6 loại lá chữa bệnh ho hiệu quả không cần dùng thuốc
Cách trị bệnh ho đơn giản nhất
Gần một nửa số người mắc hen suyễn phát bệnh trong độ tuổi trưởng thành. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng của căn bệnh này rất quan trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong một thời gian dài, hãy tới gặp bác sĩ để làm rõ nguyên nhân.
Ho mạn tính, dai dẳng
Ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống phòng thủ của cơ thể đang cố "trục xuất" các chất kích thích, chẳng hạn như thuốc lá, phấn hoa và nước nhầy từ phổi. Nếu bị ho, có thể bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn xoang mũi. Tuy nhiên, một khi triệu chứng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ.
Thường xuyên bị viêm phế quản khi còn nhỏ
Khi bạn bị viêm phế quản, các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích và viêm. Việc bạn thường xuyên bị viêm phế quản lúc còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ phát bệnh hen suyễn khi nhiều tuổi hơn.
Hay hắng giọng
Cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy. Nếu những bộ phận trên bị kích thích, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều nước nhầy hơn. Khi nước nhầy mắc kẹt trong cổ họng của bạn, bạn thường hắng giọng để đẩy nó đi. Việc có màng nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Khò khè bất cứ khi nào bị cảm lạnh
Một triệu chứng khác của bệnh hen suyễn là thở khò khè, đặc biệt là khi bạn bị cảm lạnh. Khò khè là âm thanh không khí tạo thành khi nó không thể "đi" qua phổi của bạn một cách bình thường.
Thở khò khè là dấu hiệu của hen suyễn. Ảnh minh họa: IE.
Thở khò khè hoặc ho sau khi tập thể dục
Nếu sau khi tập thể dục, bạn thở khò khè hoặc ho, đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Đối với một số người, tập thể dục trong thời tiết lạnh có thể gây ra phản ứng này. Do đó, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong tất cả điều kiện nhiệt độ để có thể nắm bắt bệnh tình kịp thời.
Cảm thấy đứt hơi ngay cả khi vận động nhẹ
Nếu bạn bị đau thắt ngực và hết hơi sau khi vận động nhẹ, tiếp đó phải ngồi xuống và nín thở rồi mới có thể tiếp tục, có thể bạn đã bị hen suyễn.
Thường xuyên ho vào ban đêm
Những người bị hen suyễn thường bị ho khi họ cố gắng ngủ. Nguyên nhân là do đường thở của bạn tự nhiên bị thu hẹp một chút vào ban đêm. Thêm vào đó, bạn còn thường xuyên bị đánh thức bởi những cơn ho.
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Nếu đường hô hấp bị sưng, bạn sẽ thấy khó khăn hơn khi thở
Chính điều này làm bạn mệt mỏi. Đó cũng là lý do tại sao nhiều người bị bệnh hen suyễn thường xuyên phàn nàn về tình trạng mệt mỏi của mình.
Thường xuyên bị mất giọng
Việc thường xuyên bị mất giọng có thể không phải là triệu chứng của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này xảy ra cùng lúc với một số triệu chứng khác thì bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ.
NHỮNG HIỂU LẦM TAI HẠI VỀ HEN SUYỄN
Theo định nghĩa, hen suyễn là bệnh phổi mãn tính, đường hô hấp bị viêm sưng và thu hẹp. Hen suyễn gây thở khò khè theo quãng (có tiếng rít khi hít vào), tức ngực, khó thở và ho. Các cơn ho thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Ở nhiệt độ thấp và môi trường bụi, bệnh nhân hen suyễn thường xuyên bị ho và khó thở.
Nếu bạn bị thức cả đêm vì ho hoặc khó thở, hoặc luôn cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục; bị cảm lạnh hoặc cảm cúm trong hơn 3 tuần, đã bị khó thở sau khi uống thuốc ho hay thuốc cao huyết áp hoặc có bệnh chàm thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể có hen suyễn.
TS Shin Jong-wook của Chung-Ang, bệnh viện Đại học cho biết: “Những người có thông tin không chính xác về căn bệnh này có thể làm triệu chứng nặng hơn. Dưới đây là những quan niệm sai lầm của nhiều người về bệnh hen suyễn:
Chạy bộ và đi bộ là tốt cho bệnh suyễn
Những bệnh nhân hen suyễn bị khó thở thường mắc sai lầm khi tin rằng chạy, đạp xe hay đi bộ sẽ giúp tăng cường chức năng phổi.
Trên thực tế, tập thể dục vào buổi sáng có thể làm các triệu chứng hen tăng nặng. Không khí lạnh vào trong phổi và gây kích thích các cơ quan hô hấp.
Sẽ tốt hơn nếu thay tập thể dục bằng đi bộ hay các bài tập căng duỗi người. Tránh đi vào các khu vực có không khí quá khô.
Bơi lội cũng được khuyến khích. Đắm mình trong nước và không khí ẩm sẽ là cách tập luyện an toàn hơn nhiều. Mặc dù rất tốt nhưng sau khi bơi, thân nhiệt sẽ giảm xuống vì vậy cần có biện pháp làm ấm cơ thể để triệu chứng bệnh không nặng lên.
Hút thuốc là xấu nhưng uống rượu thì được
Ngày nay, mọi người đều biết rằng uống rượu là không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân hen thường đánh giá thấp các nguy cơ của việc uống rượu, loại đồ uống chứa sulfite, chất gây chít hẹp phế quản.
Sulfite cũng có thể được tìm thấy trong trái cây sấy khô, bia, nước trái cây, khoai tây và tôm.
Chỉ có trẻ em bị bệnh suyễn
Đúng là hen suyễn thường được phát hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, tỷ lệ mắc hen suyễn ở người trên 50 tuổi hiện đang cao hơn mức trung bình (vượt quá 3%). Có vẻ như là bệnh xuất hiện khi còn nhỏ sau đó tình hình được cải thiện và tái phát ở tuổi trưởng thành.
Do đó, những người đã có bệnh hen suyễn khi nhỏ cần luôn đi kiểm tra sức khỏe. Người cao tuổi nên dùng cẩn thận bởi vì bệnh suyễn có thể dẫn đến bệnh nghẽn phổi mãn tính.
Không được sử dụng thuốc steroid
Các bác sĩ kê đơn thuốc có chứa steroids để giúp mở rộng, chữa viêm teo lại của các phế quản. Tuy nhiên, steroid được biết đến với tác dụng phụ như cao huyết áp, tăng cân, loãng xương và loét dạ dày và vì thế nhiều người coi đây là độc chất.
Tuy nhiên, ở dạng hít và chỉ có tác dụng với các phế quản thì chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng về tác dụng phụ của nó.
Hen suyễn là một bệnh nghiêm trọng
Nhiều người có thể coi nhẹ sự nghiêm trọng của hen suyễn nhưng sự thật đây là căn bệnh chết người. Các chuyên gia chia nó thành bốn giai đoạn và ở mức độ 4 có thể gây tử vong thứ tư có thể gây ra tử vong. Những người mắc bệnh hen suyễn không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan căn bệnh rất nhạy cảm này.
ĂN GÌ ĐIỀU TRỊ HO HEN?
Với bệnh nhân hen, nên cung cấp ít nhất 1g đạm/kg thể trọng/ngày. Với bệnh nhân hô hấp kém, tỷ lệ chất béo trong khẩu phần có thể chiếm 40 - 45% tổng năng lượng cung cấp mỗi ngày. Hơn nữa, ăn chất bột đường sẽ làm tăng thông khí.
Chế độ ăn giàu chất béo omega-3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm. Trẻ ăn các hạt vốn giàu vitamin E (ít nhất 3 lần/tuần) cũng ít có nguy cơ bị thở khò khè. Cá hồi có thể phòng ngừa bệnh hen suyễn di truyền. Đối với trẻ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, nguy cơ phát triển bệnh rất cao.
Tuy nhiên, khi trẻ còn là bào thai, nếu mẹ thường xuyên ăn cá hồi và các loại cá chứa dầu thì nguy cơ mắc bệnh trong 5 năm đầu đời có thể được hạn chế đáng kể.
Bệnh nhân hen cần được cung cấp đến khoảng 2g vitamin C mỗi ngày. Do đó, tăng cường ăn nhiều rau xanh củ quả, nhất là nguồn hoa quả có chứa nhiều vitamin C sẽ có lợi cho nhóm người mắc bệnh hen.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như rau ngót, cần tây, ớt xanh to, bưởi, dền đỏ, rau đay, mồng tơi, ổi, cải xanh, cà chua, cam, chanh... Ăn cam, táo, cà chua và nho mỗi ngày giúp trị chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng nhờ vào lượng chất oxy hóa cao.
Bệnh nhân hen cần được cung cấp đến khoảng 2g vitamin C mỗi ngày... (Ảnh minh hoạ)
Thức ăn giàu bêta-caroten (có nhiều trong gấc, rau ngót, ớt vàng to, cà rốt...) và vitamin E (có nhiều trong dầu thực vật và các loại hạt) cũng có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp cho bệnh nhân hen.
Nên ăn nhạt, tức là kiểm soát lượng Natrium trong chế độ ăn vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây ứ muối và nước, làm nặng thêm tình trạng khó thở. Natrium có nhiều trong gia vị (muối, bột ngọt, bột canh), các loại mắm, thức ăn khô (như các loại khô cá...), đồ hộp... Nên ăn dưới 6g muối/ngày (1 thìa cà phê nhỏ).
Bệnh nhân hen hay biếng ăn do ho, khò khè kéo dài, nhiễm trùng cấp, thở nông và mệt mỏi. Vì thế, hãy ăn nhiều bữa ăn nhỏ khoảng 6 bữa trong ngày. Bổ sung thức uống dinh dưỡng như sữa từ 400 - 600ml không những làm tăng được năng lượng nạp vào mà còn cải thiện được tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Tránh những thực phẩm sinh hơi, gây trướng bụng như thức uống chứa gas, táo, bơ, dưa hấu, đậu, bông cải xanh, bắp cải, ngô, hành, tiêu, rau cải ngâm giấm hoặc làm dưa chua...
Uống nhiều nước, từ 6 - 8 cốc nước/ngày. Không uống các thức uống chứa cafein, trà, thức uống chứa gas như các loại nước lên men, coca, pepsi... vì chúng có thể tương tác với một số thuốc điều trị.
Trường hợp có suy tim nên hạn chế lượng nước trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu đang được điều trị thuốc lợi tiểu, nên tăng lượng kalium trong ngày. Những thực phẩm chứa nhiều kali gồm đậu nành, đậu xanh, cam, chuối, khoai tây, cà chua, rau dền...
Trẻ bị ho nhiều vào đêm
Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì
Làm gì khi trẻ bị ho
Chẳng lo bị ho khi bầu bí
Mẹo chữa ho cho bà bầu
(ST)