Các món ngon từ Hàu mùi thơm ngây ngất kích thích vị giác
Kích thích tóc mọc nhanh chỉ sau 7 ngày chăm sóc
Hội chứng ruột kích thích còn có tên gọi khác là bệnh rối loạn chức năng ruột, triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích là gì và có biểu hiện như thế nào chúng ta cùng tham khảo nhé!
Hình ảnh minh họa.
Tỷ lệ người mắc hội chứng này càng ngày càng tăng và chi phí cho điều trị tốn kém chỉ sau bệnh cảm lạnh. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất là từ 30 – 40 tuổi. Cũng có thể gặp ở những trẻ em và những người lớn tuổi. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới theo tỷ lệ từ 2,4 – 3/1. Những phụ nữ ít hoạt động thể lực, trầm cảm, nhân cách yếu thường mắc bệnh nhiều hơn.
Dưới đây là những triệu chứng cơ bản của hội chứng ruột kích thích:
Vị trí đau : Thường ở vùng hố chậu phải, tuy nhiên cũngc ó thể ở vùng hạ vị, vùng hạ sườn hai bên, vùng hố thắt lưng hoặc đau khắp ổ bụng. Theo một thống kê ở Mỹ cho thấy 20% đau vùng hạ vị; 20% đau bụng phía bên phải; 20% phía bên trái; 10% ở thượng vị và 10% ở các vị trí khác.
Hình ảnh minh họa.
Tính chất đau rất khác nhau giữa các bệnh nhân: Đau kiểu quặn thận, kiểu đầy tức, kiểu như trướng hơi, kiểu bỏng rát hay kiểu xoắn vặn. Đôi khi có những cơn đau dữ dội giống một bệnh lý ngoại khoa.
Hoàn cảnh xuất hiện : Cơn đau thường xuất hiện trong những giờ làm việc, có thể đau ít thoáng qua và do sự bận rộn của công việc nên bệnh nhân thường lãng quên đi những triệu chứng. Cũng có khi đau nhiều hơn tuy không dữ dội nhưng bệnh nhân luôn cảm thấy ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Rất ít khi đau về đêm mà khiến người bệnh phải thức giấc. Cơn đau thường tăng lên sau ăn hoặc có những stress, giảm đau sau khi trung tiện hoặc đại tiện và thường biến mất vào ban đêm.
Thời gian kéo dài của cơn đau cũng rất thất thường: Có khi vài ngày vài giờ hoặc vài phút. Cơn đau tái phát với các tính chất tương đối hằng định giống những cơn đau trước đó. Đặc điểm đau rất đa dạng và không đặc hiệu này làm cho thầy thuốc rất khó định hướng trong chẩn đoán.
Rối loạn nhu động ruột: Rối loạn nhu động ruột biểu hiện lâm sàng là táo bón hoặc ỉa lỏng hay phối hợp cả hai xe kẽ lẫn nhau.
Người bệnh có cảm giác rất khó đi ngoài nên phải cố rặn, đại tiện không hết phân nên luôn có cảm giác muốn đi ngoài, thời gian đại tiện lâu. Phân cứng hoặc lổn nhổn, có chất nhày bám theo phân. Số lần đại tiện giảm, ≤3 lần/ ngày. Lúc đầu táo bón từng đợt, sau táo bón liên tục hơn và ngày càng kém đáp ứng về các thuốc nhuận tràng.
Táo bón có thể xen kẽ với ỉa lỏng, sau một đợt táo bón là ỉa lỏng và ngược lại. Triệu chứng táo bón thường kèm theo cảm giác căng trướng bụng và đầy hơi.
Hình ảnh minh họa.
Mật độ phân: Phân không thành khuôn và kém độ kết dính, rất ít khi ỉa chảy nước với khối lượng phân không tăng (thường từ 200 – 300 ml/ ngày). Tính chất của phân khác với những trương hợp giảm hấp thu do những tổn thương ở ruột non hoặc do viêm tụy mạn tính.
Phân thường có nhiều mũi nhày nên trước kia một số tác giả nước ngoài nhầm lẫn gọi là viêm đại tràng tiết nhày. Trong phân không bao giờ có máu trừ khi có bệnh trĩ kèm theo và cũng không bao giờ có hạt mỡ. Nếu tăng nhu động nhiều, trong phân có thể có các sợi thức ăn chưa tiêu hóa hết như sọi rau, quả và các loịa ngũ cốc…
Số lần đi ngoài nhiều: Ít nhất 3 lần / ngày, buộc phải đi ngoài ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, có khi cảm giác muốn đi ngoài ngay sau khi ăn, ít khi đi ngoài vào ban đêm.
Ỉa lỏng thường kèm theo đau quặn bụng, sau khi đi ngòai triệu chứng đau giảm đi hoặc hết. Ỉa lỏng đơn độc không kèm đau bụng ít gặp hơn. Mặc dù ỉa lỏng kéo dài nhưng hầu hết không có các biểu hiện của hội chứng kém hấp thu cũng như gầy sút. Các đợt ỉa lỏng thường hay tái phát khi ăn các loại thức ăn tanh, mỡ hoặc thức ăn lên men chua.
Sôi bụng : Do khí trong các quai ruột có xu hướng đi ngượi từ dưới lên trên tạo ra các cơn sôi bụng và ợ hơi.
Bụng trướng hơi : Bệnh nhân luôn có cảm giác nhiều hơi trong bụng, bụng ậm ạch khó chịu. Tuy nhiên khi đo lượng khí trong ruột ở nhữung bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích người ta không thấy thăng hơn so với người bình thường. Có thể do giảm sự dung nạp của bệnh nhân với cảm giác trướng bụng là chứ không phải là tăng khí thực sự trong các quai ruột.
Chán ăn do cảm giác đầy bụng hoặc đau . Sau khi những khó chịu ở bụng mất, người bệnh trở lại ăn bình thường nên ít khi sụt cân vì chán ăn.
Các rối loạn chức năng của thực quả dạ dày như hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản với các triệu chứng:
Đi giải nhiều lần : tăng số lượng nhưng ít khi vượt quá 2000ml, cảm giác lại muốn đi giải nhưng không có đái buốt và đái dắt.
Rối loạn kinh nguyệt : Chu kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn lại, có khi mất trong vài tháng.
Mất ngủ hoặc ngủ không sâu vì vậy luôn có cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng khi thức dậy.
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Những triệu chứng thường gặp bao gồm: đau hay quặn bụng, trướng bụng và đầy hơi, ngoài ra còn kèm theo thay đổi thói quen đi cầu. Hội chứng ruột kích thích trước đây đã từng được gọi là chứng co thắt ruột, bệnh ruột chức năng và viêm niêm mạc kết tràng. Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích không phải là một viêm ruột thật sự. | ||
|
ĐIỀU TRỊ BỆNH HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Phần lớn trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn; Chưa có một thuốc đơn độc nào có hiệu quả duy nhất với hội chứng ruột kích thích; Điều trị theo triệu chứng nổi trội là hợp lý và hữu ích.
Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ vệ sinh ăn uống. Cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, ăn uống thái quá, nhiều chất béo, tránh sinh hoạt làm việc căng thẳng. Ngoài ra, thuốc nhuận tràng đôi khi cũng làm tăng triệu chứng.
Trong nhiều trường hợp nếu chỉ dùng biện pháp vệ sinh, chế độ ăn uống thôi thì không đủ. Cần phải điều trị bằng thuốc, tùy vào triệu chứng nổi trội và nên phối hợp các thuốc. Cụ thể như sau:
Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Viên 2mg, 1-2viên x 2-3 lần/ngày.
Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.
Thuốc chống táo bón: Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.
Thuốc chống đau: Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc chống trầm cảm, an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.
Đau sau ăn: dicyclomine, dicycloverine (kremil-S); chống co thắt uống spasmaverine; thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel), thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Triệu chứng của bệnh đau ruột thừa
Tác dụng của quả chùm ruột đối với sức khỏe
Nguyên nhân và biểu hiện của đau ruột thừa
Đường ruột và dạ dày
(ST)