Virut Rubella là bệnh lây qua đường hô hấp, hay xảy ra dịch vào mùa xuân và đầu mùa hạ. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh rubella ở phụ nữ mang thai.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH RUBELLA
Những biểu hiện lâm sàng của bệnh
Sau khi virut vào cơ thể độ 2-3 tuần lễ, bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch.
Sốt: Đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1- 4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5oC.
Nổi hạch: Ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.
Phát ban: là dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1-2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người, chỉ sau 2-3 ngày là bay hết. Cần phân biệt với ban của sởi: Ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các vảy như phấn rôm, trên da có các vằn màu sẫm.
Đau khớp hoặc đau khắp mình mẩy, hay gặp ở phụ nữ. Các khớp ngón tay, cổ tay, gối, cổ chân đau trong khi phát ban, sau đó không để lại di chứng.
Các thể lâm sàng
Rubella bẩm sinh: Virut từ máu mẹ qua nhau thai. Trẻ sơ sinh khi đẻ ra đã có ban, hoặc trong vòng 48 giờ sau sinh. Bệnh nhi có gan to, lách to, vàng da.
Thể xuất huyết do giảm tiểu cầu: Chiếm tỷ lệ 1/3.000 ca. Xuất hiện xuất huyết vào 1-2 tuần sau khi phát ban. Có thể chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, trẻ sơ sinh có thể chảy máu rốn.
Phụ nữ có thai bị Rubella
Virus RNA gây bệnh Rubella.
Thường người mẹ không có triệu chứng, điều đáng quan tâm nhất là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ.
Trong 3 tháng đầu: 70%-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não.
Sau 3 tháng: Nếu mẹ có thai được 13-16 tuần, thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17- 20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.
Các biến chứng dị tật của thai nhi: Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung; nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên); đục giác mạc; tim tiên thiên lỗ thông vách tim, còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi; trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ.
Điều trị: Cần điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Giữ ấm, tránh gió, kiêng nước trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin.
Phòng bệnh: Hai biện pháp chính của phòng bệnh là cách ly và tiêm phòng bằng vaccin. Tiêm phòng vaccin Rubella giảm độc lực, được ứng dụng từ năm 1969 tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời. Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Đối với phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ, khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng. Việc cách ly là rất khó, phải cách ly 8-10 ngày sau khi ban bay hết. Nhưng có ý kiến nên để cho trẻ mắc bệnh, vì Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH RUBELLA
Bệnh lưu hành trên toàn thế giới, thường xuất hiện vào mùa đông xuân, có thể xảy ra thành dịch. Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm không nguy cấp (không gây nên biến chứng nguy hiểm, không gây chết người như bệnh sởi), nhưng lại có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh ở bào thai.
Rubella - Bệnh sốt phát ban chủ yếu ở nước ta
Trước và trong Tết Nguyên đán đến nay, bệnh sốt phát ban đang lây lan với tốc độ nhanh tại Hà Nội và các tỉnh lân cận với lượng bệnh nhân mắc, nhập viện tiếp tục tăng cao. Không chỉ trẻ em mà số người lớn mắc sốt dịch trong đợt này cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Số lượng bệnh nhân nhập viện tăng mạnh, trong đó có khá nhiều ca nặng xuất hiện biến chứng viêm não. Ví dụ, trong 4 ngày Tết Nguyên đán, Khoa Truyền nhiễm của các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội phải tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân/ngày.
|
Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ đang khám, điều trị cho trẻ bị bệnh sốt phát ban (rubella). Ảnh tư liệu
|
Bệnh rubella do vi-rút rubella gây ra, đây là bệnh sốt phát ban lành tính, nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu là qua đường hô hấp và người nhiễm bệnh là nguồn bệnh duy nhất. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ là nguồn truyền nhiễm rất cao cho người tiếp xúc, vi-rút có thể đào thải nhiều tháng sau khi sinh. Những triệu chứng của bệnh rất nhẹ nên rất khó phát hiện, đặc biệt ở trẻ em.
Bệnh khởi phát sau 10 ngày đến 15 ngày kể từ lúc tiếp xúc với người bệnh. Triệu chứng thông thường là mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 đến 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1 đến 5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất.
Phân biệt bệnh rubella với bệnh sởi
Bệnh rubella và bệnh sởi có triệu chứng phát ban khá giống nhau. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của rubella thường nhẹ hơn, chỉ biểu hiện rõ khi bệnh toàn phát.
Trước hết, bệnh sởi thường gặp ở trẻ từ 1 tuổi trở lên, thời gian nung bệnh 7 đến 10 ngày. Bệnh khởi phát trong 2 đến 3 ngày với các triệu chứng: Sốt đột ngột từ 38ºC trở lên, mắt ướt, kèm nhèm, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy… Khi bệnh toàn phát, sẽ sốt cao 38,5 đến 39ºC, li bì, mệt mỏi, các ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan ra mặt, cổ xuống thân mình, tứ chi trong 1 đến 2 ngày. Bệnh sẽ lui khi hết sốt, ban bay dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da.
Còn bệnh rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh 12 đến 14 ngày, khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ, các dấu hiệu mắt ướt, ho, chảy nước mũi, ỉa lỏng… nhưng gần như không thấy. Khi bệnh toàn phát, các biểu hiện mới rõ: Mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước dãi và rõ ràng nhất là nổi mẩn đỏ trên da giống như bệnh sởi. Trẻ ít khi nằm li bì, xung huyết mắt, da mặt, hạch to ở dọc hai bên cổ, không đau. Các nốt ban trên da dạng chấm đỏ rải rác, mọc không có quy luật. Có thể thấy đau khớp. Khi bệnh lui sẽ hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại các dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau 1 tuần.
Về biến chứng, bệnh sởi có thể gây viêm phổi, viêm phế quản thậm chí dẫn đến tử vong (nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi), viêm tai giữa, xoang, răng lợi, tiêu chảy mất nước, suy dinh dưỡng; viêm loét giác mạc… Các biến chứng thường xuất hiện khi bệnh toàn phát hoặc đã lui. Còn bênh rubella biến chứng chủ yếu là đau và sưng khớp, nhất là ở những phụ nữ cao tuổi (chiếm 70%), viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai. Phụ nữ mắc bệnh rubella khi đang mang thai có khả năng sinh con bị các dị tật bẩm sinh như bệnh tim, đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần, đục thủy tinh thể, điếc…
Biện pháp phòng ngừa bệnh rubella
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh rubella. Biện pháp phòng bệnh duy nhất là tiêm chủng. Loại vắc - xin đang sử dụng hiện nay là vắc - xin phối hợp ngừa 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Sử dụng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn. Ngoài ra, có thể phòng bệnh bằng các biện pháp không đặc hiệu khác như: Mặc đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng, cách ly và thực hiện các biện pháp phòng lây lan vì bệnh truyền nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp.
Lịch tiêm chủng ngừa 3 bệnh rubella, sởi, quai bị được áp dụng như sau: Trẻ em, mũi thứ nhất: 12 tháng tuổi; mũi thứ hai: 4 đến 6 tuổi. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tại các cơ sở y tế. Trước khi tiêm, cán bộ y tế cần khám sơ loại, nếu trẻ đang mắc các bệnh khác, có thể hoãn lịch tiêm đến khi trẻ khỏe mạnh bình thường. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm một liều duy nhất, nhưng chỉ được có thai sau khi tiêm 3 tháng.
4 BÀI THUỐC HỖ TRỢ TRỊ BỆNH RUBELLA
Bệnh Rubella thường bùng phát vào mùa đông - xuân. Bệnh do virut Rubella gây sốt phát ban, rất dễ lây lan, chủ yếu là qua đường hô hấp.
Bệnh Rubella thường bùng phát vào mùa đông - xuân. Bệnh do virut Rubella gây sốt phát ban, rất dễ lây lan, chủ yếu là qua đường hô hấp. Theo Ðông y, những triệu chứng trên thể hiện vị nhiệt và tâm hỏa thịnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa trị.
Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, cỏ mần trầu 16g, bạch mao căn 16g, kinh giới 12g, sài đất 16g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo đất 16g, sài hồ 12g, rau má 16g. Đổ khoảng 1.400ml nước, sắc còn 400ml, chia 2 lần uống trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt tiêu độc, chống dị ứng.
Bài 2: nam hoàng bá 16g, cành châu 16g, tang diệp 16g, mã đề thảo 16g, lá tre 14g, khổ qua 12g, kinh giới 14g, sinh địa 10g, chỉ xác 8g, sài hồ 12g, bạch thược 12g, đan bì 10g, chi tử 12g. Cho thuốc vào nồi, đổ 1400ml nước, sắc còn 400ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, nhuận gan, tiêu độc, trừ tà, thông tiểu.
Bài 3: bồ công anh 16g, sài đất 16g, cỏ sữa nhỏ lá 16g, thương nhĩ (sao vàng) 12g, lá đinh lăng 16g, cỏ mần trầu 16g, khổ qua 12g, dừa cạn 16g, lá tre 12g, rau má 16g, cành châu 16g, sinh địa 12g, chỉ xác 10g. Cho các vị thuốc vào nồi, đổ 1.500ml nước, sắc còn 400ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, trừ ôn dịch, chống dị ứng, thanh tâm hỏa.
Bài 4: đan bì 10g, chi tử 12g, rau má 16g, khổ qua 16g, cỏ mần trầu 16g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, đương quy 12g, bạch thược 10g, sâm đại hành 14g, sa sâm 16g, mạch môn 16g, bối mẫu 10g, cỏ mực 16g. Cho các vị thuốc vào nồi, đổ 1.500ml nước, sắc còn 400ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, nhuận gan mật, tiêu độc, trừ ôn dịch.
Ngoài uống thuốc, nên kết hợp ăn một số món cháo thuốc để tăng hiệu quả điều trị.
Cháo đậu xanh - tía tô: gạo tẻ 80g, lá tía tô 30g, đậu xanh xay 30g, mắm muối, gia vị vừa đủ. Gạo tẻ và đậu xanh vo sạch, cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ. Khi cháo chín cho lá tía tô, thêm chanh và gia vị là dùng được, ăn ngày 2 lần. Công dụng: thanh nhiệt, tiêu độc, mát gan.
Cháo tim lợn - mướp đắng: gạo tẻ 80g, tim lợn 1 quả, mướp đắng 40g, gia vị vừa đủ. Tim lợn thái lát mỏng, ướp gia vị, phi hành mỡ xào chín để riêng. Mướp đắng rửa sạch bỏ ruột, thái lát mỏng, để riêng. Gạo tẻ ngon vo sạch, cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ cho mướp đắng và tim lợn vào, nấu thêm một lúc cho mướp đắng chín kỹ là được. Nêm gia vị, rau thơm, ăn trong ngày. Công dụng: tim lợn bổ tâm an thần. Mướp đắng thanh tâm hỏa, chống ban ngứa, giải độc, mát gan.
Cháo mộc nhĩ, thịt thăn: gạo tẻ 80g, mộc nhĩ 30g, thịt nạc thăn 100g, gia vị vừa đủ. Mộc nhĩ rửa sạch thái chỉ. Thịt thăn lợn bỏ bớt màng trắng, băm nhỏ. Phi hành mỡ cho thơm, cho mộc nhĩ và thịt thăn vào xào chín, để riêng. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nổi đổ nước vừa đủ nấu cháo. Khi cháo chín kỹ cho món xào ở trên vào, nêm gia vị, rau thơm vừa ăn là được. Công dụng: mộc nhĩ tiêu độc, nhuận gan, nhuận huyết, hòa ngũ tạng. Thịt thăn lợn bổ âm huyết. Gạo tẻ bổ tỳ. Các vị hợp lại có tác dụng giải độc, bổ âm dưỡng tỳ, trừ ôn dịch, hòa ngũ tạng.
Virut Rubella gây bệnh nhẹ ở người lớn và trẻ em, nhưng đặc biệt gây bệnh nặng cho thai phụ do nó gây dị dạng thai nhi nếu bà mẹ bị nhiễm bệnh ở 4 tháng đầu của thai kỳ. Người bệnh có biểu hiện sốt 2 - 3 ngày liền, cơ thể mệt mỏi, chán ăn kèm theo ho, họng khô miệng ráo, phế nhiệt, hơi thở nóng, miệng đắng. Sau đợt sốt xuất hiện ban ở nửa trên cơ thể sau đó lan xuống phần dưới. Ban lấm tấm trên da, lúc đầu màu hồng sáng, sau chuyển thành màu tối sẫm, niêm mạc miệng rải rác có những nốt ban; lợi đỏ, lưỡi đỏ, đau rát họng.
Nỗi đau mang tên… Rubella
Giải đáp băn khoăn của bà bầu về Rubella
Tiêm phòng Rubella có tác dụng bao lâu?
Nam giới có cần tiêm phòng Rubella?
Rubella qua những con số và định nghĩa
(ST)