Hướng dẫn trị mụn nước cực đơn giản mà hiệu quả
Cách tìm kiếm thông tin hiệu quả trên internet
Cách làm hết sưng mắt sau khi khóc hiệu quả rất nhanh
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH STRESS
Nếu bạn đang có 10 dấu hiệu dưới đây thì nên bắt đầu quá trình thư giãn bản thân và nghỉ ngơi vì nó có thể là beieru hiện của việc bạn bị stress.
Đau đầu vào cuối tuần
Tiến sĩ Todd Schwedt, giám đốc trung tâm Thần Kinh trường đại học Washington cho biết: “Ảnh hưởng của stress có thể nhắc bạn bằng những cơn đau nửa đầu. Khi lịch trình ăn ngủ, sinh hoạt các ngày trong tuần không khoa học, bạn sẽ gặp các cơn đau vào dịp cuối tuần”.
Cơn đau bụng nguy hiểm trong “ngày đèn đỏ”
Phụ nữ căng thẳng có nguy cơ bị đau bụng và chuột rút gấp hai lần trong chu kỳ kinh nguyệt so với những người ít căng thẳng. Các nhà nghiên cứu của trường đại học Harvard cho biết: “Sự căng thẳng là nguyên nhân gây mất cân bằng hormone. Các bài tập thể dục có thể xoa dịu chứng chuột rút và căng thẳng, bằng cách giảm hoạt động của hệ thần kinh”.
Miệng đau nhức
Matthew Messina, người cố vấn của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ chia sẻ: “răng đau nhức là dấu hiệu của việc nghiến răng, thường xảy ra trong khi ngủ và có thể trở nên tồi tệ hơn bởi sự căng thẳng. Bạn nên hỏi nha sĩ về thiết bị bảo vệ răng trong khi ngủ có thể giảm hoặc ngừng hiện tượng nghiến răng”.
Những cơn ác mộng
Khi bạn có những giấc mơ tích cực, bạn sẽ thức dậy trong một tâm trạng tốt hơn trước khi bạn đi ngủ, tiến sĩ Rosalind Cartwright, giáo sư tâm lí học tại trung tâm y tế,trường đại học Rush chia sẻ. Khi bị stress, bạn thức dậy thường xuyên hơn, những hình ảnh ám ảnh sẽ xuất hiện liên tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thói quen ngủ tốt có thể giúp ngăn chặn điều này, khi bạn ngủ từ 7 giờ đến 8 giờ một đêm và tránh caffeine, rượu hay chất kích thích trước giờ đi ngủ.
Chảy máu nướu răng
Ông Preston Miller, cựu chủ tịch của American Academy of Periodontology cho biết: “Những người bị căng thẳng có nguy cơ cao bị bệnh nha chu. Các hormone căng thẳng Cortisol làm giảm hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu răng. Nếu bạn đang làm việc nhiều giờ và ăn uống ngay tại bàn làm việc, hãy chú ý vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, đảm bảo sức khỏe răng miệng bằng cách tập thể dục và ngủ đúng giờ cũng giúp giảm căng thẳng thấp hơn”.
Thèm ăn đồ ngọt
Căng thẳng là một trong nhiều khả năng kích hoạt kích thích tố trong cơn thèm sô cô la - thèm đồ ngọt của bạn.
Thèm đồ ăn ngọt là dấu hiệu của bệnh stress
Ngứa da
Một nghiên cứu tại Nhật Bản trên 2.000 người cho thấy những người ngứa mãn tính (được gọi là ngứa) có khả năng trải qua stress cao gấp hai lần so với người không có dấu hiệu này. Một điều khác là hiện tượng ngứa có thể dẫn đến căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và từ đó làm trầm trọng hơn các căn bệnh như viêm da, eczema, bệnh vảy nến. Phản ứng căng thẳng kích hoạt các sợi thần kinh, gây ra cảm giác ngứa trong cơ thể.
Dị ứng trở nên tồi tệ
Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Ohio State University cho biết, các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện ở nhiều người sau khi họ trải qua cảm xúc lo lắng. Kích thích tố căng thẳng có thể gây tăng sản xuất lgE, một protein trong máu gây nên phản ứng dị ứng trên cơ thể - theo tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Kiecolt – Glaser.
Tăng mụn trứng cá
Stress làm tăng viêm dẫn đến mụn và mụn trứng cá ngay cả với người trưởng thành - Gil Yosipovitch, giáo sư về da liễu tại đại học Wake Forest cho biết. Các chế phẩm kem dưỡng da chứa thành phần axit salicylic hoặc benzoyl peroxide, cộng thêm kem dưỡng ẩm noncomedogenic sẽ giúp da không quá khô. Nếu làn da của bạn qua vài tuần điều trị không có tiến triển, bạn có thể gặp bác sĩ để tìm biện phát tích cực hơn.
Stress làm tăng viêm dẫn đến mụn và mụn trứng cá ngay cả với người trưởng thành
Đau bụng
Lo lắng và căng thẳng có thể gây ra đau bụng, cùng với các cơn đau đầu, đau lưng và mất ngủ. Nghiên cứu trên 1.953 người đàn ông và phụ nữ cho biết những người trải qua mức độ cao nhất của sự căng thẳng có nguy cơ bị đau bụng cao gấp 3 lần với những người thoải mái hơn. Ruột có liên kết với dây thần kinh não bộ tiếp nhận và xử lí thông tin khi bạn trải qua cảm xúc stress.
Học cách quản lí căng thẳng cùng các môn tập thể dục, hay trao đổi cùng nhà tâm lí nếu bạn thường xuyên có triệu chứng này. Bạn cần kiểm tra sức khỏe để loại trừ bị dị ứng thức ăn, nạp nhiều lactose, hội chứng kích thích ruột hay các dấu hiệu lở loét.
Stress thường đi kèm với một loạt các phản ứng của cơ thể. Những phản ứng này có thể là những rối loạn thực thể hoặc tâm thần. Những dấu hiệu của stress có thể là:
- Những rối loạn về giấc ngủ (mất ngủ, ngủ chập chờn)
- Hàm nghiến chặt
- Nghiến răng
- Rối loạn tiêu hóa
- Cảm giác có u cục trong họng
- Khó nuốt
- Có những hành vi dễ kích động
- Nhịp tim tăng
- Bứt rứt không yên
- Cảm giác căng cơ hoặc xoắn vặn cơ thực sự
- Đau ngực không do tim
- Chóng mặt
- Tăng nhịp thở
- Đổ mồ hôi lòng bàn tay
- Căng thẳng
- Nói vấp
- Huyết áp cao
- Thiếu sinh lực
- Mệt
Các dấu hiệu về nhận thức:
- Suy nghĩ chậm chạp
- Lú lẫn
- Thái độ thờ ơ, thiếu tích cực
- Hay lo lắng
- Khó tập trung
- Hay quên
- Khó suy nghĩ một cách logic
- Cảm giác sống quá sức, không thể giải quyết các vấn đề
Các dấu hiệu về cảm xúc của stress:
- Dễ cáu kỉnh
- Không có cảm giác hài hước
- Tâm trạng thất vọng
- Hay hốt hoảng
- Cảm giác làm việc quá sức
- Cảm giác không hạnh phúc
- Lãnh đạm, thờ ơ
Những dấu hiệu về hành vi của stress:
- Giảm tiếp xúc với gia đình và bạn bè
- Những mối quan hệ trong công việc kém
- Cảm giác cô độc
- Giảm hứng thú tình dục
- Xa lánh mọi người và mọi người cũng xa lánh bạn vì tính khí gàn dở
Nhiều nghiên cứu còn báo cáo mối liên hệ của stress và các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nguy cơ ung thư, ức chế hệ miễn dịch làm dễ mắc bệnh hoặc lâu lành bệnh.
Cảm giác bị ức chế như buồn bã, bi quan, vô vọng hoặc không hạnh phúc là một phản ứng của stress. Nếu những triệu chứng này là tạm thời, chúng có thể đơn giản chỉ là một phản ánh sự lên xuống của cuộc sống, nhưng nếu chúng kéo dài một thời gian lâu, đặc biệt là sau khi đã hết stress, có thể bạn đang có vấn đề cần có sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý hoặc y tế.
CÁCH GIẢI TỎA STRESS HIỆU QUẢ
Hài lòng với gì mình đang có
Một số người theo chủ nghĩa thập toàn thập mĩ, thường là chuyện gì cũng đều yêu cầu đạt kết quả hoàn hảo nhất. Nếu như chuyện dự tính trong năm thất bại, họ sẽ tự trách bản thân và chán nản. Kì thực, mọi chuyện chỉ cần bản thân nhận thấy đã nỗ lực thì không nên mất lạc quan khi việc không thành. Học cách bằng lòng với chính mình - điều đó sẽ giúp bạn tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Tận dụng ngày cuối tuần
Ngày cuối tuần, nhiều người thường tranh thủ làm việc nhà. Tuy vậy, bạn cũng nên sắp xếp thời gian hợp lý để dạo phố, cùng bạn bè, gia đình vui chơi, giải trí. Nghỉ ngơi giúp bạn tái tạo năng lượng và thêm yêu cuộc sống.
Ngủ đủ giấc
Những cuộc gặp gỡ bạn bè, những chương trình giải trí ken dày hay những bộ phim có thần tượng đóng... khiến bạn khó từ chối và vì thế không có thời gian để ngủ đủ giấc. Điều này có thể khiến stress tăng lên, nhịp tim nhanh hơn. Để ngăn chặn tình trạng này bạn cần ngủ đủ giấc. Giấc ngủ chất lượng khiến cơ thể tràn đầy năng lượng. Thường mỗi ngày người lớn nên ngủ đủ khoảng 7 giờ.
Người sống gần môi trường phức tạp sẽ tạo ra áp lực gấp 2 lần so với người sống trong môi trường yên tĩnh.
Tạo môi trường yên tĩnh
Một vài nghiên cứu cho thấy, người sống gần môi trường phức tạp sẽ tạo ra áp lực gấp 2 lần so với người sống trong môi trường yên tĩnh. Tiếng chuông điện thoại réo liên hồi, tiếng đài phát thanh hay tivi oang oang cũng khiến áp lực gia tăng. Do đó, nếu muốn nghỉ ngơi bạn nên tránh xa tiếng ồn, tìm đến thú vui lành mạnh, thư giãn tinh thần.
Không quên tập luyện
Tập luyện dù mỗi ngày 30 phút cũng khiến cơ thể bạn cảm thấy thoải mái hơn, suy nghĩ tích cực hơn. Khi tập luyện ngoài trời cùng bạn bè, tinh thần cuốn hút với các hoạt động thể thao, bạn sẽ nhanh bỏ qua những bực tức, những bon chen vụn vặt trong cuộc sống thường ngày, từ đó giúp bạn yêu đời hơn.
Làm việc vặt, nấu ăn và shoping
Lao động chân tay sẽ giúp khuây khỏa đầu óc. Khi chân tay tất bật, tinh thần chú ý vào công việc khiến bạn loại bỏ những lo toan. Nấu và chế biến món ăn giúp bạn có món khoái khẩu, tinh thần hưng phấn và cuộc sống ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi shoping, đi thăm các ngôi chợ truyền thống ở vùng quê.
Tránh lạm dụng chất kích thích
Khi căng thẳng, nếu lạm dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá... sẽ làm cho bạn bồn chồn hơn. Thay vì dùng các chất này, bạn nên uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, ăn trái cây và cá.
Chọn bữa ăn sáng
Bữa sáng đóng vai trò rất quan trọng giúp cho bạn một sức khỏe tinh thần lành mạnh. Một bữa sáng tốt sẽ giúp cho trí óc của bạn luôn tỉnh táo. Khởi động ngày mới với một bữa ăn sáng lành mạnh bao gồm chất xơ, tinh bột, protein… đó là nhiên liệu giúp cho cơ thể không bị mệt mỏi, căng thẳng giữa buổi sáng.
Dành thời gian cho tập thể dục
Dù công việc có bận rộn tới đâu, bạn cũng nên dành ra một khoảng thời gian thích hợp để có thể tập thể dục. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể tăng endorphin và năng lượng cho cơ thể thông qua chuyển động. Tập thể dục cũng là cách tốt nhất giúp bạn chống lại mệt mỏi liên tục. Tập thể dục phù hợp cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy tỉnh táo hơn.
Dù công việc có bận rộn tới đâu, bạn cũng nên dành ra một khoảng thời gian thích hợp để có thể tập thể dục.
Nước
Cơ thể đủ nước chính là một trong những chìa khóa để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làn da sáng và chiến đấu lại mệt mỏi! Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng mệt mỏi là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng mất nước. Vì vậy khi bạn đang trên đường đi phải luôn đảm bảo mình đang mang theo nước.
Tắt thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Rõ ràng là ngủ đủ giấc mỗi đêm sẽ giúp cho bạn thức dậy luôn tỉnh táo. Nhưng nếu bạn luôn bật thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại… nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Cách tốt nhất bạn nên tắt cách thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Rời máy tính trước 20 phút khi đặt lưng vào giường sẽ cho phép cơ thể bạn có thời gian để điều chỉnh đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
5 phút rời khỏi bàn làm việc đi bộ trong không khí trong lành và ánh sáng tự nhiên có thể cải thiện tâm trạng
Cho phép bản thân nghỉ ngơi
Công việc yêu cầu bạn cần tập trung đến cao độ, bạn cảm thấy mệt mỏi. Đó là một phản ứng đầu tiên của cơ thể muốn được ngh��� ngơi. 5 phút rời khởi bàn làm việc đi bộ trong không khí trong lành và ánh sáng tự nhiên có thể cải thiện tâm trạng và giúp bạn sảng khoái hơn. Nếu bạn không thể rời khỏi văn phòng, bạn có thể thực hiện một vài di chuyển nhỏ sẽ làm giảm căng thẳng ở vai, cổ, lưng và cổ tay để giúp bạn tập trung.