Ban đầu, nấm miệng có thể không có triệu chứng đáng chú ý. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển đột ngột, nhưng chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài. Sau đây là các dấu hiệu của bệnh nấm miệng.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NẤM MIỆNG
Tổn thương kem trắng trên lưỡi, má bên trong và đôi khi trên vòm miệng, lợi và amiđan.
Tổn thương với hình giống như pho mát cottage.
Đau.
Chảy máu nếu tổn thương cọ xát hoặc cạo.
Nứt ở góc miệng.
Cảm giác bông trong miệng.
Mất vị.
Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống vào thực quản (Candida thực quản). Nếu điều này xảy ra, có thể gặp khó nuốt hoặc cảm thấy như là thực phẩm đang mắc kẹt trong cổ họng.
Trẻ sơ sinh và cho con bú
Ngoài những tổn thương miệng trắng đặc biệt, trẻ sơ sinh có thể cho ăn khó khăn hoặc khó chịu và cáu kỉnh. Cũng có thể lây nhiễm cho các bà mẹ trong thời gian cho con bú. Các nhiễm trùng sau đó có thể qua lại giữa vú mẹ và miệng của bé. Phụ nữ có vú bị nhiễm candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
Bất thường màu đỏ, nhạy cảm hoặc ngứa núm vú.
Bóng hoặc da tuyết bong ra ở quầng vú.
Núm vú đau bất thường khi cho con bú hoặc đau đớn khi ăn,
Đau đâm sâu bên trong vú.
Đến gặp bác sĩ khi
Nếu phát triển những thương tổn đau đớn trắng bên trong miệng, gặp bác sĩ hoặc nha sĩ. Nếu nấm phát triển ở trẻ lớn hoặc thanh thiếu niên, những người không có yếu tố nguy cơ khác, tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Một điều kiện cơ bản như bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân.
ĐIỀU TRỊ NẤM MIỆNG CANDIDA Ở TRẺ EM
Trong nhiều trường hợp, bé không bị nấm miệng nhưng một số mẹ nghĩ con mắc bệnh này nên tự ý cho bé uống thuốc rơ miệng kháng nấm không cần thiết trong thời gian dài, làm tổn thương các nụ vị giác trên lưỡi bé, gây đau và làm trẻ mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
Nấm Candida bình thường vẫn thường trú trên cơ thể, không xâm lấn gây bệnh và có 40%-60% dân số là người lành mang loại nấm này. Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ... và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là chủng Candida albicans 70%. Trẻ em thường nhiễm nấm Candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm Candida âm đạo lúc mang thai. Mệng trẻ sơ sinh có pH thấp thuận lợi cho nấm phát triển, với nấm Candida có 0,5-20% nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.
Những yếu tố thuận lợi khiến nấm ở miệng phát triển gây bệnh gồm miễn dịch trẻ chưa trưởng thành, vệ sinh răng miệng kém, đặc biệt bé có mang dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn cho vệ sinh răng miệng, suy giảm miễn dịch (HIV- AIDS, ung thư , thuốc ức chế miễn dịch- hóa trị liệu ung thư...), dùng corticoid, kháng sinh kéo dài, suy dinh dưỡng, chấn thương tại chỗ, tiểu đường...
Chẩn đoán bệnh này chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng, xét nghiệm hiếm khi cần thiết. Nấm Candida ở miệng có thể không triệu chứng, phát hiện tình cờ khi thăm khám bệnh lý khác hay do thấy những mảng trắng trên nền hồng ban ở niêm mạc má hay lưỡi. Nấm miệng có thể làm trẻ biếng ăn, ăn không ngon, đau rát họng, kích thích, nôn ói. Khám miệng bé thấy các mảng trắng như sữa phủ trên nền hồng ban - dính chặt vào niêm mạc lưỡi, má..., khó bóc tách và khi cố bóc tách có thể gây chảy máu. Đa số dạng giả mạc trắng, một số dạng bạch sản, tăng sản lưỡi hay viêm lưỡi dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Trẻ dùng corticoid hít hay xông trong dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt có thể bị nấm miệng dưới dạng hồng ban ở vùng vòm họng.
Với trẻ khỏe mạnh thì rơ miệng tại chỗ bằng thuốc kháng nấm nystatin dạng uống nghiền nát hay dạng bột hòa nước là chọn lựa an toàn, tuy nhiên dạng hoạt chất này có vị khó chịu và một số trẻ không chấp nhận mùi vị này. Miconazole oral gel rơ miệng tại chỗ hiệu quả hơn nystatin, mùi vị được các trẻ chấp nhận tốt. Hơn nữa, dạng bào chế dạng gel thuận tiện cho bà mẹ trong sử dụng và không mắc công phải nghiền thuốc. Fluconazole không được chấp thuận dùng cho trẻ có hệ miễn dịch bình thường, mặc dù có hiệu quả. Thuốc tím Gentian có thể hiệu quả nhưng gây loét niêm mạc và bẩn da áo quần. Cha mẹ tuyệt đối không nên dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ nhũ nhi vì mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn clostradium botulinum, chuyển dạng thành vi khuẩn sống gây nguy hiểm cho trẻ.
Vì rơ miệng có thể kích thích gây nôn ói cho trẻ nên để có hiệu quả và dễ chịu cho bé thì thời điểm thực hiện tốt nhất là lúc bụng bé đói. Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, rồi lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón chọn để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé) và nhúng trong nước chín để nguội để làm mềm miếng gạc, tránh ma sát làm đau bé. Mẹ cần dùng miệng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin đã được nghiền nát hay miconazole oral gel với lớp mỏng vừa đủ. Nếu bé nấm miệng nhiều nơi thì mẹ nên vệ sinh theo thứ tự hai bên má trước, vùng khẩu miệng và lưỡi sau cùng từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.
Khi đã điều trị đúng cách và đủ liều mà nấm miệng vẫn kéo dài hoặc tái phát sau điều trị thì bé có thể bị tái lây nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch hoặc thay thế như núm vú giả, bàn chải và đồ chơi bị nhiễm, núm vú bà mẹ mang nấm Candida (núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay hồng ban...), dùng kháng sinh kéo dài, hay bé bị suy giảm miễn dịch.
PHÒNG BỆNH NẤM LƯỠI Ở TRẺ EM
Nếu đã có con thì hẳn chị em đều nghe qua bệnh tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi rồi nhỉ? Nhưng các chị có biết nguyên nhân vì sao mà bệnh này hay “tấn công” trẻ nhỏ vậy không?
Theo các chuyên gia thì, bệnh này do nấm Candida Aldicans gây nên. Được biết đây là một loại nấm men, thường xuất hiện trong khoang miệng của trẻ. Nguyên nhân là:
- Không tráng miệng sau khi bú, ăn bột, v.v…
- Không đánh răng cẩn thận.
- Thường xuyên ăn bánh ngọt, kẹo về đêm.
- Bị nhiễm HIV, ung thư, v.v… có sức đề kháng kém.
- Thường xuyên dùng corticoid đường hít với trẻ bị hen suyễn.
- Dùng thuốc kháng sinh.
~~~> miệng trẻ kém vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi để nấm lưỡi phát triển và gây bệnh.
Biểu hiện đầu tiên khi nấm “tấn công” là: Đầu lưỡi xuất hiện một số dấu chấm trắng nhỏ, rồi từ từ những chấm trắng ấy lan rộng ra thành một mảng trắng. Nếu để lâu không chịu chữa trị thì nấm sẽ ăn lan khắp lưỡi bé, làm mất dần vị giác. Chưa nói đến chuyện, bé sẽ bị đau đớn, không thể nào bú, cảm thấy bức rức khó chịu và hay quấy khóc.
Còn nếu nấm mọc quá dày thì có thể nó lan vào cả đường thở gây viêm phổi. Rồi từ phổi nó lan xuống dạ dày làm trẻ bị tiêu chảy nhiều nữa. Nếu để lâu có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy chúng ta phải làm sao đây?
Trước hết thì phải phòng bệnh:
- Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi của trẻ đúng cách và thường xuyên.
- Cho trẻ uống nước lọc để làm sạch miệng và lưỡi sau khi bú, ăn bột.
- Đôi khi cho trẻ dùng ít dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng.
- Riêng trẻ sơ sinh, bạn cần dùng gạc mềm và sạch, thấm miếng nước muối sinh lý để lau lưỡi cho trẻ. Còn với trẻ lớn hơn một chút thì lúc đầu bạn có thể vệ sinh miệng giùm trẻ, nhưng sau đó bạn phải dạy trẻ cách tự vệ sinh và súc miệng. Đặc biệt là bạn phải hạn chế không cho con ăn vặt, ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối để không tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi.
Nhưng nếu trẻ bị nấm lưỡi rồi thì sao?
Mức độ nhẹ, bạn có thể dùng nước muối súc miệng hàng ngày. Còn không thì dùng dung dịch lodo Povidin 1% để súc miệng, hoặc dùng gạc mềm tẩm dung dịch đó để lau miệng và lưỡi trẻ cũng được.
Có thể dùng các thuốc chữa nấm như Nystatin, vì đây là loại thuốc kháng nấm có tác dụng rất tốt, nhất là đối với nấm lưỡi ở trẻ nhỏ. Tất nhiên là Nystatin không có độc và không ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ dù trẻ đang yếu hay đang khỏe thì cũng dùng được hết.
Bên cạnh, các bạn cũng có thể dùng Miconazol có tác dụng chống nhiều loại nấm, trong đó có Candida albicans. Chỉ cần bôi một ít Miconazol lên chỗ có nấm thôi. Nhưng các bạn phải nhớ điều này, tránh dùng miconazol đối với trẻ bị bệnh về gan, bị dị ứng với Miconazol, v.v… nha. Nếu không thuốc này sẽ gây ra một số chứng rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm gan, mẩn ngứa, v.v…
Nhưng tốt nhất là hỏi ý kiến bá sĩ trước khi bạn dùng thuốc cho con nha. Vậy thì an toàn hơn nhiều so với việc tự ý mua và chữa trị cho con.
Điều cuối cùng tui muốn nhắc nhở các bạn là: tuyệt đối không cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ. Vì cậy có thể làm trẻ chảy máu dẫn đến nhiễm trùng lưỡi. Mà đã nhiễm trùng thì nấm lưỡi càng có điều kiện để lan rộng và gây bệnh hơn. Và các bạn cũng không được dùng mật ong, nước chanh bôi lên lưỡi trẻ vì như vậy sẽ làm nấm lưỡi dễ sinh sôi và nguy hiểm hơn.
(ST)