Triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở trẻ em và cách phân biệt với tiêu chảy
Điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em và cách phòng bệnh cho bé
Triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở trẻ em và cách phòng ngừa
Triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở trẻ em và chế độ ăn uống đúng cách
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là do nhiễm trùng đường ruột, thông thường kiết lỵ là bệnh được gọi bằng một tên chung nhưng thật ra kiết lỵ có hai loại bệnh riêng khác nhau. Bệnh lỵ trực khuẩn (bacillary dysentery) do trực khuẩn Shigella thuộc vi khuẩn gram (-) gây ra. Còn bệnh lỵ amíp (amoebic dysentery) do ký sinh trùng loại đơn bào entamoeba histolytica gây ra.
Hai bệnh này có tên chung thường gọi là kiết lỵ nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy cần phân biệt để gọi tên cho chính xác: bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh lỵ amíp. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim. Những biến chứng ở bệnh kiết lỵ là Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip…
Các triệu chứng thường gặp
Tiêu chảy có nhiều nước lúc đầu, sau đó phân có thể có đàm, máu lượng ít và nhiều lần.
Đau bụng nhiều, nhất là khi đi tiêu.
Sốt cao.
Ói, biếng ăn.
Các trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng huyết.
- Việc điều trị kiết lỵ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Hạ sốt để tránh sốt cao có thể gây co giật nhất là ở các cháu nhỏ.
Bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải như: hạ na tri máu, hạ can xi máu, hạ kali mu, hạ đường huyết.
Dinh dưỡng đủ theo tuổi. Cần bổ sung thực phẩm nhiều chất đạm.
Về kháng sinh: sử dụng kháng sinh uống hay chích tùy mức độ nặng của bệnh (việc dùng thuốc cần theo chỉ định bác sĩ)
Không nên sử dụng các chất làm chậm nhu động ruột vì có nguy cơ làm bệnh kéo dài thêm.
Điều trị kiết lỵ nên tích cực ngay từ đầu để tránh biến chứng nặng (nhiễm trùng huyết, co giật do rối loạn điện giải hoặc do sốt cao); ngoài ra trẻ có thể bị suy dinh dưỡng hoặc chậm lên cân, suy nhược cơ thể…
Cách phòng ngừa
Nếu có điều kiện nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 18 tháng hoặc 24 tháng tuổi.
Nếu trẻ bú sữa bình phải rửa sạch bình. Người pha sữa nên rửa tay trước khi pha sữa cho bé.
Khi chuẩn bị bữa ăn cho bé nên làm đúng cách và hợp vệ sinh.
Nên rửa tay sau khi làm vệ sinh cho bé.