Triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa


Mặc dù hầu hết triệu chứng của rối loạn tiêu hoá là hậu quả của một vấn đề tức thời nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh trầm trọng cần được điều trị ngay. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa.



TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP


Chẳng hạn, một cơn đau bụng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư hoặc do một bệnh ít nguy hiểm hơn nhưng gây khó chịu như viêm dạ dày và ruột.

Máu

Sự hiện diện của máu trong phân là hoàn toàn bất thường. Máu xuất hiện ở trong phân có thể do một lý do đơn giản như bị trĩ hoặc do một vết nứt ở hậu môn nhưng cũng có thể là một bệnh nghiêm trọng hơn.

Đau bụng

Có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, từ việc ăn quá nhiều hoặc do bế kinh ở phụ nữ, do giun sán hoặc do những bệnh lý nặng hơn, vì vậy bạn cần phải đi khám bệnh khi đau bụng lâu.

Táo bón và tiêu chảy

Không ai tránh được tình trạng này, tuy nhiên nếu bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài là dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá.

Nếu đột ngột chán ăn có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hoá

Nôn

Là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh liên quan đến tiêu hoá nhưng cũng có thể xảy ra ở những bệnh khác. Khi bị nôn mửa, cơ thể sẽ mất nước, vì vậy bạn phải bù nước đủ cho cơ thể. Nếu tình trạng nôn mửa kéo dài hoặc ra máu trong chất nôn, cần đến bệnh viện khám kịp thời.

Giảm cân

Bất kỳ một sự giảm cân bất thường nào cũng cần phải tìm ra nguyên nhân. Giảm cân có thể do rối loạn tiêu hoá, cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém hoặc cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm khác.

Chán ăn

Ngon miệng khi ăn có khuynh hướng giảm dần theo tuổi tác. Nhưng nếu đột ngột chán ăn có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hoá hay những bệnh lý khác.

Chướng bụng và đầy hơi

Là những triệu chứng thường gặp trong rối loạn tiêu hoá. Rối loạn, đầy hơi thường gây khó chịu. Tuy nhiên, chướng bụng và đầy hơi thường ít khi dẫn đến những căn bệnh nặng mà chỉ là biểu hiện của rối loạn tiêu hoá.

Khi có những biểu hiện rối loạn tiêu hoá như trên, bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên ngành để được thăm khám và có hướng điều trị đúng, kịp thời.
 

CHỮA RỐI LOẠN TIÊU HÓA BẰNG DƯỢC LIỆU TỰ NHIÊN


Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng trên 2 lần/ngày hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ, đau từng cơn… là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa.

Trong tự nhiên có rất nhiều dược liệu cổ truyền có công dụng tốt cho những người mắc chứng bệnh rối loạn tiêu hóa. Dưới đây xin giới thiệu 9 dược liệu tiêu biểu mà người bệnh cần biết.
Bạch Truật 
Y học cổ truyền sử dụng phần thân rễ (tức phần củ) của Bạch Truật làm một vị thuốc để cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét các cơ quan đường tiêu hóa. Đặc biệt, Bạch Truật vừa giúp ngăn ngừa tiêu chảy vừa có công dụng giảm táo bón nên phù hợp cho những bệnh nhân đi ngoài không ổn định.
Theo cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”, vị này có tác dụng kháng viêm chống loét, đồng thời làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ acid tự do của dịch vị nên có công năng rất tốt trong việc điều hòa hệ tiêu hóa.

Mộc Hương bắc 
Đây là một dược liệu có nguồn gốc từ Ấn độ, được sử dụng cách đây hàng nghìn năm để trị bệnh đầy chướng bụng, ăn khó tiêu, ỉa chảy. Mộc hương bắc là vị thuốc số 1 của phần khí Tam tiêu. Khí và vị của nó thuần dương, cho nên trừ được tà, giảm đau. Vì tiêu chảy và thức ăn không tiêu là bệnh của tỳ, tỳ thổ thích ôn táo mà gặp được Mộc hương thì hiệu nghiệm ngay.
Hoàng Liên 
Trong thân rễ của cây Hoàng Liên có berberin, coptisin, palmatin là những kháng sinh đường ruột có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và kiện vị giúp tiêu hoá tốt thức ăn. Chỉ có Hoàng Liên mọc hoang ở độ cao 1300-1400m ở Quản Bạ tỉnh Hà Giang và trên 1.500m ở Sapa tỉnh Lào Cai mới có hàm lượng hoạt chất cao và tác dụng trị bệnh tốt.
 Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Bạch Linh 
Bạch Linh là loại nấm ký sinh trên rễ cây thông, được coi là phần tinh túy nhất của cây thông trên mặt đất, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn. Y học Trung Hoa thường dùng Bạch Linh để tăng cường miễn dịch, làm thuốc bổ chữa suy nhược, chóng mặt, lợi tiểu, bụng đầy chướng, tiêu chảy, tỳ hư.

Trần Bì 
Người xưa nói: “Nam bất thiểu Trần Bì, nữ bất ly Hương Phụ”. Có lẽ do phái nam thường uống rượu, thích ăn những món chiên xào, nhiều chất béo bổ… mà theo Đông y, những chất béo, rượu cay nóng… sẽ làm cho tỳ vị bị tổn thương, không vận hóa được thức ăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu Trần Bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột.

Nhục Đậu Khấu và Đẳng Sâm 
Với những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa, Đẳng Sâm có tác dụng làm ấm và bồi bổ Tỳ Vị làm cơ quan tiêu hóa khỏe hơn. Nhục Đậu Khấu làm se ruột và cầm đi ngoài, chữa chứng tỳ thận dương hư gây tiêu chảy sáng sớm hằng ngày. Vì vậy, hai vị này phối hợp với nhau để trị bệnh tiêu chảy mạn tính rất hiệu quả.
Sa Nhân 
Sa Nhân là một vị thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Theo các tài liệu cổ, Sa Nhân tán nhỏ, uống với nước ấm để chữa ngộ độc thức ăn, hoặc phối hợp Sa Nhân với Trần Bì chữa lạnh bụng, đầy hơi khiến người bệnh không còn thấy đầy tức, ấm ách, khó tiêu, đau bụng.

6 MÓN CHÁO BỔ DƯỠNG CHO NGƯỜI TIÊU HÓA KÉM


Mỗi loại cháo đều có mùi vị, tính năng tác dụng khác nhau, tùy theo khẩu vị, mục đích sử dụng có thể lựa chọn một số món cháo sau.

Cháo đậu đỏ rất thích hợp cho người phù thũng, phong thấp đau nhức.  
Cháo đậu đỏ: Đậu đỏ 100g, gạo ngon 100g, hầm nhừ thêm gia vị mắm muối vừa đủ ăn tuần vài lần. Tác dụng: Lợi thủy, hành huyết, tiêu sưng... rất thích hợp cho người phù thũng, phong thấp đau nhức. 
Cháo đậu xanh: Đậu xanh 150g, gạo tẻ 80g nước vừa đủ nồi áp suất vặn nhỏ lửa khi nhừ cho thêm muối hoặc đường ăn. Tác dụng: Bổ tỳ, thanh nhiệt, giảm khát, giải tất cả các chất độc... Ăn rất thích hợp người nóng nhiệt khó ngủ, đại tiện táo khó, tiểu tiện ít, chân tay phù, da khô sần nổi mụn nhọt.
Cháo hạt sen: Hạt sen bỏ tâm 100g, gạo nếp 30g, nấu nhừ thêm thịt ức gà gia vị ăn. Tác dụng: Bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận... rất thích hợp người ăn kém, mất ngủ, rối loạn tiêu hoá, hay nôn ói, tiêu chảy kéo dài, kiết lỵ, mộng tinh di tinh, tiểu đục, trẻ em chậm lớn...
Cháo củ mài: Củ mài tươi 200g gọt vỏ hoặc khô 100g, gạo tẻ 50g nấu nhừ cho thêm gia vị vừa đủ ăn. Tác dụng: Thanh nhiệt, bổ tỳ, dưỡng phế, ích thận... rất tốt cho người tiêu hoá kém, hay bị chứng tiêu chảy, ho suyễn, đái tháo, miệng khát, đái rắt di tinh, phụ nữ khí hư ra nhiều. 
Cháo rau hẹ: Rau hẹ 100g rửa sạch cắt khúc, gạo ngon 100g, nấu nhừ. Tác dụng: Ích thận, trợ dương, ấm hạ tiêu, cầm huyết, cố tinh, tiêu đờm... thích hợp với người thận yếu, đau lưng, di mộng tinh sớm, dị ứng, nổi mề đay, viêm họng, ho, hen, tiêu hoá kém, nhiệt lỵ, trĩ, táo bón... 
Cháo cá chép: Cá chép luộc lấy thịt phi hành cho thơm, gạo ngon nấu nhừ cho thêm gia vị hành ăn nóng. Tác dụng: Bổ tỳ vị, tiêu phù, an thai, thông sữa và hạ khí bớt ho suyễn... rất tốt với phụ nữ sau sinh ít sữa, người già suy nhược, phù thũng, ăn kém, ho suyễn phế yếu... 



Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Có nên cho trẻ uống men tiêu hóa?
Triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa khỏe mạnh


(ST)