo dài, sụt cân, sốt kéo dài và các nhiễm trùng da.
Triệu chứng nhiễm HIV
Biểu hiện lâm sàng đầu tiên khi bị nhiễm HIV giống như bị cảm cúm thông thường nên làm bệnh nhân không để ý. Sau đó người bệnh trải qua một thời gian dài không có triệu chứng nhưng nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác rất cao. Khoảng 3 tháng sau khi bị nhiễm HIV, người bệnh khi xét nghiệm máu có thể cho kết quả dương tính. Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp, người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì biểu hiện ra bên ngoài. Sau đó người bệnh trải qua các giai đoạn nhiễm khuẩn cơ hội, sức khỏe yếu dần, bệnh chuyển sang giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV là AIDS; lúc này hệ thống miễn dịch bị phá hủy trầm trọng, người bệnh sẽ chết do cơ thể suy kiệt và do nhiễm khuẩn cơ hội.
ảnh sưu tầm |
Dấu hiệu nhận biết nhiễm HIV đã chuyển sang bệnh AIDS
Những người bị nhiễm HIV được xem như đã chuyển sang giai đoạn bệnh AIDS khi người bệnh xuất hiện ít nhất 2 triệu chứng chính và 1 triệu chứng phụ.
Các nhóm triệu chứng chính gồm:
- Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể;
- Sốt kéo dài trên 1 tháng;
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
Các nhóm triệu chứng phụ gồm:
- Ho kéo dài trên 1 tháng;
- Nhiễm nấm Candida ở hầu họng;
- Nổi ban đỏ và ngứa toàn thân;
- Nổi mụn rộp và dời leo tái phát;
- Nổi hạch nhiều nơi trên cơ thể.
Người bệnh nên đến cơ sở y tế khi nào ?
Đối với những trường hợp đã được xác định bị nhiễm HIV, người bệnh phải đến khám ở các cơ sở y tế khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu như:
- Tiêu chảy kéo dài trên 4 ngày;
- Đau bụng, đi đại tiện ra chất nhầy, có máu;
- Sốt cao hoặc sốt kéo dài;
- Đau ngực, khó thở, ho;
- Ho kéo dài trên 10 ngày;
- Ho ra máu hoặc đờm có máu;
- Có biểu hiện mất nước với triệu chứng khát nước, khô miệng, nước tiểu sẫm màu;
- Viêm nhiễm, mụn nhọt tổn thương các vùng da trên cơ thể;
- Loét miệng nặng, viêm mắt, viêm mi mắt;
- Vết thương có mùi hôi, chảy máu hoặc thâm đen;
- Ban đỏ xuất hiện sau khi dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus;
- Mệt mỏi nhiều, đau đầu hoặc thường xuyên chóng mặt;
- Mất ngủ dài ngày liên tục.
Đối với những trường hợp bị bệnh AIDS, phải được đăng ký điều trị tại các phòng khám bệnh ngoại trú. Một số người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng Retrovirus, một số trường hợp khác sẽ được điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Vì vậy tất cả bệnh nhân AIDS khi có bất kỳ một biểu hiện bệnh lý nào đều phải đến khám ngay tại các phòng khám bệnh ngoại trú để được điều trị, tư vấn và giúp đỡ.
Khuyến cáo phòng bệnh
Mọi người cần trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết cần thiết về triệu chứng nhiễm HIV và dấu hiệu chuyển sang bệnh AIDS để nhận thức được sự nguy hiểm của việc lây truyền bệnh nhằm chủ động phòng tránh bằng nhiều biện pháp thiết thực. Bất kỳ ai có quan hệ tình dục đều có thể có nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS. Nói một cách khác, HIV/AIDS thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nó có quan hệ mật thiết với các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác. Khi nhiễm HIV, hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm và dễ bị lây các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Ngược lại, các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS. Muốn phòng tránh nhiễm HIV/AIDS thì phải phòng tránh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như không quan hệ tình dục, chung thủy một bạn tình, sử dụng bao cao su đúng và thường xuyên khi quan hệ tình dục. Ngoài ra cũng cần phải phòng tránh lây truyền qua đường máu và lây truyền từ mẹ sang con.
Tôi có hai đứa cháu tuổi trên dưới 30, không may bị nhiễm HIV giai đoạn II. Do có sự ưu tiên nên hai cháu đã được dùng thuốc của chương trình Nhà nước tài trợ. Hai cháu đã kết hôn 5 năm chưa có con. Các cháu đang dùng thuốc triomune và cibla nhưng thấy rất mệt. Sau đó các cháu có uống thêm thuốc ENVC loại 35.000đ/lọ thấy ăn ngủ tốt, song chồng thì sút cân còn vợ thì lại tăng cân. Tại sao lại như vậy. Nên uống thuốc gì để không chống lại hai thuốc điều trị HIV mà các cháu đang uống? Tôi nghe nói có một số ông thầy Đông y đã chữa khỏi cho một bệnh nhân HIV. Điều này thực hư thế nào? Kính mong báo giải đáp giùm.
Thái Thị Vượng (Thanh Hóa)
Trước hết, chúng tôi xin được chia sẻ với bà những không may mà các cháu bà gặp phải. Song chúng tôi cần phải nói rằng điều trị bằng các thuốc chống HIV (ARV) do các chương trình đang cấp phát hiện nay ở nước ta không phải là được hay không được điều trị, mà là đã cần hay chưa cần phải điều trị. Những thuốc mà hai cháu bà đang dùng là phối hợp gồm 3 thuốc: d4T + 3TC + NVP. Thông thường khi mới sử dụng những thuốc này bệnh nhân thấy mệt mỏi, ăn khó tiêu, buồn nôn và nôn. Nhưng những triệu chứng này sẽ mất dần mà không gây nguy hiểm gì trừ trường hợp bị dị ứng nặng và viêm gan nặng. Sau khi dùng thuốc một thời gian đa số bệnh nhân sẽ thấy khỏe lên, ăn ngon miệng hơn và tăng cân. Trường hợp không thấy lên cân hoặc vẫn sút cân thì có thể do những nguyên nhân sau đây:
- Tuân thủ điều trị kém, ví dụ như uống thuốc không đúng giờ, uống thuốc không đủ liều trong ngày. Kém tuân thủ là nguyên nhân hàng đầu trong thất bại điều trị ARV. Nên nhớ nếu trong 10 lần uống thuốc người bệnh uống đúng 8 lần thì thất bại sẽ là 100%.
- Bệnh nhân không có người hỗ trợ tuân thủ điều trị.
- HIV đã kháng thuốc ở người bệnh kém tuân thủ. Kháng thuốc thường xảy ra rất nhanh khi uống thuốc không đúng giờ quy định, không đủ số viên thuốc trong một ngày.
- Bắt đầu điều trị vào giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng cũng không đạt được hiệu quả mong muốn.
- Khi bắt đầu dùng thuốc người bệnh vẫn đang bị một nhiễm trùng cơ hội.
- Nếu người bệnh được điều trị ARV vẫn dùng ma túy, kém dinh dưỡng thì kết quả điều trị cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Để biết các thuốc mà cháu bà đang sử dụng không được hoặc không nên dùng cùng một lúc với những thuốc nào bà nên trực tiếp hỏi bác sĩ tại các cơ sở y tế cấp phát thuốc ARV. Nói chung, với các thuốc mà cháu bà đang sử dụng sẽ không chỉ định kèm với thuốc itraconazol và rifamycin vì làm tăng độc tính với gan.
Với các thuốc Đông y chúng tôi khuyên bà nên hỏi người kê đơn xem các thuốc đó có độc với gan, thận không. Còn việc chữa khỏi HIV/AIDS bằng Đông y chúng tôi cũng đang hy vọng, còn hiện nay thì chưa có. Rất nguy hiểm cho những người cả tin vào các thầy lang nói rằng họ chữa khỏi căn bệnh này.NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?
Tất cả mọi người đều phải giữ gìn vệ sinh và được ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Người sống chung với HIV có hệ miễn dịch bị suy giảm nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, do đó, cần chú ý hơn trong việc giữ vệ sinh và đảm bảo dinh dưỡng.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng tốt giúp cơ thể khỏe mạnh, góp phần phòng chống bệnh tật. Những thức ăn tốt cho người bình thường lúc khỏe cũng sẽ tốt cho người bệnh. Người sống chung với HIV cần thường xuyên ăn uống điều độ và theo khả năng hấp thu của cơ thể. Uống đủ nước và các loại đồ uống phù hợp để tránh mất nước và tăng cường sức khỏe.
Cách chọn đồ ăn
Dùng những thức ăn chứa đạm, sắt và canxi: các loại đậu, đậu nành, đậu hũ, đậu phộng và các loại hạt khác, trứng, thịt, cá và sữa.
Dùng các loại thức ăn cung cấp năng lượng: khoai tây, khoai lang, khoai mì, khoai sọ, lúa, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác, mỡ động vật, dầu thực vật và đường.
Dùng các loại thức ăn chứa nhiều vitamin: tất cả các loại trái cây và rau quả. Các loại màu xanh đậm chứa nhiều chất bổ nhất rồi tiếp theo là các loại rau trái có màu cam.
Kết hợp nhiều loại thức ăn với nhau để đảm bảo đủ chất, thay đổi thực đơn, cách chế biến thường xuyên để tạo cảm giác ngon miệng.
Tránh các loại rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới thuốc người bệnh đang dùng.
Bảo quản, chế biến thực phẩm
Chỉ dùng các loại thức ăn mới nấu và không bám bụi; Không ăn các loại thực phẩm sống, tái hay nấu sơ sài, nhất là đồ biển, trứng và các loại thịt; Rửa rau trái bằng nước sạch; Đậy kín thực phẩm để tránh ruồi nhặng; Giữ gìn thực phẩm đúng cách tránh hư hỏng - cẩn thận với những thức ăn để bên ngoài quá 30 phút.
Chú ý về nước uống
Chỉ uống nước đã đun sôi; Không dùng các loại nước lấy từ ao hồ, sông suối mà không tẩy sạch trước để nấu ăn hoặc đun uống; Trữ nước trong bình chứa sạch và dùng gáo có tay cầm để lấy nước; Không uống các loại nước pha chế không rõ nguồn gốc.
Tham gia sinh hoạt nhóm giúp người nhiễm HIV có nghị lực hơn. ( Ảnh nguồn: internet)
|
Vệ sinh
Vệ sinh thân thể
Cần phải giữ gìn vệ sinh thân thể, hàng ngày cần đánh răng, tắm rửa, thay quần áo để tránh các bệnh ngoài da, bệnh răng miệng; Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh; Không khạc nhổ bừa bãi xuống đất, chỉ khạc nhổ vào dụng cụ khạc nhổ; Che miệng khi ho hay hắt xì hơi; Cần luyện tập thể dục thể thao, thể dục dưỡng sinh... để tăng cường sức khỏe bản thân, sống khỏe mạnh lâu dài, có thể lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và gia đình.
Vệ sinh giường chiếu
Sắp xếp lại giường chiếu sao cho đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh, nhất là cho những ai nằm trên giường cả ngày lẫn đêm; Thường xuyên vệ sinh, phơi nắng chăn, gối, chiếu, giũ cho giường sạch và khô ráo để tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái và khỏe mạnh hơn; Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy, lót một miếng nhựa mỏng dưới tấm ga trải giường hay chiếu giúp cho việc thay giặt được dễ dàng hơn.
Vệ sinh môi trường xung quanh
Làm cho môi trường xung quanh nhà càng sạch sẽ, thoáng mát cho bệnh nhân càng tốt. Đặc biệt, khi người bệnh không thể di chuyển được thì việc được ở một nơi sạch sẽ, thoáng khí vô cùng quan trọng (giường ngủ, chỗ ngồi...); Giường ngủ và khu vực xung quanh người bệnh nằm phải được giữ khô ráo, sạch sẽ. Sự thoáng khí rất quan trọng cho sức khỏe, đem lại sự thoải mái dễ chịu cho người bệnh và đặc biệt cần thiết khi trong nhà có người mắc bệnh lao. Đối với một số người sống chung với HIV, nhất là những người hay bị ói mửa, tránh để họ nằm gần những nơi thường xuyên bốc mùi như nhà bếp hay nhà vệ sinh; Dùng các loại hố xí hợp vệ sinh để tránh ruồi nhặng và giữ gìn vệ sinh môi trường, tránh không bị ô nhiễm...
Tránh sốt rét, sốt xuất huyết
Sốt rét là loại bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét gây ra, chúng ký sinh trong cơ thể muỗi và khi muỗi đốt truyền bệnh cho con người, do đó, để người sống chung với HIV tránh sốt rét cần phải: Mắc màn khi ngủ; Xịt thuốc diệt muỗi xung quanh nhà để diệt muỗi; Không để nước tù đọng trong các vũng, chậu, chum vại hỏng, mảnh bát vỡ, lốp xe... để muỗi không còn nơi sinh sản.
Đối với vật nuôi và động vật
Vật nuôi và động vật có thể mang bệnh truyền nhiễm gây bệnh cho con người sống chung với HIV, vì vậy, phải lưu ý khi sau tiếp xúc, vuốt ve hay xử lý chất thải của chúng, cần rửa tay sạch ngay.
Tinh thần
Người sống chung với HIV nên tham gia các hoạt động xã hội như các nhóm bạn giúp bạn, các nhóm tự chăm sóc, các đội tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS... Việc tham gia này giúp họ chia sẻ sự cảm thông kinh nghiệm đối đầu với các khó khăn, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như việc làm. Sự tham gia của người sống chung với HIV vào các hoạt động xã hội cũng là một tác động lớn làm giảm kỳ thị của cộng đồng với người sống chung với HIV.
Thời gian làm xét nghiệm HIV
Bị nhiễm HIV có nên sinh con?
Thế nào là quan hệ ngoài âm đạo
Bà bầu và bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bênh đường sinh dục nam
(ST)