Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình là căn bệnh khá phổ biến cần được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện. Chúng ta cũng tìm hiểu nguyên nhân - triệu chứng và cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình.



BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ


Triệu chứng

Các triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tiền đình là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.

Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Nguyên nhân:

Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống…), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu.

Cách điều trị:

Việc khống chế những cơn chóng mặt “khủng khiếp” là rất cần thiết và phải kịp thời. Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa. Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn. Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng. Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giải quyết tức thời những cơn chóng mặt cấp. Về lâu dài, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa bằng cách luyện tập thường xuyên các động tác sau:

Tập đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

Rối loạn tiền đình là một hội chứng mà nguyên nhân do khá nhiều bệnh gây ra. Thông thường với người lớn tuổi thì khả năng rối loạn tiền đình do rối loạn tuần hoàn não như hẹp động mạch cảnh, xơ vữa động mạch, cao huyết áp gây ra. Một nguyên nhân nữa cũng hay gặp ở tuổi này là sự xuất hiện của các khối u trong hộp sọ như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8…

Muốn được chẩn đoán xác định, bệnh nhân cần phải được đo huyết áp, siêu âm động mạch cảnh xem có hẹp động mạch cảnh hay không. Nhiều trường hợp phải chụp X quang cắt lớp điện toán có dựng hình (CT scan) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định có khối u trong sọ hay mức độ hẹp động mạch cảnh để xem khả năng xử lý bằng phẫu thuật.

Ngoài các loại thuốc làm tăng cường tuần hoàn đến não, bệnh nhân có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.

Khi gặp các triệu trứng của bệnh rối loạn tiền đình bạn cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa!

KHÔNG NÊN CHỦ QUAN VỚI RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Rối loạn tiền đình (RLTĐ) có biểu hiện rõ nhất là chóng mặt, xây xẩm mặt mày… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều.

Thế nào là rối loạn tiền đình?

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bệnh thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu, ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên. Bên cạnh đó rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…

Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu…

Rối loạn tiền đình trung ương

Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch…

roiloantiendinh

Nguyên nhân

RLTĐ có rất nhiều nguyên nhân như tuần hoàn kém (rối loạn tuần hoàn); khi thời tiết thay đổi; ngộ độc độc tố hay ngộ độc thực phẩm; rối loạn tuần hoàn não. Một số trường hợp tăng huyết áp cũng gây lên RLTĐ. Những người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể bị hội chứng RLTĐ, rối loạn tuần hoàn não.
 

Ai dễ mắc bệnh?

RLTĐ rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, những người ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, gây ra bệnh RLTĐ. Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu một chỗ trong phòng.
 

Điều trị

Khi có những triệu chứng như chong mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp. Điều trị RLTĐ ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gan, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ đề phòng tái phát.
 

Theo lời khuyên của bác sĩ: Có thể điều trị theo triệu chứng: Chống chóng mặt: Tanganil, Serc hoặc Beta Serc, Flunarizine; chống nôn: Primperan; Tránh thay đổi tư thế đột ngột trong hộ chứng tiền đình do hạ huyết áp tư thế. Hoặc điều trị theo nguyên nhân.
 

Bệnh RLTĐ  có phòng được không?

Các cụ có câu, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên ngay từ lúc còn khỏe mạnh, bạn nên có chế độ tập luyện đúng cách để phòng tránh các bệnh khác chứ không chỉ là RLTĐ. Bạn nên tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác, ví dụ tập đốt sống cổ cần quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống phải từ từ không vội vàng, mỗi lần tập như vậy cũng chỉ kéo dài từ 5 – 10 phút, không nên tập kéo dài thời gian… Khi đã bị viên mũi họng, xoang cần vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày; nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày vào mũi để làm sạch mũi do hít thởi không khí có kèm theo vi sinh vật độc hại.

 

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH


Đó là chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất như :

- Axit béo Omega-3: rất quan trọng đối với trí não bởi những vật liệu lấp đầy này giúp đỡ những tế bào thần kinh truyền thông tin. Axit béo Omega-3 có nhiều trong dầu cá, các loại cá nước biển sâu như cá thu, cá hồi, cá trích…

- Magiê và can xi quan trọng trong việc bảo trì những xung động thần kinh bình thường. Magiê có trong các loại rau xanh, các loại hạt; canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa (yaourt, phô mai…), rau ngót, cua đồng, cá nhỏ (ăn cả xương)…

- Kẽm giúp đẩy tiến trình đáp ứng miễn dịch ở người, có nhiều trong hải sản, đặc biệt là con hàu .


- Vitamin nhóm B cần thiết cho não và những chức năng hệ thần kinh trung ương bình thường (có nhiều trong ngũ cốc thô, các loại hạt…)

- Vitamin C và E tăng cường chống quá trình oxy hóa của não để ngăn ngừa những gốc tự do có thể làm tổn thương tai trong và não. Vitamin C có nhiều trong chanh, cam, bưởi… các loại rau quả tươi. Vitamin E có nhiều trong giá đậu, trái gấc, một số loại hạt có dầu… Các vitamin và khoáng chất khác đều hỗ trợ và tăng cường chức năng nghe, có nhiều trong các thức ăn hằng ngày như các loại đậu, rau lá xanh đậm, các loại quả…



Ăn gì chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả?
Nguyên nhân của bệnh rối loạn tiền đình
Cách trị bệnh rối loạn tiền đình
Tắc nghẽn mạch máu não
Chữa bệnh ù tai bằng Đông y r


(ST)