Triệu chứng của bệnh thiếu canxi trong máu

Thiếu canxi trong máu thường gặp ở những người có chế độ ăn thiếu canxi. Chúng ta cùng xem lại những triệu chứng của bệnh thiếu canxi máu để nhận biết và có cách xử lý kịp thời nhé!

 

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THIẾU CANXI TRONG MÁU
 

Vai trò của canxi trong cơ thể

Canxi là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, nó đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormon và đông máu. Trẻ em thiếu canxi, ngoài việc bị còi xương, chậm tăng chiều cao còn bị còi cọc, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồ hôi trộm… Người lớn thiếu canxi thì bị loãng xương, còng lưng, gai cột sống, gai gót chân và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.

 

Lượng dự trữ canxi trong cơ thể được duy trì ổn định phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là do thức ăn, nước uống đưa vào, hấp thu canxi từ ruột và đào thải qua thận. Nhu cầu hằng ngày với một chế độ ăn đầy đủ phải bảo đảm cung cấp khoảng 1.000mg canxi qua đường ăn uống thì có khoảng 200mg canxi bị đào thải qua đường mật và các dịch tiêu hóa khác.

Mỗi ngày có khoảng 200 – 400mg canxi được hấp thu từ ruột vào máu và quá trình này phụ thuộc vào nồng độ vitamin D trong máu, phần canxi còn lại đào thải qua phân. Gần 99 % canxi trong cơ thể tập trung ở trong xương, chủ yếu dưới dạng tinh thể hydroxyapatite. Chỉ 1% canxi trong xương là tự do trao đổi với dịch ngoài tế bào, do đó luôn sẵn sàng để điều chỉnh nồng độ canxi trong máu luôn ổn định. Nồng độ canxi toàn phần bình thường trong máu được duy trì dao động từ 8,8 đến 10,4 mg/dl (2,20 – 2,60mmol/l).


 

Các nguyên nhân gây hạ canxi máu

Hạ canxi máu là khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,8mg/dl (2,20mmol/l) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường, hoặccanxi ion hóa dưới 4,7mg/dl (1,17mmol/l). Có nhiều nguyên nhân gây nên hạ canxi máu: tăng tạo xương trong khi cung cấp canxi không đủ (trẻ em đang giai đoạn phát triển nhanh, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ); mắc hội chứng kém hấp thu do rối loạn tiêu hóa kéo dài; suy tuyến cận giáp trạng, làm giảm bài tiết parathyroid hormon gây hạ canxi máu, tăng photpho máu và thường gây nên cơn tetani mạn tính; thiếu hụt vitamin D; bệnh lý thận: bệnh lý ống thận, suy thận.

 

Các nguyên nhân khác như thiếu hụt magiê, viêm tụy cấp, giảm albumin máu, tăng photpho máu; uống các thuốc gây hạ canxi huyết như thuốc chống động kinh (phenobarbital, phenytoin), rifampicin, truyền máu nhiều, thuốc cản quang, dùng liều cao calcitonin…

Dấu hiệu nhận biết hạ canxi

Hạ canxi khởi đầu bằng các triệu chứng: tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Sau đó là sự co cơ khắp cơ thể. Co thắt các cơ ở tay tạo ra dấu hiệu “bàn tay đỡ đẻ” (các ngón tay không xòe ra được). Co thắt các cơ ở chân tạo ra “dấu bàn đạp” (bàn chân duỗi ra như thể đang đạp xe đạp).

Hạ canxi cũng đồng thời làm co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn; co thắt các cơ hô hấp gây khó thở. Trong những trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú.

Thông thường cơn hạ canxi cần có những kích thích mới biểu hiện rõ, ví dụ như cãi nhau, tức giận, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi hoặc cảm sốt…

Sơ cứu người bị hạ canxi máu

Khi gặp trường hợp bị hạ canxi máu, đầu tiên người xung quanh phải thật bình tĩnh, đỡ bệnh nhân rồi đưa vào chỗ mát để nghỉ ngơi. Vỗ nhẹ 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu ngất lâu hãy thử ấn huyệt nhân trung (ở giữa mũi và miệng).

Kiểm tra trong đồ đạc bệnh nhân nếu có mang theo canxi viên dạng sủi thì pha 1 viên vào 1 cốc nước, đợi thuốc tan hết thì cho bệnh nhân uống. Nếu 2 hàm răng bệnh nhân cứng lại không mở ra được thì bắt buộc phải dùng thìa bón vào miệng bệnh nhân, hoặc đánh thức cho bệnh nhân tỉnh để uống thuốc.

Sau đó, nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Nên ăn những thức ăn giàu canxi như cua, cá… để phòng bệnh hạ canxi máu

 

Làm thế nào để phòng tránh?

Thực hiện chế độ ăn đủ canxi bằng cách ăn nhiều tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực…; uống sữa và kết hợp với tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để da tổng hợp vitamin D. Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn các loại rau củ như lá mù tạc, cải thìa, đậu bắp, bông cải, bí xanh, rau bina và củ cải. Bổ sung quả sung khô, đậu trắng, đậu phộng, đậu đỏ và đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn. Uống sữa đậu nành và các loại sữa bò nguyên kem.

Nên ăn hải sản. Cá mòi, cá thu và các loại cá đóng hộp nguyên xương là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Bên cạnh đó, cố gắng ăn ít nhất 1 tuần 1 lần các món tôm nguyên vỏ, ốc, hến và các loại sò để bổ sung một lượng canxi đáng kể cho cơ thể và đừng quên cắt giảm cafe, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.
 

HẠ CANXI MÁU CÓ NGUY HIỂM ĐẾN SỨC KHỎE

Vì sao bị hạ canxi máu?

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone và đông máu… Vì vậy, nếu thiếu canxi, rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm sẽ xảy ra, trong đó có chứng hạ canxi máu.

 
TS.BS Trần Thị Minh Hạnh - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, trẻ em thiếu canxi không chỉ bị còi xương, chậm tăng chiều cao mà còn bị còi cọc, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồ hôi trộm... Còn người lớn thiếu canxi thì bị loãng xương, gai cột sống, gai gót chân, hạ canxi máu.
Cũng theo BS. Minh Hạnh thì hạ canxi trong máu là khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,8mg/dl (2,20mmol/l) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường, hoặc canxi ion hóa dưới 4,7mg/dl (1,17mmol/l). Có nhiều nguyên nhân gây hạ canxi máu như tăng tạo xương trong khi cung cấp canxi không đủ đối với trẻ em đang giai đoạn phát triển nhanh hoặc phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa me; mắc hội chứng kém hấp thu do rối loạn tiêu hóa kéo dài; thiếu hụt vitamin D; các bệnh lý về thận… Với những người bị hạ canxi trong máu, triệu chứng thường không có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, do canxi tham gia vào hoạt động điện thế của mạng tế bào nên thường ảnh hưởng đến thần kinh cơ, gây ra những triệu chứng như bứt rứt, khó chịu, chuột rút ở cơ chân, cơ bàn tay, những cơn co giật ở trẻ có thể gây nguy hiểm khiến trẻ không thở được. Một số trường hợp khác có triệu chứng chóng mặt, xây xẩm vì máu không lên được não khi thay đổi tư thế. Để xác định có bị hạ canxi trong máu hay không, người bệnh cần đến bệnh viện để thử máu vì chỉ có phương pháp thử máu mới xác định chính xác tình trạng này. 
Khi gặp trường hợp có người bị ngất vì hạ canxi máu, cần phải giữ bình tĩnh, đỡ bệnh nhân rồi đưa vào chỗ thoáng mát để nghỉ ngơi. Sau đó, vỗ nhẹ hai bên má bệnh nhân nhằm giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu ngất lâu hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng. Nên xem trong đồ đạc bệnh nhân có mang theo canxi viên dạng sủi thì pha 1 viên vào 1 cốc nước, đợi thuốc tan hết thì đưa cho bệnh nhân uống. Nếu bệnh nhân không mang theo viên canxi dạng sủi thì nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.
 
Đừng quá lo lắng
 
BS. Minh Hạnh khuyên bệnh nhân đừng quá lo lắng khi nghe BS nói rằng mình có triệu chứng hay dấu hiệu của hạ canxi máu. Vì đây là tình trạng mà bạn có thể thay đổi được qua chế độ ăn uống của mình. Lượng dự trữ canxi trong cơ thể được duy trì ổn định phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là do thức ăn, nước uống đưa vào, hấp thu canxi từ ruột và đào thải qua thận. Vì vậy, cần thực hiện chế độ ăn đủ canxi bằng việc ăn cá mòi, cá thu và các loại cá đóng hộp nguyên xương là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Bên cạnh đó, cố gắng ăn ít nhất 1 tuần 1 lần các món tôm nguyên vỏ, ốc, hến và các loại sò để bổ sung một lượng canxi đáng kể cho cơ thể. Nên ăn các loại rau củ như lá mù tạc, cải thìa, đậu bắp, bông cải, bí xanh, rau bina và củ cải. Bổ sung quả đậu trắng, đậu phộng, đậu đỏ và đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn. Uống sữa đậu nành và các loại sữa bò nguyên kem. Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung khi có chỉ định của BS. Đặc biệt, nên cắt giảm cà phê, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.

Với phụ nữ mang thai cũng như trẻ đang phát triển, hãy bổ sung thực phẩm giàu canxi trong thực đơn của mình. Chỉ nên ăn đủ chứ không nên bổ sung quá nhiều. Ở người bình thường mỗi ngày cần 500mlg/ngày, với phụ nữ mang thai là 800-1.000 mlg/ngày. Ngoài ra, cần dành ít nhất 10-20 phút để tắm nắng vào sáng sớm sẽ giúp cơ thể hấp thu được vitamin D.




CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ HẠ CANXI MÁU


Nếu thiếu canxi, rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm xảy ra.

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hoóc-môn và đông máu… do vậy nếu thiếu canxi, rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm xảy ra.

Vì sao bị hạ canxi máu?

Hạ canxi máu thường gặp ở những người ăn thức ăn thiếu canxi, cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi do thiếu vitamin D, bị cắt đoạn ruột, mắc hội chứng giảm hấp thu mạn tính hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu dạng furosemid...

- Rối loạn nội tiết: suy tuyến cận giáp trạng, tăng tiết calcitonin trong ung thư tuyến giáp...

- Giảm albumin máu, tăng phosphat máu, dùng kháng sinh nhóm aminosid...

Dấu hiệu nhận biết hạ canxi

Hạ canxi khởi đầu bằng các triệu chứng: tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Sau đó là sự co cơ khắp cơ thể. Co thắt các cơ ở tay tạo ra dấu hiệu “bàn tay đỡ đẻ”: các ngón tay không xòe ra được. Co thắt các cơ ở chân tạo ra “dấu bàn đạp”: bàn chân duỗi ra như thể đang đạp xe đạp.

Hạ canxi cũng đồng thời làm co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn; co thắt các cơ hô hấp gây khó thở. Trong những trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú.

Thông thường cơn hạ canxi cần có những kích thích mới biểu hiện rõ, ví dụ như cãi nhau, tức giận, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi hoặc cảm sốt…

Sơ cứu người bị hạ canxi máu

Khi gặp trường hợp người bị hạ canxi máu, những người xung quanh phải giữ bình tĩnh, đỡ bệnh nhân rồi đưa vào chỗ thoáng mát để nghỉ ngơi.

- Vỗ nhẹ 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu ngất lâu hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng.

- Xem xét trong đồ đạc bệnh nhân nếu có mang theo canxi viên dạng sủi thì pha 1 viên vào 1 cốc nước, đợi thuốc tan hết thì đưa cho bệnh nhân uống. Nếu 2 hàm răng bệnh nhân cứng lại không mở ra được thì bắt buộc phải dùng thìa bón vào miệng bệnh nhân, hoặc vỗ mạnh 2 bên má (không phải là tát) cho bệnh nhân tỉnh lại uống thuốc.

- Nếu bệnh nhân không mang theo viên canxi dạng sủi thì nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Phòng ngừa chứng hạ canxi máu

- Thực hiện chế độ ăn đủ canxi có nhiều trong: tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực…

- Tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để da tổng hợp vitamin D.

- Tránh các kích thích từ bên ngoài vì dễ gây khởi phát cơn hạ canxi nếu bản thân có hạ canxi tiềm tàng.

(ST)
Chào bạn! Mình đi xét nghiệm bác kết quả cho thấy Cãni trong màu có 1,93 thấp hơn chỉ sô bình thường, mình đã uống bổ sung viên Can xi nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi và đau người suốt ngày mình cần phải làm gì mong bạn cho biết giùm
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Không hiểu bạn uống bổ sung canxi có theo chỉ định của bác sĩ không. Bạn nên tái khám nếu dùng thuốc mà không thuyên giảm nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Tôi năm nay 24 tuổi ,bị bệnh thiếu canxi trong máu xin hỏi bác sĩ tôi phải điều trị như thế nào ,uống thuốc gì và ăn những thức ăn nào
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Bạn tham khảo nhé: Thực hiện chế độ ăn đủ canxi bằng cách ăn nhiều tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực...; uống sữa và kết hợp với tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để da tổng hợp vitamin D. Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn các loại rau củ như lá mù tạc, cải thìa, đậu bắp, bông cải, bí xanh, rau bina và củ cải. Bổ sung quả sung khô, đậu trắng, đậu phộng, đậu đỏ và đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn. Uống sữa đậu nành và các loại sữa bò nguyên kem. Nên ăn hải sản. Cá mòi, cá thu và các loại cá đóng hộp nguyên xương là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Bên cạnh đó, cố gắng ăn ít nhất 1 tuần 1 lần các món tôm nguyên vỏ, ốc, hến và các loại sò để bổ sung một lượng canxi đáng kể cho cơ thể và đừng quên cắt giảm cafe, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu canxi trong máu ,xin bác sĩ cho tôi biết
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Những nguyên nhân gây thiếu canxi + Do người dân Việt Nam chưa có thói quen dùng sữa hàng ngày (trong sữa chứa hàm lượng canxi cao). + Do người dân trồng các loại rau, cây ăn quả, vật nuôi… sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích cho động, thực vật mau lớn đã làm hàm lượng của nhiều loại vật chất tự nhiên giảm đi. + Do quá trình đun nấu làm thất thoát canxi. + Do con người ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cơ thể không hấp thụ được nhiều canxi. + Do những thói quen xấu: hút thuốc lá, uống rượu, uống uống nhiều cà phê…gây cản trở việc hấp thụ canxi. + Do tỷ lệ người béo phì gia tăng (người béo phì hấp thụ nhiều chất béo và chất đạm dẫn đến axít béo kết hợp với canxi thải ra theo phân làm thất thoát canxi). + Do trẻ em dùng nhiều đồ uống đóng chai (trong đồ uống có hàm lượng phốt pho cao gây cản trở sự hấp thụ canxi). + Do môi trường ô nhiễm, con người sử dụng chất kích thích hoăc thuốc cản trở sự hấp thụ canxi…
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Tro ng thịt bò có chứa canxi không ,xin cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Bạn tham khảo bài viết về các dưỡng chất có trong thịt bò sau đây nhé: www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=16640
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
xin bác sỹ cho biết .căn bệnh này có thuốc chưa dứt điểm không và chữa bằng thuốc gì?
hơn 1 tháng trước - Thích
Nam nay toi 25 tuổi.tôi bi ha canxi huyết.tôi đã uống nhiều loại canxi nhưng cơ thể vẫn thấy mệt mỏi va lai thường xuyên tức ngực kho tho .vay bac sỹ cho toi hoi phai dieu tri nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích
cho e hỏi loại thuốc mà bổ sung canxi cho người bị thiếu canxi trong máu là thuốc gì vậy, ngày trước e mua ở bệnh viện nhi mà ko nhớ tên thuốc, thuốc đó được điều chế từ vỏ sò ấy ạ !! E cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích
Vi sao bi bênh gut .ma lai thiêu can xi.?
hơn 1 tháng trước - Thích
cho cháu hỏi năm nay cháu 21 tuổi đi xét ngiệm máu kết quả cho là 0,17 canxi nhưng uống thuốc vẫn ko thấy khoi ma con nang hon a
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận