Triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày là căn bệnh phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Dưới đây là triệu chứng của bệnh loét dạ dày và một số lưu ý với người bị đau dạ dày tá tràng.



TRIỆU CHỨNG CỦA LOÉT DẠ DÀY


Loét dạ dày là một bệnh đã được biết từ khá lâu. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, và bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc. Tỉ lệ mắc bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, với một người bình thường thì khả năng mắc bệnh là 10%. Nếu có các yếu tố nguy cơ khác kèm theo thì tỷ lệ này cao hơn.

Việc điều trị bệnh loét dạ dày đã có những thay đổi lớn trong vài thập niên trở lại đây, đặc biệt với việc phát triển hệ thống các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện cũng như xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980.Tuy vậy nhưng chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét dạ dày là có triệu chứng điển hình, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của dạ dày như: ung thư dạ dày. Có 5 – 10% bệnh nhân loét  hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi. Một số các triệu chứng bạn có thể nhận biết như sau:

Đau:

Là triệu chứng đặc biệt và thường xuyên của bệnh loét dạ dày. Thường đau ở giữa bụng trên rốn, có lan hoặc không lan ra sau lưng. Đau thường xuất hiện ngay sau khi ăn. Đau có thể phát ra theo mùa, đau tăng lên vào mùa thu và mùa đông hay mùa xuân điều này phụ thuộc vào tính cá biệt của từng người.

 Đau là triệu chứng dễ bắt gặp trong loét dạ dày.

  • Đau có liên quan đến các thời kỳ của tiêu hóa, thường hay gặp nhất ở người trẻ tuổi trong thời kỳ bắt đầu phát triển bệnh và thường phụ thuộc vào sự co bóp của môn vị do chất chua của dịch vị tăng lên nhiều. Dịch vị càng chua bao nhiều thì môn vị càng co bóp mạnh và lâu bấy nhiêu, điều này sẽ làm cho thức ăn bị giữ lại trong dạ dày lâu bấy nhiêu. Loại đau này mất đi sau khi bệnh nhân nôn mửa hay sau khi dịch vị chua đã được trung hòa bằng thuốc muối.
  • Đau không liên quan đến các thời kỳ tiêu hóa: sau khi lao động mệt nhọc, khi bị xúc động mạnh. Loại đau này phụ thuộc và những kích thích bên ngoài và biểu lộ ra đau dạ dày. Triệu chứng thường mất đi khi người bệnh trở lại yên tĩnh và đã được chườm nóng vùng thượng vị và khi những kích thích bên ngoài cũng biến mất.
  • Đau ngâm ngẩm thường xuyên, tăng lên hay giảm đi từng thời kỳ, nhưng không bao giờ biến mất cả. Loại đau này thường gặp khi bị loét xơ chai mạn tính hay ổ loét dính vào các cơ quan xung quanh. Đau phát sinh ra bởi sự kích thích thường xuyên các bó thần kinh giao cảm ở các cơ quan ấy. Loại đau này thường thấy trong lúc ăn hoặc sau khi ăn, và không giảm đi khi uống thuốc muối hay sau khi thức ăn đã trôi xuống tá tràng.

Ợ chua:

Ợ chua trong bệnh loét dạ dày chỉ gặp ở những người có dịch vị với độc chua cao. Tuy vậy, trong đại đa số các trường hợp, ở thời kỳ đầu phát triển của bệnh này thường thấy dịch vị có độ chua cao. Chính vì thế, đa số những người bị loét dạ dày đều có triệu chứng ợ chua trong thời kỳ đầu của bệnh. Ợ chua và đau có liên quan đến các thời kù tiêu hóa là hai triệu chứng gặp bất kỳ ở bệnh nhân nào mới bị loét dạ dày. Hai triệu chứng này thường cùng xuất hiện và mất đi khi uống thuốc muối.

Ợ hơi:

Ợ hơi có nhiều tính chất khác nhau:

  • Ợ chua và ợ hơi có cảm giác mùi tanh sắt gỉ ở miệng thường à triệu chứng đặc biệt của viêm dạ dày tăng acid và của bệnh loét dạ dày ở thời kỳ đầu mới phát triển bệnh.
  • Ợ hơi có mùi rượu bia vì bị lên men acid lactic trong dạ dày thường là triệu chứng của viêm loét dạ dày giảm HCl.

Ợ hơi, ợ chua đôi khi có kèm theo buồn nôn khiến bạn khó chịu.

Buồn nôn và nôn mửa

Triệu chứng này thường gặp lúc đang tiêu hóa thức ăn, khi bị đau nhiều gây co bóp dạ dày phản xạ trong bệnh loét dạ dày cấp tính. Sau khi nôn mửa, thấy đau nhẹ hẳn đi. Triệu chứng này có thể gặp ở thời kỳ cuối cùng của bệnh loét dạ dày do đóng sẹo làm hẹp môn vị, thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không qua được môn vị để xuống tá tràng. Trong các chất nôn ra có thể thấy có cả thức ăn bệnh nhân đã ăn vào từ hôm trước. Nhưng cũng có thể thấy các chất nôn có dính lẫn màu đen sẫm (bã cà phê) – một triệu chứng đặc biệt của biến chứng chảy máu tiêu hóa trong bệnh loét dạ dày.

Có thể bị táo bón

Ăn ít

Vì sợ đau nhưng không mất cảm giác ngon miệng. Giảm cân.
 

NHỮNG THỨC ĂN NGƯỜI VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN KIÊNG

Người bị viêm loét dạ dày ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống còn đóng vai trò quan trọng.

Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày.

Theo Ths. Bs. Lê Thị Hải, Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cơ chế sinh bệnh viêm loét dạ dày là đều do axit làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axit làm viêm loét dạ dày có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.

Vì vậy, người viêm loét dạ dày nên không nên ăn những loại thức sau:

- Các loại thực phẩm có độ axit cao; các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, cà muối, dấm , mẻ, tương ớt...

- Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối , hành...

- Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè...

- Các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc...

Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày (Ảnh minh họa)

- Không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo...

- Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích...

- Không ăn sữa chua, các loại nước ngọt có ga.

- Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị, dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng.

- Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới.

- Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 - 3 giờ.

- Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường luộc, hấp, hạn chế xào, rán.
 

THỰC PHẨM CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Một số thực phẩm tự nhiên như mật ong, pho mát, dâu tây... có chứa kháng sinh rất có ích cho người bị bệnh viêm loét dạ dày. 

Vì thế, hãy đưa những thực phẩm này vào thực đơn ăn uống của bạn, nó sẽ giúp bạn giải quyết những rắc rối liên quan đến căn bệnh viêm loét dạ dày. Dưới đây là 10 thực phẩm rất hữu ích.

Mật ong

Mât ong hữu cơ có các chất kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên, tác dụng đẩy lùi và tiêu diệt vi khuẩn H. Pylory, giúp làm dịu niêm mạc bị kích thích của dạ dày, thực quản và ruột, làm giảm cảm giác đau đớn.

Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có ích BB12 giúp tăng axit luminal, tiết ra protein diệt khuẩn và ức chế các vi khuẩn có hại, làm giảm sự phát triển, sự bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, Yersinia và nhất là vi khuẩn HP

Ngũ cốc

Ngũ cốccó chứamột lượng lớncarbohydrate có lợilàm dịuviêm loét dạ dày. Các chất xơcó trongngũ cốcgiúp giải quyếtcácvấn đề tiêu hóacải thiệnquá trình tiêu hóathức ăn.

Bắp cải

Trong bắp cải có chứa nhiều các axit amin, L-glutamine  Gefarnate và vitamin U, có tác dụng trong việc chữa trị viêm loét dạ dày, giúp tiêu diệt các vết loét bằng cách bảo vệ niêm mạc tiêu hóa ngăn ngừa sự xuất hiện các vết loét. Nó còn thúc đẩy quá trình sản xuất chất nhầy giúp bảo vệ các vết lở loét hiện có nhằm giúp giảm đau cho bạn.

Chuối

Đây là một loại quả tuyệt vời giúp điều trị viêm loét dạ dày. Tinh bột có trong chuối giúp xoa dịu các cơn đau nhanh chóng. Chuối cũng giúp kháng khuẩn để chống lại tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

Gạo nâu

Gạo nâu là một thực phẩm tuyệt vời để ăn khi bị viêm loét dạ dày, giúp đẩy mạnh hoạt động của hệ tiêu hóa, cung cấp các vitamin thiết yếu, khoáng chất và chất dinh dưỡng mà không gây cản trở các hoạt động của cơ thể.

Pho mát

Pho mát có chứa một số vi khuẩn lành mạnh giúp đẩy lùi các vi khuẩn gây loét dạ dày. Bên cạnh đó, nó giúp phủ một lớp màng bao bọc lên các vết loét, nhằm xoa dịu cơn đau và ngăn chặn việc lây lan của vi khuẩn gây hại. 

Tỏi

Có tính chất kháng khuẩn kháng virus, tỏi giúp đẩy lùi tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày. Tỏi còn bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi bệnh viêm loét dạ dày khi kết hợp với các thực phẩm khác như ngâm rượu tỏi, mật ong...

Trái cây không có múi

Những loại trái cây không có chứa các thuộc tính axit là nguyên liệu tuyệt vời để chữa trị bệnh viêm loét dạ dày. Tránh các loại trái cây có tính axit như dứa, cà chua hay các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi....

Khoai tây

Khoai tây cũng là một thực phẩm giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, bạn đừng ăn khoai tây bằng cách chiên hay xào vì điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh, chỉ nên chế biến khoai tây dưới dạng nấu canh, soup hoặc hầm nhừ.

.

Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Bệnh loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Viêm hang vị dạ dày



(ST)