Triệu chứng của bệnh mẩn ngứa trên da

Ngứa ngoài da không chỉ đơn thuần là do bệnh về da gây nên. Đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu chứng tỏ các cơ quan bên trong cơ thể đang gặp vấn đề. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh mẩn ngứa.


MẨN NGỨA VÀ CÁC NGUY CƠ TIỀM TÀNG

Một số người nghĩ rằng, ngứa da là triệu chứng của bệnh về da, nhưng thực ra không hoàn toàn phải vậy. Theo nghiên cứu của các bác sỹ da liễu đến từ Los Angeles, ngứa da thường là tín hiệu cho thấy cơ thể chúng ra đã mắc một bệnh nào đó. Nó nhắc nhở mọi người cần phải nhìn nhận nghiêm túc vấn đề ngứa da, nếu không tìm hiểu kỹ nguyên nhân, sẽ dẫn đến trì hoãn việc điều trị bệnh. Khi thấy ngứa da nên tìm hiểu kỹ càng xem có liên quan tới các bệnh sau đây hay không.
Ngứa da có thể do những bệnh sau đây gây ra:
Bệnh tim và mạch máu não gây ra
Những người bị xơ cứng động mạch não, sự đàn hồi của huyết quản giảm dẫn đến không thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não, làm cho tế bào thần kinh khu vực này bị thiếu dinh dưỡng, chức năng cảm giác gặp trở ngại, gây ngứa da. Ở những người huyết áp cao, bệnh tim, tuần hóa máu kém, các chất trong mao mạch dưới da không được thải ra ngoài, kích thích tế bào thần kinh cảm giác dẫn tới ngứa da.
Bệnh gan
Sau khi gan phát bệnh, sự bài tiết và vận chuyển dịch mật gặp trở ngại khiến sắc tố mật trong máu tăng cao, kích thích tế bào thần kinh cảm giác dưới da, dẫn tới ngứa da.
Rối loạn hệ thống nội tiết
Nồng độ đường trong máu của người bị tiểu đường tăng cao, làm tăng hormone tuyến giáp, có thể kích thích tế bào thần kinh cảm giác dưới da thông qua tuần hoàn máu, dẫn tới ngứa da.
Ngứa da không chỉ đơn thuần là do bệnh về da. Ảnh minh họa
Rối loạn hệ thống tiết niệu
Những người bị viêm thận hoặc suy thận mãn tính có chức năng thận kém hơn người bình thường, urê trong máu không được thải ra ngoài tốt. Khi urê trong máu đạt tới một nồng độ nhất định sẽ kích thích tế bào thần kinh cảm giác dưới da, dẫn tới ngứa da.
Bệnh về máu
Hồng cầu của những người mắc bệnh thiếu máu quá thấp hay tế bào bạch cầu của những người máu trắng quá cao đều kích thích tế bào thần kinh cảm giác dưới da, dẫn tới ngứa da.
Bệnh ở cơ quan sinh dục
Người đàn ông gặp rắc rối ở tinh hoàn dẫn đến lượng androgen quá thấp thì cũng dễ bị ngứa da. Tương tự như vậy, người phụ nữ gặp trục trặc ở buồng trứng cũng phải đối mặt với lượng estrogen thấp cũng, gây ra triệu chứng ngứa da.
Bệnh ngoài da
90% số người mắc bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến, eczema, nổi mề đay, viêm da tiếp xúc… đều có triệu chứng ngứa da. Sở dĩ bệnh về da thường gây ngứa da là vì bệnh có liên quan tới chức năng của các cơ quan nội tạng. Một khi các chức năng này bị cản trở thì rất có thể gây ra hậu quả biểu hiện ra ngoài là ngứa da.

3 CÁCH TỰ NHIÊN CHỐNG NGỨA DA

Bạn hãy áp dụng ngay một trong những biện pháp đơn giản dưới đây để giảm tình trạng ngứa da khi bị phát ban, thủy đậu, da quá khô, da bị cháy nắng hay bị ngứa do côn trùng cắn…

 
Áp lạnh - Một trong những cách giảm ngứa hiệu quả

Ngứa ngáy trên da sẽ khiến làn da của bạn bị kích thích và điều này sẽ khiến bạn khó tập trung vào làm bất cứ việc gì. Nhưng trước khi đến bác sỹ thăm khám hoặc chạy ra hiệu thuốc mua thuốc ngứa, bạn có thể sử dụng biện pháp khắc phục tại nhà sau cũng làm dịu tình trạng ngứa da và giảm kích ứng cho da bạn nhiều đấy:

Áp lạnh

Khi bị ngứa, hãy lấy một chiếc khăn sạch, khăn tắm hoặc miếng gạc bông và nhúng nó trong nước lạnh, sau đó ấn lên da bị ngứa. Khi khăn hết lạnh, hãy nhúng trở lại nước lạnh và tiếp tục áp vào vùng ngứa. Lặp đi lặp lại đến khi ngứa ngáy trên da bạn đã giảm hẳn.

Áp lạnh cho làn da ngứa ngáy nên được tiến hành vào ban đêm trước khi đi ngủ để ngăn chặn sự ngứa ngáy sẽ làm bạn bị mất ngủ vì khó chịu và vì gãi.

Kem dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm cho làn da ngay sau khi bạn bước ra khỏi vòi tắm hoa sen. Lau khô qua cơ thể với một chiếc khăn khô mềm mại, sau đó áp dụng thoa kem dưỡng ẩm ngay khi làn da của bạn vẫn còn khá ẩm.

Cách này này sẽ giúp da tăng cường độ ẩm và không bị khô.

Máy giữ độ ẩm không khí

Bạn có thể phải đầu tư một máy giữ độ ẩm không khí vào ban đêm để giúp da không khô, vốn dẫn đến ngứa và khó chịu.

Tuy nhiên, máy tạo độ ẩm có thể lây lan vi khuẩn và nấm mốc cho cả nhà nếu nó không được làm sạch đúng cách. Vì thế, hãy vệ sinh làm sạch kỹ lưỡng máy tạo độ ẩm không khí ít nhất 3 lần một tuần để ngăn ngừa sự tích tụ của nấm mốc và vi khuẩn nguy hiểm.
 

NHỮNG BÀI THUỐC TẮM CHỮA VIÊM NGỨA NGOÀI DA

Có nhiều biện pháp trị liệu chứng bệnh này hết sức phong phú như dùng thuốc và không dùng thuốc (châm cứu, bấm huyệt...), trong đó có liệu pháp tắm ngâm hết sức độc đáo.

Theo y học cổ truyền, mẩn ngứa ngoài da chủ yếu do hai nguyên nhân: (1) Do phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, lưu lại ở da (gọi là cơ phu thể biểu) gây nên; (2) Do huyết hư mà sinh phong hoá táo, phong táo gây nên chứng ngứa. Bởi vậy, sử dụng dược dục liệu pháp cũng nhằm đạt được hai mục đích: (1) Nhờ sức nóng và sức thuốc mà làm tăng lưu thông huyết mạch, làm ra mồ hôi, theo đó mà tà khí cũng được bài trừ; (2) Tăng cường nuôi dưỡng da, làm cho da được nhu nhuận và kích thích các huyệt vị tại chỗ hoặc toàn thân qua đó đạt được mục đích dưỡng huyết, bổ âm và nhuận táo.            

Có nhiều biện pháp trị liệu chứng bệnh này hết sức phong phú như dùng thuốc (sắc uống, xông, xoa, bôi, đắp...) và không dùng thuốc (châm cứu, bấm huyệt...), trong đó có liệu pháp tắm ngâm hết sức độc đáo, còn gọi là dược dục liệu pháp. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết. 
Bài 1: Ngải cứu 90g, hùng hoàng 6g, hoa tiêu 6g, phòng phong 30g. Tất cả sắc với 3.000 ml nước trong 15 phút, sau đó xông hơi vùng bị bệnh trong vài phút rồi bỏ bã lấy nước ngâm rửa tổn thương, mỗi ngày 2 lần. Tùy theo diện tích bị bệnh mà gia giảm liều lượng các vị thuốc cho phù hợp, trẻ em dùng 1/2 hoặc 1/3 liều người lớn. 

Bài 2: Kinh giới 30g, phòng phong 30g, tử thảo 20g, thuyền thoái 20g, bạch tật lê 30g, bạch tiên bì 30g, khổ sâm 30g, sà sàng tử 30g, địa phu tử 30g, thổ phục linh 30g, thương truật 30g, hoàng bá 30g. Nếu mẩn ngứa do lạnh thì gia thêm hoàng kỳ 30g, quế chi 30g, tế tân 15g. Nếu mẩn ngứa do nhiệt thì gia thêm sinh địa 30g, xích thược 30g, đan bì 30g.  

Nếu ngứa dữ dội thì gia thêm ô tiêu xà 30g. Tất cả đem sắc với 5.000ml nước trong 15 - 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho đủ độ ấm, ngâm rửa bộ phận bị bệnh trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 1 lần, 6 ngày là một liệu trình. Khi dùng cần kiêng ăn đồ sống lạnh, tôm cua cá ốc và các thức ăn có tính kích thích. Một nghiên cứu của Trung Quốc đã dùng bài thuốc này khảo sát trên 76 bệnh nhân, kết quả 64 ca khỏi, 12 ca có chuyển biến rõ rệt.
Bài 3: Khổ sâm 24g, phèn chua 12g, địa phu tử 30g, bạch tiên bì 24g, sà sàng tử 30g, kinh giới 12g, xuyên tâm liên 50g, ngân hoa đằng 50g, bách bộ 30g, bạc hà 12g. Tất cả đem sắc với 5.000 ml trong 30 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, ngâm rửa vùng tổn thương, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút, 7 ngày là một liệu trình. Một nghiên cứu đã dùng bài thuốc này khảo sát trên 60 bệnh nhân, kết quả 45 ca khỏi, 15 ca có chuyển biến rõ rệt, so sánh với nhóm đối chứng dùng tân dược bôi ngoài hiệu quả cao hơn có ý nghĩa thống kê.
 Các vị thuốc chữa viêm ngứa ngoài da.

Bài 4: Khổ sâm 30g, địa du 20g, đại hoàng 20g, đại phi dương (hoa ban) 30g, địa phu tử 30g, sà sàng tử 20g, kinh giới 30g, phèn phi 15g, cam thảo 20g. Tất cả đem sắc với 4.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho vừa ấm rồi ngâm rửa trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 2 lần.Công dụng: Thanh nhiệt táo thấp, khứ phong giảm ngứa, chuyên dùng cho các bệnh lý có viêm ngứa ngoài da cấp tính.

Bài 5:  Kinh giới 30g, phòng phong 30g, xuyên khung 20g, tô diệp 20g, hoàng tinh 30g, sà sàng tử 30g. Tất cả đem sắc với 3.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã, chế thêm nước lạnh cho đủ ấm rồi ngâm rửa nơi bị bệnh, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút. 



Làm sao để hết ngứa da nhanh mà không tốn kém
Ngứa âm đạo sau khi quan hệ
Điều trị ngứa âm đạo khi mang thai
Thuốc điều trị viêm ngứa âm đạo
Bệnh ghẻ ngứa và cách điều trị
Ngứa âm hộ - Những thắc mắc thường gặp


(ST)