Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium) gây ra. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh sốt rét.
Hiện nay, trong bối cảnh các dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết đã và đang bùng phát mạnh ở nhiều nơi trong cộng đồng, thì bệnh sốt rét cũng đã âm thầm gia tăng, với nhiều biểu hiện lâm sàng đa dạng, phong phú làm cho chúng ta dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác và làm chậm trễ việc phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh.
Biểu hiện của bệnh sốt rét như thế nào?
Biểu hiện của bệnh sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là: loại ký sinh trùng mắc phải, tình trạng miễn nhiễm của ký chủ, cơ địa ký chủ (thai nghén, suy dinh dưỡng…). Thời kỳ ủ bệnh trong bệnh sốt rét là thời gian từ khi bị nhiễm ký sinh trùng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Thời gian này trung bình từ 9 đến 30 ngày thay đổi tùy theo từng chủng loại ký sinh trùng sốt rét.
Biểu hiện lâm sàng kinh điển của bệnh sốt rét bao gồm các cơn sốt điển hình trải qua 3 giai đoạn: rét run, sốt cao, vã mồ hôi. Một cơn sốt thường kéo dài từ 2 đến 8 giờ, và ngoài cơn sốt bệnh nhân không có cảm giác bị bệnh. Ngoài ra có thể có các triệu chứng đi kèm khác như là: nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…
Đối với những người bị sốt rét lần đầu, kiểu sốt cơn điển hình như thế thì không thường gặp, trong khi những triệu chứng đi kèm khác lại thường xuất hiện, làm cho chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như là bệnh sốt xuất huyết, cúm, nhiễm siêu vi…
Trong khi đó, những người bị sốt rét thường xuyên sẽ có các triệu chứng thiếu máu mạn tính (da xanh, niêm nhạt, chóng mặt…), gan to, lách to, suy kiệt. Còn đối với những người phụ nữ có thai mà bị sốt rét thì dễ bị sảy thai, sanh non, hoặc thai chết lưu, cũng như dễ rơi vào bệnh cảnh ác tính với nhiều biến chứng.
Hiện nay có 5 loại ký sinh trùng sốt rét gây bệnh, thường gặp ở nước ta là 2 loại: Sốt rét do Plasmodium falciparum và do Plasmodium vivax. Một số trường hợp sốt rét, nhất là sốt rét do Plasmodium falciparum thì có thể rơi vào bệnh cảnh ác tính với nhiều biến chứng nguy kịch gây tổn thương 1 hoặc nhiều cơ quan như là: hôn mê, co giật, suy gan, suy thận, sốc, thiếu máu, phù phổi, suy hô hấp, tiểu huyết sắc tố… đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nếu không chữa trị kịp thời. Gần đây, các biến chứng nặng nêu trên cũng đã được ghi nhận xảy ra trên bệnh nhân sốt rét do Plasmodium vivax, và cũng có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh sốt rét được chẩn đoán ra sao?
Chẩn đoán bệnh sốt rét, dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, biểu hiện lâm sàng, và xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu. Với các biệu hiện lâm sàng đa dạng, phong phú, trong giai đoạn khởi đầu triệu chứng thường không điển hình, mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác thì yếu tố dịch tễ (sống hoặc đi đến vùng sốt rét lưu hành trong vòng 1 tháng, có tiền căn sốt rét trong vòng 2 năm) sẽ đóng vai trò quan trọng có thể giúp chúng ta nghĩ đến và xác định bệnh 1 cách dễ dàng.
Việc xác định bệnh sốt rét rất đơn giản bằng kỹ thuật soi tiêu bản máu tìm ký sinh trùng sốt rét, cũng như test nhanh tìm kháng nguyên sốt rét có thể được thực hiện ở các cơ sở y tế phường xã. Chính vì vậy, trong giai đoạn dịch sốt rét lan rộng, khi chúng ta bị sốt, hoặc có triệu chứng nghi ngờ sốt rét thì cần sớm đến các cơ sở y tế địa phương để được chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời.
Bệnh sốt rét được điều trị bằng cách nào?
Sốt rét là một bệnh có thể dẫn đến tử vong, nhất là khi đã có biến chứng nên luôn luôn được xếp vào thứ tự ưu tiên, cần được điều trị sớm để hy vọng có kết quả tốt. Sự chọn lựa thuốc, cách dùng thuốc tùy theo từng loại ký sinh trùng mắc phải, tùy từng vùng địa lý còn nhạy cảm với thuốc hay không, cũng như tình trạng lâm sàng của bệnh nặng hay nhẹ.
Điều trị sốt rét cần phải đạt được 2 mục đích: Cắt cơn sốt, làm sạch ký sinh trùng, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân và ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa sự lây truyền mầm bệnh qua những người khác.
Hiện nay, bên cạnh những loại thuốc kinh điển (quinine, chloroquine, primaquine…), nhiều dược chất mới (artemisinine, arterakin…) cũng đã được đưa vào điều trị, giúp cho chúng ta có sự chọn lựa và phối hợp thuốc tốt nhất để đạt được mục đích điều trị.
Làm sao để phòng phòng ngừa bệnh sốt rét?
Hiện nay, khi chưa có vắc-xin phòng ngừa sốt rét, thì việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất bằng cách: tẩm mùng, rèm bằng hóa chất; phun tồn lưu mặt trong tường vách độ cao từ nền nhà lên tới 2 mét (nếu mái nhà thấp thì phun lên cả mặt trong mái nhà cho đủ 2 mét); xoa kem xua muỗi; ngủ mùng, mặc quần áo dài tay; dọn dẹp nhà cửa, phát quang bụi rậm và khơi thông cống rãnh quanh nhà.
Khi có triệu chứng nghi ngờ sốt rét thì nên sớm đến các cơ sở y tế địa phương để được phát hiện và điều trị kịp thời vừa tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra vừa ngăn ngừa sự lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh và cho cộng đồng.
Nguyên tắc điều trị bệnh sốt rét
Tất cả các bệnh nhân phát hiện, chẩn đoán bị mắc bệnh sốt rét cần được điều trị sớm, đúng, đủ liều và dựa vào kết quả xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét để chỉ định sử dụng thuốc sốt rét phù hợp. Việc điều trị cắt cơn sốt phải kết hợp với điều trị chống lây lan nếu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparun và điều trị tiệt căn nếu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax. Các trường hợp sốt rét do nhiễm Plasmodium falciparum không được điều trị đơn thuần, phải điều trị thuốc phối hợp để hạn chế sự kháng thuốc và tăng hiệu lực điều trị. Ngoài điều trị bằng thuốc sốt rét đặc hiệu, cần kết hợp với điều trị triệu chứng, biến chứng và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Cách điều trị bệnh sốt rét thể thông thường
Bệnh sốt rét thể thông thường được điều trị bằng thuốc đặc hiệu dựa vào kết quả xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng để chọn thuốc sốt rét có hiệu lực và an toàn. Việc sử dụng thuốc sốt rét quy định cụ thể bằng các loại thuốc điều trị ưu tiên và thuốc điều trị thay thế.
Thuốc điều trị ưu tiên (first line) sử dụng tùy theo chủng loại ký sinh trùng sốt rét bị nhiễm. Đối với các trường hợp bị nhiễm Plasmodium falciparum dùng thuốc phối hợp Dihydroartemisinine-Piperaquine, có tên biệt dược là CV-Artecan, Arterakin, uống trong 3 ngày, liều lượng theo nhóm tuổi; không điều trị cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
Cần điều trị kết hợp thêm thuốc Primaquine 0,5mg/kg cân nặng liều duy nhất cho tất cả các trường hợp có Plasmodium falciparum dương tính. Đối với các trường hợp bị nhiễm Plasmodium vivax dùng thuốc Chloroquine 25mg base/kg cân nặng chia trong 3 ngày điều kết hợp với Primaquine 0,25mg base/kg cân nặng/ngày trong 14 ngày liên tiếp, điều trị vào ngày đầu tiên cùng với Chloroquine.
Có thể tính liều lượng thuốc Chloroquine và Primaquine theo nhóm tuổi quy định. Cần chú ý uống Primaquine sau khi ăn, không dùng thuốc cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh gan, thiếu men G6PD (Glucose 6 Phosphate Dehydrogenase). Nếu không có điều kiện xét nghiệm G6PD thì cần theo dõi biến động khối lượng hồng cầu, màu sắc da, màu sắc nước tiểu; khi nước tiểu chuyển màu sẫm như nước vối hoặc màu nước cà phê đen phải dừng thuốc kịp thời.
Cần đưa bệnh nhân sốt rét đến trạm y tế để kịp thời khám và điều trị
Thuốc điều trị thay thế (second line) được sử dụng khi theo dõi trong 3 ngày điều trị bằng thuốc điều trị ưu tiên (first line) mà bệnh nhân vẫn sốt, tình trạng bệnh xấu đi, còn ký sinh trùng sốt rét và diễn biến bệnh nặng hơn thì thay các loại thuốc sốt rét điều trị thay thế có hiệu lực cao hơn. Thuốc điều trị thay thế được dùng là Quinine 30mg/kg/ngày, trong 7 ngày kết hợp với Doxycycline 3mg/kg/ngày, trong 7 ngày; hoặc Qunine 30mg/kg/ngày, trong 7 ngày kết hợp với Clindamycine 15mg/kg/ngày, trong 7 ngày cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Thuốc Doxycycline và Clindamycine được đưa bổ sung vào trong danh mục thuốc sốt rét sử dụng.
Khi bệnh nhân bị mắc bệnh sốt rét thể thông thường, nếu bảo đảm được nguyên tắc phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì có thể ngăn ngừa nguy cơ chuyển thành sốt rét ác tính gây hậu quả tử vong. Nếu thực hiện được khẩu hiệu hành động “Không có sốt rét ác tính, không có tử vong” thì có thể đạt mục tiêu chỉ đạo giảm tử vong của Dự án Quốc gia Phòng chống Sốt rét.
NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN HAY CHỮA SỐT RÉT
Sốt rét là bệnh nhiễm ký sinh trùng đường máu, lây truyền qua muỗianopheles, gây dịch lưu hành ở vùngnhiệt đới và cận nhiệt đới. Biểu hiện lâm sàng với 3 dấu hiệu: sốt rét run vã mồ hôi, thiếu máu, láchto.
Theo Đông y, bệnh sốt rét có nhiều thể khác nhau và có phép điều trịcùng bài thuốc riêng theo từng thể bệnh như sau: với thể thông thường(còn gọi là chính ngược), triệu chứng gồm: rét run người, sau đó sốtcao, cuối cùng ra mồ hôi, sốt hạ, bệnh có chu kỳ mỗi ngày 1 cơn, haingày 1 cơn, ba ngày 1 cơn, nhức đầu, mặt đỏ, lưỡi đỏ, phiền khát muốnuống nước.
Phương pháp chữa trường hợp này với một trong các bài thuốcgồm: sài hồ 20g, cam thảo 12g, rau má 16g, rễ đinh lăng 20g, lá tre12g, gừng 6g, bán hạ (sao vàng) 8g. Sắc (nấu); hoặc dùng bài gồm cácvị: thường sơn 16g, thảo quả 8g, binh lang 8g, hậu phác 8g, thanh bì8g, trần bì 8g, gừng 4g; hay bài gồm: sài hồ 10g, trần bì 10g, ý dĩ sao10g, bán hạ chế 10g, mạch môn 10g, chỉ xác 10g, thanh hao 10g, cam thảonam 10g, tri mẫu 20g, hoàng cầm 10g, xạ can 6g, tô tử 10g, hoàng đằng10g; bài thứ 4 gồm: sài hồ 12g, binh lang 6g, đảng sâm 12g, thường sơn12g, cam thảo 6g, hậu phác 8g, bán hạ chế 8g, thảo quả 8g, gừng 4g, đại táo 10g.
Với thể sốt cao ít rét hoặc không rét (ôn ngược), triệu chứng là:sốt nhiều, rét ít, hoặc không rét, mồ hôi ra ít, đau các khớp, nhứcđầu, khát nước, táo bón, lưỡi đỏ... Phương pháp chữa là "thanh nhiệt,sinh tân dịch, bổ huyết", dùng một trong các bài thuốc sau: thạch cao40g, huyền sâm 12g, quế chi 8g, mạch môn 12g, thường sơn 12g, sinh địa12g, đảng sâm 12g, thạch hộc 12g; bài 2 gồm: thanh cao 16g, sinh địa12g, miết giáp 12g, đan bì 8g, tri mẫu 8g.
Với thể rét nhiều, triệu chứng: sốt ít hoặc không sốt, không khát,ngực sườn đầy tức, mệt mỏi, lưỡi nhạt... Có thể dùng một trong các bàithuốc sau: quế chi 8g, thảo quả 8g, gừng khô 8g, xuyên tiêu 8g, qua lâu8g, binh lang 6g; hay bài gồm: sài hồ 8g, qua lâu căn 8g, quế chi 8g,mẫu lệ 12g, hoàng cầm 8g. Thể sốt rét lâu ngày (có lách to), dùng bàithuốc: bạch truật 12g, bạch thược 9g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 8g, thảoquả 8g, hậu phác 8g, binh lang 8g, gừng 8g, xuyên khung 8g, ô mai 8g,thanh bì 8g, miết giáp 16g. Tán nhỏ thành bột mỗi ngày sắc uống 40g.