Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em


Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp ở các lứa tuổi đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ.



TIÊU CHỨNG CỦA TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM


Việc chăm sóc khi con bạn bị tiêu chảy hẳn là một công việc không đơn giản chút nào nếu bạn chưa biết về những biểu hiện của bệnh. Một vài biểu hiện bạn nên biết và phát hiện ra chúng sớm như sau

Triệu chứng tiêu hóa

Tiêu chảy : Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.

Nôn : Thường xuyên xuất hiên đầu tiên trong trường hợp do Rota hoặc do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày, điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước, H + và clo.

Biếng ăn : Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước (tùy vào từng mức độ của bệnh).

Triệu chứng mất nước : Cần phát hiện các triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng toàn nước, ít bù hoặc không bù được bằng nước uống làm nguy cơ mất nước toàn thân tăng thêm hoặc ngược lại nếu trẻ vẫn được uống nước, được tiếp tục bú mẹ hay uống Oresol và các biện pháp bù nước tại nhà thì nguy cơ mất nước sẽ giảm bớt. Một vài dấu hiệu nhận biết tình trạng mất nước như sau:

Tinh thần : Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.

Khát nước : Tùy từng mức độ nặng của tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau. Hãy quan sát những biểu hiện của trẻ khi được cho uống nước bằng cốc hoặc bằng thìa. Uống bình thường – trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối thì khi chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng. Trẻ khát nước khi uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hoặc cốc nước hoặc ngừng khóc. Trẻ có thể không uống được hoặc uống kém do li bì hoặc bán mê khi mất nước nặng.

Nước mắt : Hãy xem khi trẻ khóc to có nước mắt không? Trẻ khóc to không có nước mắt là bị mất nước trung bình. Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô.

Miệng và lưỡi: Nếu cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ khi rút ra mà khô thì đó là trẻ bị mất nước.

Độ chun giãn da : Khi véo da thành nếp bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp hằn da thường mất nhanh, khi nếu nếp véo da mất đi chậm hoặc rất chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì biểu hiện này không được chính xác lắm. Điển hình là ở những trẻ bụ bẫm do lớp mỡ dưới da dày nên khó thấy độ chung giãn da bị giảm, ngay cả khi trẻ bị mất nước nếp véo da vẫn mất đi nhanh. Nhưng ngược lại, ở những trẻ bị suy dinh dưỡng teo đét nếp véo da vẫn mất đi chậm khi trẻ không có dấu hiệu mất nước.

Thóp trước : Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình thóp trước lõm hơn bình thường và rất lõm khi mất nước nặng.

Chân tay : Khi bị mất nước nặng và sốc bàn chân bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.

Mạch : Khi bị mất nước nặng mạch quay rất nhanh và yếu.

Thở : Trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng.

 

CÁC MẸ CẦN LƯU Ý KHI BỊ TIÊU CHẢY CẤP Ở VIỆT NAM


Gần đây, số lượng trẻ em mắc bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút Rota gây ra ngày càng gia tăng khiến các bà mẹ lo lắng. Cùng Th. BS. Nguyễn Minh Hồng – Phó Trưởng Trung Tâm Dịch vụ KHKT&YTDP tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh để các phụ huynh chăm sóc bé tốt hơn

Gần đây, số lượng trẻ em mắc bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút Rota gây ra ngày càng gia tăng khiến các bà mẹ lo lắng. Dưới đây là tư vấn của Th. BS. Nguyễn Minh Hồng – Phó Trưởng Trung Tâm Dịch vụ KHKT&YTDP – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh để các phụ huynh chăm sóc các bé tốt hơn.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút Rota là do bệnh nhi nhiễm phải vi-rút Rota qua đường phân-miệng. Bệnh này thường xảy ra ở những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới hai tuổi, do sức đề kháng của các bé lúc này còn yếu cộng với việc trẻ có thói quen cầm nắm và đưa các vật vào miệng mình.

Vi-rút Rota gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Ở miền Bắc nước ta, bệnh thường xảy ra vào mùa đông, còn ở miền Nam bệnh xảy ra quanh năm và nhiều nhất vào tháng 3. Bệnh có các triệu chứng thường gặp như sốt, ói mửa kèm theo tiêu chảy, phân có màu xanh dưa cải nhưng không ra máu. Các bé bị nôn ói và tiêu chảy nhiều lần trong ngày có khi trên 20 lần mỗi ngày. Bệnh kéo dài từ 3 đến 9 ngày, có trường hợp trên hai tuần. Vi-rút Rota khi xâm nhập hệ thống tiêu hóa sẽ phá hủy lớp bảo vệ của ruột non nên ảnh hưởng đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Khi đó, trẻ có thể trở nên không dung nạp lactose, khiến bé tạm thời không thể hấp thu sữa hoàn toàn. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ.

Chủ động bảo vệ bé trước tiêu chảy cấp bằng cách cho bé chủng ngừa vi-rút Rota. (Nguồn Shutter)

Để chăm sóc các bé tốt hơn, các phụ huynh cần chú ý rửa tay sạch trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi thay tã. Đặc biệt, với các bé nhỏ (từ 2-6 tháng tuổi), uống vắc xin phòng ngừa vi-rút Rota là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu và chủ động cho các bé. Các bậc cha mẹ có con nhỏ dưới 6 tháng tuổi, ngay từ lần khám đầu tiên, cần tư vấn bác sĩ, cán bộ y tế về việc chủng ngừa cho con trẻ càng sớm càng tốt.

Thông tin giáo dục này được cung cấp bởi Hội Y học dự phòng với sự phối hợp của VPĐD GlaxoSmithKline.


CÁCH CHỮA TIÊU CHẢY BẰNG CÁC LOẠI QUẢ


Khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì bạn có thể dùng các loại quả sau vì chúng có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt.

Tiêu chảy là một bệnh phổ biến, nguyên nhân có thể do thức ăn hoặc do sức khỏe tinh thần không tốt. Uống thuốc là giải pháp đầu tiên mà chúng ta thường lựa chọn để chữa bệnh. Tuy nhiên, thuốc tiêu chảy thường có tác dụng phụ và có thể khiến bệnh nặng hơn nếu không dùng đúng thuốc, đúng liều.

Do vậy, khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì bạn có thể dùng  các loại quả sau  vì chúng có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt:

Hồng xiêm


Quả hồng xiêm lúc chưa chín chứa nhiều tanin nên rất chát. Khi chín chất tanin được chuyển đổi gần như hoàn toàn nên ăn ngon ngọt. Người cao tuổi, trẻ em, người yếu mệt mới ốm dậy ăn đều tốt.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, hồng xiêm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Quả hồng xiêm còn xanh là một vị thuốc chữa tiêu chảy tốt vì có chứa nhiều tanin.

Để chữa tiêu chảy, người dân ở nhiều địa phương vẫn lấy quả hồng xiêm còn xanh sắc lấy nước uống có kết quả tốt (lấy 15 - 20g quả hồng xiêm xanh sắc với 200ml nước, còn lại một nửa, chia làm hai lần uống trong ngày).

Không chỉ quả xanh, mà ngay cả trong vỏ thân cây hồng xiêm cũng chứa nhiều tanin nên cũng được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy (ngày 6 - 10g).

Măng cụt


Măng cụt không chỉ cho quả ngon ngọt, mà vỏ quả và vỏ cây măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả.

Vỏ quả măng cụt chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước. Cây cũng chứa tanin. Măng cụt có chát, làm săn da; có tác dụng trừ tiêu chảy và lỵ.


Vỏ quả và vỏ cây măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả.

Để trị tiêu chảy và kiết lỵ, dùng nước sắc vỏ quả măng cụt: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.

Cũng có thể dùng vỏ cây chữa tiêu chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nồi đất với 2 chén nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.

Quả lựu

Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán (chú ý phải rửa sạch vỏ). Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy.


Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy.

Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ r���t).

Quả ổi

Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy.

Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tốt.

Búp ổi:: Búp ổi 20 g sao qua; vỏ quýt khô 10 g; gừng nướng chín 10 g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc búp ổi 20 g, củ sả 16 g, củ riềng 8 g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.

Lá ổi: Được dùng rất phổ biến để chữa đau bụng, tiêu chảy, nhất là ở trẻ nhỏ. Khi dùng, lấy lá ổi 20 g phối hợp với vỏ quả bòng 20 g, phơi khô; lá chè tươi 10 g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống.
.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500 g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ).


Dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500 g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Quả vải

Vải không chỉ là loại trái cây ngon miệng mà còn được dùng làm thuốc chữa một số bệnh. Cùi vải chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát. Hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, trị tiêu chảy.

Tiêu chảy ở trẻ em: Lấy 4 - 8 gr hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn cho trẻ uống, hoặc sắc với nước cho trẻ uống.

Chuối

Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.

Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.


Chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.

Việt quất

Việt quất là loại trái cây có rất nhiều công dụng. Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Các chất anthocynide (chất sắt) trong quả việt quất có chức năng chống ô-xy hóa, đồng thời còn loại bỏ những vi khuẩn đang hoạt động trong bao tử. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, bạn có thể chế biến trà việt quất để uống. Cách làm loại trà này cũng đơn giản, chỉ cần nghiền nát quả việt quất rồi đun chúng cùng với hai ly nước trong khoảng 10 phút. Khi nước việt quất đã nguội bớt, bạn lọc lấy nước và uống chúng trong ngày cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy giảm hẳn.

Quả táo

Táo chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào. Pectin sẽ được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột.

 Quá trình phân hủy này cũng làm tăng lượng prebiotic, giúp tăng số lượng vi khuẩn đường ruột “tốt” (tấn công các vi khuẩn gây tiêu chảy ngay khi chúng xuất hiện).


Món ăn trị bệnh tiêu chảy
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em đúng cách
Em bé bị tiêu chảy và những cách xử lý


(ST)