Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật


Rối loạn thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến các chức năng tự động của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi... Sau đây là triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật.



Đây không phải là một bệnh cụ thể mà là những rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự động. Rối loạn này làm gián đoạn tín hiệu giữa não và các phần của hệ thống thần kinh tự động, chẳng hạn như tim, mạch máu và tuyến mồ hôi. Điều này có thể gây ra giảm hoạt động hoặc thực hiện bất thường một hoặc nhiều chức năng tự động của cơ thể.

Rối loạn thần kinh thực vật có thể là một biến chứng của một số bệnh và tác dụng phụ của một số thuốc nhất định. Dấu hiệu, triệu chứng và điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, và vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng.


NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT

Nguyên nhân của bệnh rối loạn thần kinh thực vật


Các bệnh tự miễn, Các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch và thương tổn các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả dây thần kinh. Ví dụ như hội chứng Sjogren và lupus ban đỏ hệ thống. Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư (hội chứng cận ung thư).

Bệnh tiểu đường, đó là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.

Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch.

Bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh Parkinson.

Một số bệnh truyền nhiễm. Một số virus và vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh ngộ độc, bệnh phong và bệnh bạch hầu, có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật.

Rối loạn di truyền. Một số rối loạn di truyền cũng có thể gây ra bệnh.

Rối loạn tâm sinh lý: Các sang chấn tinh thần (stress), thủ dâm quá nhiều ở cả nam và nữ giới cũng là một nguyên nhân có thể gặp…

 


Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn thần kinh thực vật


Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng đa dạng khác nhau:

Chóng mặt và choáng tư thế đứng do tụt huyết áp. 

Rối loạn tiết niệu, bao gồm tiểu khó, tiểu không tự chủ và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.


Rối loạn tình dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng (rối loạn chức năng cương dương) hoặc các vấn đề xuất tinh ở nam giới và khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ.

Rối loạn tiêu hóa, do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày (gastroparesis). Gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ nóng.

Rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể.

Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng và gây ra những khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Khó thích ứng với hoạt động thể lực, nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục.

Các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu …là những triệu chứng rất thường gặp.

Các phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiện nay

 
Nếu tìm được nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật thì chỉ cần điều trị các nguyên nhân gây bệnh sẽ hạn chế được các rối loạn này. Việc điều trị triệt để bắt buộc phải thiết lập được sự cân bằng trong hệ thần kinh, sự cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm. Tuy nhiên, đến nay hầu như chúng ta mới chỉ điều trị triệu chứng, các thuốc thường dùng như:

Thuốc an thần (Benzodiazepine) và thuốc chống trầm cảm (Tofranil, Pamerlor) điều trị mất ngủ và những rối loạn lo âu,

Thuốc điều chỉnh nhu động ruột (Metoclopramid, Nhuận tràng) cho những rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy hay táo bón,

Thuốc điều chỉnh cơ thắt bàng quang (Bethanechol, Tolterodine) chữa rối loạn tiểu tiện,

Thuốc điều chỉnh nhịp tim (Betaloc) cho những rối loạn nhịp tim hay huyết áp,

Thuốc làm giảm tiết mồ hôi (Robinul, Robinul Forte) cho rối loạn tăng tiết mồ hôi nhưng chưa có thuốc làm tăng tiết mồ hôi đối với trường hợp rối loạn giảm tiết,

Thuốc duy trì cương cứng (Viagra, Levitra) cho rối loạn cương dương ở nam giới và thuốc bôi trơn âm đạo cho phụ nữ…

Ngoài ra, điều trị thường kết hợp với việc tập suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và lối sống lành mạnh, từ bỏ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
 

RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT VÀ CÁC BIẾN CHỨNG



Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Tác động của hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng trên hệ tim mạch, hệ hô hấp... Tác dụng của hệ phó giao cảm thì ngược lại, khi cường chức năng phó giao cảm sẽ làm chậm nhịp tim, tăng co thắt và tiết dịch vị... Bình thường có sự cân bằng giữa hai hệ thống này để duy trì các chức năng của cơ thể. Khi có những bất thường đôi khi sẽ gây ra một số bệnh cho cơ thể.

Rối loạn sự điều chỉnh của hệ thần kinh thực vật biểu hiện như thế nào?

Do mối quan hệ trực tiếp của hệ thần kinh thực vật với các cơ quan trong cơ thể (tình trạng sinh lý bình thường hay bệnh lý của hệ thần kinh thực vật), ở những người trẻ và trung niên phần lớn phụ thuộc vào cấu trúc bình thường và chức năng của cơ quan chi phối. Còn ở các bộ phận trung ương hay ngoại vi của hệ thần kinh thực vật không có biến đổi về hình thái và chức phận. Trái lại, ở người già thì mối tương quan đó lại phức tạp.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật có thể là những kích thích của quá trình hoạt động chức năng không bình thường của hệ thần kinh thực vật mà còn do những phản ứng không bình thường của cơ quan chi phối bởi những biến đổi theo tuổi trong tình trạng hoạt động bình thường của hệ thần kinh thực vật.

Rối loạn thần kinh thực vật gây ra những chứng bệnh gì?


Vấn đề nhận định ranh giới giữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi do chức năng với tổn thương thực thể có thể rất khó khăn, vì rối loạn tuần hoàn do thần kinh thực vật cũng có thể sẽ dẫn tới những biến đổi thực thể tại các cơ quan trong cơ thể.

Chứng xanh tím đầu chi:

Đây là chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp, những trường hợp nặng cũng khó chẩn đoán phân biệt với bệnh Raynaud. Ngoài các triệu chứng xanh tím ở đầu chi, bệnh nhân không còn cảm giác đau gì đặt biệt mà chỉ thấy cảm giác sưng phồng. Đây là do rối loạn nội tiết nên phải điều trị bằng các nội tiết tố.

Chứng đỏ đầu chi:

Xuất hiện những cơn giãn mạch máu nên tại các ngón tay riêng lẻ có những mảng da màu đỏ tím. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội và kéo dài, nên họ thường phải nhúng các ngón tay vào nước lạnh để làm dịu cơn đau. Những biểu hiện tương tự như thế còn có thể gặp trong chứng tăng hồng cầu và đái tháo đường.

Điều trị bằng các loại thuốc giảm đau. Hiện nay chưa có thuốc điều trị cơ bản mà chỉ giải quyết hậu quả bằng hydergine mỗi ngày 3 lần x 5giọt rồi tăng dần lên 3lần x 15giọt có thể làm dịu các triệu chứng.

Bệnh Raynaud:

Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng đau do co thắt mạch tại các động mạch, làm cho màu da biến đổi theo pha co thắt, thường dẫn đến loét các đầu ngón tay.

Điều trị: quan trọng nhất là dùng hydergine mỗi ngày 3lần x 5giọt rồi tăng dần lên 3lần x 20giọt với liệu trình hàng tháng tùy theo mức độ bệnh. Trường hợp nặng có thể dùng theo đường tiêm kết hợp với liều mỗi ngày tiêm 2ml hydergine trong 2-3 tuần. Nếu điều trị bảo tồn không có kết quả thì phải cân nhắc khả năng phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh giao cảm.

Chứng ngón tay và ngón chân chết:

Biểu hiện chủ yếu của người bệnh là khi gặp lạnh thì các đầu ngón tay hay ngón chân bị lạnh ngắt, tái nhợt như của tử thi. Ở đây phương pháp điều trị chủ yếu là phòng chống lạnh. Tránh sử dụng nước lạnh đối với chân, tay, dùng các bít tất chân và tay ấm.

Bệnh cứng bì:

Bệnh cứng bì thuộc loại bệnh tạo keo, những rối loạn về tuần hoàn cũng tương tự như bệnh Raynaud nên hai loại bệnh có thể kết hợp với nhau. Điều trị cơ bản theo hướng đặc hiệu của bệnh tạo keo, ở đây chỉ nói đến điều trị những rối loạn tuần hoàn nặng; có thể tiến hành thủ thuật cắt bỏ dây thần kinh giao cảm trong giai đoạn sớm.  

Phù nề thần kinh mạch:

Đặc trưng của chứng phù Quincke là bắt đầu đột ngột phù ở một vùng nào đó trên cơ thể với những biểu hiện thường gặp nhất là ở mi mắt và mặt. Phù xuất hiện nhanh và biến đi cũng không lâu, có tính chất thoảng qua trong thời gian ngắn. Điều trị: quan trọng nhất là dùng chế độ ăn uống hạn chế muối. Tiêm tĩnh mạch calcium và dùng các loại thuốc kháng histamin.

Trên đây chỉ là những biện pháp xử trí chung, sau khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh, cần đến khám và điều trị tại các chuyên khoa theo từng loại bệnh như chuyên khoa da liễu, dị ứng, thần kinh...


MỘT SỐ HỎI ĐÁP LIÊN QUAN


Người bị rối loạn thần kinh tim thường cảm thấy nhiều triệu chứng (nặng ngực, thiếu hơi thở, hồi hộp, mệt mỏi...)

Tôi năm nay 27 tuổi, cao 170cm, nặng 70 kg. Khoảng 5 tháng trở về đây em thường xuất hiện những cơn mệt trong ngày, triệu chứng của cơn mệt không rõ ràng, chỉ cảm giác trong người lả đi, khó thở, đầu óc nặng nề, rất lo sợ, nhiều đêm đang ngủ tự dưng cảm giác mệt, ngộp thở nên bật dậy, vã mồ hôi tay chân, có khi phải đi bệnh viện cấp cứu nhưng rồi cũng chỉ được cho uống những loại thuốc an thần, cơn mệt tự qua.

Em đã đi siêu âm tim và làm điện tim rất nhiều lần nhưng tất cả các kết quả đều bình thường, thử máu, nước tiểu, chụp Xquang tim phổi, nội soi dạ dày...tất cả đều trong giới hạn bình thường (chỉ có hàm lượng triglyceric là hơi cao). Lúc đầu cũng uống một số thuốc cũng không khỏi, sau đó các bác sỹ đều cho rằng em bị rối loạn thần kinh tim, cho dùng một số loại thuốc nhưng tình trạng cũng không cải thiện được nhiều.

Em đã đi vào TP. Hồ Chí Minh để làm siêu âm, điện tim lại cũng bình thường, đặt máy holter 24h thì nhịp xoang có chậm về đêm nhưng làm kích thích nhĩ qua thực quản thì nút xoang vẫn tốt, em cũng làm nghiệm pháp điện tim gắng sức 02 lần đều cho kết quả âm tính, làm điện não, điện thần kinh cơ đều bình thường. Sau đó em có được cho uống thuốc thần kinh tim như dogmatil, sedan-cardin...một thời gian thì cơn mệt có thưa nhưng lại hay xuất hiện cảm giác tức tức ở ngực.

Đặc điểm các cơn mệt của em là đến bất cứ lúc nào, có lúc phải nằm nghỉ ngơi, có lúc tự chịu đựng thì hết, do đó, có cảm giác như là giả bộ, vì bên ngoài em rất khoẻ mạnh. Lo lắng nên em đã vào TP.HCM khám lại ở các BS thì các BS cũng chỉ căn cứ vào các kết quả xét nghiệm, siêu âm cũng nói là không vấn đề gì, riêng em cũng xác định không lo lắng vì sự yếu tố tâm lý, nhưng hiện thượng mệt vẫn thường xảy ra.

Hiện nay em đang điều trị thuốc của một bác sỹ chuyên khoa thần kinh xác định bị rối loạn thần kinh chức năng. Tuy nhiên gần đây do đọc nhiều thông tin nên em rất lo cho bệnh của mình, các Bác sỹ cho em hỏi: Em có nguy cơ bị bệnh về tim mạch hay không? có nguy hiểm hay không? có khả năng bị đột quỵ hay không? mạch vành có vấn đề hay không? (tiền sử gia đình em chưa ai có bệnh tim) . Em xin chân thành cảm ơn! (Hồ Anh Tuấn)

Trả lời:

Với những triệu chứng bạn mô tả, đúng là bạn bị chứng bệnh cường giao cảm (hay rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim). Chứng bệnh cường giao cảm có nhiều nguyên nhân gây ra. Căng thẳng thần kinh và nhà ở chật chội, khói thuốc lá trong nhà cũng là những nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Cường giao cảm là một chứng bệnh lành tính không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn không nên lo lắng quá. Vì càng căng thẳng, lo nghĩ nhiều về bệnh, cường giao cảm sẽ càng nặng thêm và triệu chứng sẽ càng gia tăng. Bạn cũng nên khuyên người thân trong gia đình bỏ thuốc. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh, người hút thuốc lá "bị động" (hít hơi thuốc lá do người hút thở ra) bị ảnh hưởng sức khoẻ không khác những người hút thuốc lá.

Chứng cường giao cảm có thể tự mất đi sau một thời gian không cần điều trị gì. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng như nhịp nhanh xuất hiện làm bạn khó chịu nhiều, bạn có thể dùng thêm các thuốc an thần và các thuốc chẹn bêta giao cảm như propranolol (biệt dược inderal), atenolol (tenormin), metoprolol (betaloc), bisoprolol (concor). Tuy nhiên, cần có sự thăm khám và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Bạn cũng không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê... để tránh các đợt cường giao cảm mới.

Rối lo���n chức năng thần kinh nghĩa là có hệ thống thần kinh nào đó có những xáo trộn chức năng.

Rối loạn thần kinh tim không phải là một bệnh tim thực thể (không có thành phần nào của tim bị tổn thương thật sự). Người bị rối loạn thần kinh tim thường cảm thấy nhiều triệu chứng (nặng ngực, thiếu hơi thở, hồi hộp, mệt mỏi...) nhưng bác sĩ khám và các xét nghiệm đều không phát hiện được dấu hiệu bất thường nào của tim. Rối loạn này lành tính, có tiên lượng tốt, không ảnh hưởng đến chuyện lập gia đình.

Bạn phải được nghỉ ngơi hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định từ 1 -3 tháng ở những nơi yên tĩnh không có tiếng động ồn ào; nếu có điều kiện, nên về đổi gió ở đồng quê.

- Tuyệt đối không xúc động quá mức hoặc căng thẳng thần kinh như: đọc truyện tình cảm “lâm li bi đát” hay xem những phim “hành động”, phim “chưởng”.

- Bạn không nên thức quá khuya.

- Bạn không được sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống trà đậm, cà phê… Và nên tránh ăn uống thái quá, nên ăn nhiều rau quả tươi.

- Nên tập thể dục thể thao đều đặn với những môn thể thao hữu ích có lợi cho người bệnh như đi bộ, bơi lội, thái cực quyền…

- Sử dụng thuốc thật hạn chế và cần có chỉ định rõ ràng của thầy thuốc, chỉ nên dùng thuốc khi gặp tình trạng xúc động mạnh, tim đập dồn dập, khó ngủ hoặc mất ngủ. Cần bổ sung các vitamin nhóm B và C.



Điều trị rối loạn thần kinh thực vật.


Tôi năm nay 44 tuổi,cao 1m62,nặng 62kg.Tôi bị bệnh đổ mồ hôi liên tục từ ngang thắt lưng lên đầu,ngồi nói chuyện rất mệt,hiện nay tôi đang điều trị,bác sĩ nói tôi bị rối loạn thần kinh thực vât.Tôi đã dùng thuốc do bác sĩ chỉ định nhưng không khỏi, mồ hôi vẫn ra nhiều ,người rất mêt.Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách điều trị và dùng thuốc gì để chữa. (Lê Xuân Thành)

Trả lời:

Rối loạn thần kinh thực vật tức là rối loạn về thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Tùy vào hệ giao cảm bị rối loạn mà có những triệu chứng khác nhau. Thông thường các triệu chứng thường gặp trong rối loạn hệ thần kinh thực vật là có những cơn tim đập nhanh, bốc nóng ở mặt, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay; nặng hơn có thể tức ngực, khó thở... Triệu chứng tăng tiết mồ hôi như bạn mô tả có thể là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi.

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

- Nội khoa: dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần… Có thể châm cứu kết hợp lý liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh, tập thể dục; tránh căng thẳng.

- Ngoại khoa có khi phải đặt ra nếu rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động... Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực.

Trường hợp của bạn, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa về nội thần kinh để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị cụ thể.

Tuy nhiên, thần kinh thực vật là một hệ thống tuần thể nên việc điều chỉnh hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất. Vì vậy, việc luyện tập yoga hay dưỡng sinh, ngồi thiền... đều rất cần thiết. 

Bạn có thể luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ tác động rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Khoảng 1 thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng.

Bạn nên mua một quyển sách yoga nói về thiền để vận dụng trong lúc đi bộ, ví như cuốn “Yoga và giấc ngủ” của tác giả Chu Thiền để đem lại hiệu quả cao nhất trong điều trị.

Mấu chốt là bạn luôn cần có tâm lý thoải mái, yên tĩnh, không căng thẳng để giải tỏa những áp lực. Ngoài ra luyện hít thở sâu cũng rất tốt cho trường hợp của bạn.



Nguyên nhân và triệu chứng đau thần kinh tọa
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Đau thần kinh tọa khi mang thai
Rối loạn thần kinh thực vật và cách điều trị
Tìm hiểu về bệnh zona thần kinh



(ST)


Dạ em năm nay 16 tuổi cao 1m70 cân nặng 45kg gần đây em bị khó thở, ban ngày hay buồn ngủ nhưng ngủ không được xin bác sĩ chỉ dẫn cách điều trị
hơn 1 tháng trước - Thích
tôi năm nay 56 tuổi cho tôi hỏi với triệu chứng bệnh của tôi như thế này cứ về tới và đêm ở cổ tôi cứ có cảm giác tức tức ngẹn ngẹn vậy có phải là bệnh rối loạn thần kinh thực vật không .trước đây tôi đi khám bệnh được các bs kết luận bị trào ngược dạ dày và đã uống thuốc và hiện tại tôi đang bị như trên xin cho câu trả lời của bs để biết cách dỉu trí
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận