Triệu chứng của bệnh nhiễm sán chó
Triệu chứng của bệnh tụt canxi máu và cách xử lý nhanh
Nguyên nhân của bệnh đau khớp và chế độ ăn uống,kiêng kị cho người bệnh khớp
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh khớp như thế nào và cách chữa trị bệnh khớp ra sao để nhanh khỏi, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
NGUYÊN NHÂN - TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH KHỚP
Bệnh thấp khớp hay còn gọi là bệnh phong thấp, là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch (bệnh tự miễn nhiễm), mà nguyên nhân chính là do sự viêm nhiễm mãn tính phần dịch khớp gây ra, thường đi kèm với các đặc điểm đa hệ khác.
Chứng bệnh tự miễn nhiễm là trình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động chống lại chính các mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể.
Với bệnh thấp khớp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng chịu tấn công và bị tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra.
Những ai có thể mắc bệnh thấp khớp?
Mặc dù thấp khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi người, nhưng nó xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn là ở nam giới. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể.
Bệnh thấp khớp có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trong độ tuổi từ 25-50.
Đôi khi, trẻ em cũng bị mắc bệnh thấp khớp. Người ta sử dụng thuật ngữ “phong thấp nhi đồng” (“Juvenile Rheumatoid Arthritis”) để chỉ căn bệnh này ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp?
Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh khớp, tuy nhiên một vài yếu tố sau đây cũng tác động rất lớn đến bệnh này:
Giới tính: Các thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới, trong khi đó nữ giới lại dễ mắc bệnh viêm khớp hơn nam giới.
Gien: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Nghề nghiệp: Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa các dạng của bệnh thấp khớp và nghề nghiệp đã thấy rằng những người làm nghề sơn sửa móng tay chân, thợ sơn, thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu dễ mắc bệnh viêm khớp hơn. Nghiên cứu gần đây tại Thụy Điển chỉ ra rằng những người thường xuyên tiếp xúc với các loại xăng dầu tăng 30% nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.
Chế độ ăn: Cơ thể thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vì thế cần điều chỉnh cân nặng hợp lý. Việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà, thiếu chất chống ôxy hóa, các vitamin và chất khoáng cần thiết làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hút thuốc: Các nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan trực tiếp giữa hút thuốc và bệnh viêm khớp. Các nghiên cứu tại Thuỵ Điển đã chỉ ra rằng những người hút thuốc làm tăng 21% nguy cơ mắc viêm khớp.
Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh thấp khớp?
Một số biểu hiện và triệu chứng của bệnh thấp khớp là:
• Sốt nhẹ
• Uể oải và mệt mỏi
• Ăn uống không ngon miệng.
• Những khớp nhỏ tại ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau.
• Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng..
• Đau và sưng tấy đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân, v.v…).
• Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp.
• Sáng sớm khi thức dậy, các khớp thường bị tê cứng và kéo dài hơn 30 phút.
• Các khớp bị ảnh hưởng trở nên tê cứng, nếu bất động trong một thời gian dài.
• Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.
Cách điều trị bệnh thấp khớp?
Người ta sử dụng những phương pháp sau đây để chữa trị các triệu chứng thấp khớp:
• Vật lý trị liệu.
• Giảm cân.
• Liệu pháp nóng.
• Liệu pháp lạnh.
• Liệu pháp nghề nghiệp.
Cũng có thể sử dụng các loại dược phẩm để chữa trị bệnh thấp khớp. Một số loại dược phẩm thường dùng bao gồm:
• Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)
• Corticosteroid
• Thuốc DMARD (thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh)
• Anti-cytokine (chống phân bào)
Các loại thuốc trên không chỉ chữa trị các triệu chứng, mà còn có thể hạn chế (kìm nén) hệ miễn dịch và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Điều trị bệnh thấp khớp khá phức tạp và cần phải được giám sát bởi một bác sỹ chuyên điều trị thấp khớp.
Nếu biến dạng khớp xảy ra, thì bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để chữa trị.
NHỮNG LƯU Ý VỚI NGƯỜI BỆNH KHỚP
Bệnh khớp là một căn bệnh khá phổ biến và đem lại nhiều phiền toái cho đời sống sinh hoạt của người bệnh. Sau đây là một số lưu ý cho người bệnh khớp.
Bệnh nhân gút
Bệnh thường gặp ở nam giới, tuổi trung niên, bệnh liên quan đến chế độ ăn uống quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu… Do vậy cần hạn chế tối đa uống rượu, bia vì rượu, bia làm tăng acid lactic trong máu dẫn đến tăng lắng đọng urat ở khớp. Duy trì chế độ ăn giảm đạm (protein). Đảm bảo uống đủ nước để thận có thể lọc tốt (2-2,5l/ngày), nhất là sau khi uống rượu, bia, ăn nhậu nhiều. Kiềm hóa nước tiểu để tăng đào thải acid uric qua thận bằng các loại nước khoáng có kiềm cao hoặc nước kiềm 14%.
Những thực phẩm không nên ăn là thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật (gan, óc, tim, lòng, bầu dục) một số loại nấm, măng tây, tôm, cua, cá béo, cá hộp, thịt bê, đậu hạt các loại…. Có thể ăn trứng, sữa, hoa quả.
Với người bệnh viêm khớp dạng thấp
Cần tránh lạnh, ẩm, ăn uống hợp lý đề phòng các đợt tiến triển là quan trọng nhất. Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ, bệnh được xếp vào nhóm bệnh “tự miễn dịch” với sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu.
Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp kéo dài với các đợt sưng đau khớp cấp tính. Trong đợt cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác. Mỗi đợt cấp tính thường kéo dài khoảng 1- 2 tuần. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Các khớp thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả 2 bên. Ở giai đoạn muộn, thường biểu hiện ở các khớp vai, háng, cột sống cổ. Buổi sáng, khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy có cảm giác cứng tại khớp, khó vận động. Sau nhiều đợt cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài tháng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí, ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế, phải có người phục vụ.
Bệnh nhân bị co thắt các mạch máu đầu chi trong hội chứng Raynaud,
Đây là một biểu hiện hay gặp trong bệnh xơ cứng bì toàn thể, cần phải giữ ấm bàn chân, bàn tay. Khi tiếp xúc với lạnh, đầu ngón tay, ngón chân bị trắng bệch, tê buốt do thiếu máu đầu chi, sau đó chúng trở nên tím ngắt, căng tức. Xơ cứng bì là một bệnh hệ thống, do bất thường về hệ thống miễn dịch, có biểu hiện ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, trong đó thường thấy như da dày lên, mờ hoặc mất các nếp nhăn trên mặt, khó há miệng, lắng đọng canxi ở tổ chức dưới da, giảm tiết dịch các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến nước mắt, dịch tiêu hóa, xơ hóa phổi, tràn dịch màng ngoài tim, màng phổi…
Đề phòng đợt tiến triển của bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Là bệnh lý do quá trình lão hóa của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi và nhuyễn hóa, làm lộ tổ chức xương dưới sụn, gây đau và hạn chế vận động. Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng bị giảm đi, cũng góp phần làm bệnh nặng thêm.
Để có một cái Tết thật vui, bệnh nhân mắc các bệnh khớp cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tránh uống nhiều bia, rượu, tuân thủ chế độ thuốc men thường xuyên tránh lạnh, giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, đội mũ, đeo găng tay, đi tất, quàng khăn ấm, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, ngâm nước muối ấm bàn tay, bàn chân, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hòa nhiệt độ (nếu có điều kiện).
Những thực phẩm tốt cho khớp
Trái bơ, cà rốt, khoai lang ta: Nhằm tận dụng tác dụng kháng ôxy hóa cộng hưởng của cặp sinh tố bài trùng A và E để bảo vệ bao khớp và đầu xương.
- Sữa đậu nành, đậu hũ, hạt bí: Nhằm vừa mượn hiệu năng chống dị ứng của canxi vừa cung cấp chất vôi để bảo vệ đầu xương trước tác dụng xói mòn của độc chất trong ổ viêm.
- Cá biển như cá hồi, cá mòi, cá saba: Nhằm tiếp tế cho cơ thể chất 3-Omega để chất này sau đó được biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Ngoài ra nó còn hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm và có tác dụng rất tốt trong việc chữa thoái hóa đốt sống cổ.
- Đu đủ, thơm, chanh, bưởi: Các loại trái này là nguồn cung ứng hai hoạt chất có tác dụng trợ lực cho chức năng kháng viêm của tuyến thượng thận. Đó là men ly giải chất gây đau và sinh tố C.
- Nấm đông cô và nấm mèo: Là hai món ăn đang được đánh giá cao nhờ có tác dụng giảm đau không thua các loại thuốc kinh điển như aspirin, paracetamol… và an toàn hơn vì không gây kích ứng trên đường tiêu hóa.
NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO XƯƠNG KHỚP
Bộ xương đóng vai trò tạo hình cho cơ thể, là các khoang chứa nội tạng, hỗ trợ quá trình vận động và là nơi sản sinh ra các tế bào máu. Để đảm bảo xương bạn luôn chắc khỏe, ngoài việc phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như béo phì, chấn thương thì việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể bổ sung một số thực phẩm có lợi cho xương để xương của bạn luôn chắc khỏe dù ở bất cứ độ tuổi nào.
Ngũ cốc và rau quả là những thực phẩm tốt cho xương
Thực phẩm phòng chữa bệnh thoái hóa khớp
Các loại thịt: có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua. Đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy”, do vậy để phòng ngừa THK, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn. Nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những “dược liệu” tự nhiên này.
Ngũ cốc và rau quả: cần ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, một số thực vật như đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa.
Về hoa quả thì nên ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Đặc biệt, hiện nay người ta đã phát hiện được tác dụng chữa thoái hóa khớp của quả bơ kết hợp với đậu nành. Các nghiên cứu cho thấy, các chất trong trái bơ hay đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Những người bị THK gối hay khớp háng được cho uống trái bơ hay đậu nành trong vòng 6 tháng thấy giảm các triệu chứng của THK và không thấy tác dụng phụ gì cả. Một số gia vị như ớt, tiêu, gừng, lá lốt đều có tác dụng chống viêm, giảm đau đối với bệnh THK. Thậm chí người ta còn tách được từ ớt hoạt chất capsain có thể bôi chữa sưng đau khớp thoái hóa.
Nấm và mộc nhĩ: không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi. Mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Mộc nhĩ còn chứa một loại polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u.
Nấm hương được mệnh danh là “vua của các loại nấm” còn có tác dụng chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại. Y học hiện đại coi nấm hương như một nguồn bổ sung đáng kể lượng vitamin D2 để phòng và chống bệnh còi xương, trị chứng thiếu máu. Đó là do chất ergosterol có trong nấm hương, dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D2. Nấm hương, mộc nhĩ có thể kết hợp với súp lơ xanh, cà rốt, ớt đỏ để tạo thành món nấm hương xào thập cẩm, không chỉ ngon mà còn có khả năng phòng bệnh THK. Cà rốt và ớt rất giàu vitamin A và E, hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe.
Các loại khác: có quan điểm cho rằng, khi chế biến cà chua phải bỏ hạt vì ăn phải dễ bị viêm xương khớp. Thực tế không đúng như vậy. Ăn cà chua rất có lợi vì có thể làm bớt đau khớp. Hạt cà chua không những không có hại mà còn có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp.
Về đồ uống, các nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng tỏ uống rượu vang có điều độ có thể làm giảm một nửa nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp mạn tính.
Những thực phẩm tốt cho xương
Cá biển: Những loại cá tốt cho xương khớp như: cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều axit béo omega-3. Chất này sau khi đi vào cơ thể được biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm.
Ngoài ra, tôm, cua đồng cũng chứa nhiều canxi giúp chắc xương. Những thực phẩm giàu đạm, chất béo nên hạn chế bởi việc ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng đào thải canxi qua thận, làm tăng nguy cơ gãy xương. Để giảm đau và viêm khớp, nên sử dụng các loại dầu chứa nhiều axit béo omega-3 như dầu đậu nành, dầu hạnh nhân. Hạn chế ăn mỡ động vật, thức ăn giàu cholesterol.
Nước hầm từ xương ống, xương sụn động vật: Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khoẻ. Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quý báu cho cơ thể.Rau, quả: Những rau củ, quả tốt cho bệnh xương khớp như: cà rốt, súp lơ, các món ăn chế từ nấm đặc biệt từ nấm hương, mộc nhĩ giàu vitamin A, E là nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… Về quả, thì nên chọn những quả chín như đu đủ, cam, chanh, hạnh nhân…
Sữa và chế phẩm từ sữa: Một số loại sữa, ngũ cốc, sữa đậu nành chứa nhiều vitamin, khoáng chất và canxi giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa.
Ngoài ra, người bệnh nên kiêng những đồ cay, nóng, chất kích thích và đặc biệt phải kết hợp một chế độ t���p luyện, sinh hoạt chuẩn mực. Người bệnh nên tạo cho mình thói quen tập các môn thể dục phù hợp với sức khoẻ và lứa tuổi giúp hệ xương được vận động, mềm dẻo các khớp và giúp ngủ sâu giấc.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
Thực phẩm tốt cho người bị bệnh khớp
Bệnh thấp khớp nên ăn gì?
Cách điều trị bệnh thấp khớp
Nguyên nhân của bệnh đau khớp
(ST)