Thực phẩm tốt cho người bị bệnh tim mạch
Thực phẩm tốt cho người bệnh tim
Bà bầu ăn rong biển ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Tác dụng của vitamin E đối với chị em phụ nữ: hạn chế bệnh tim mạch và mất trí nhớ ở tuổi già
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIM MẠCH VÀNH
Bệnh mạch vành là một loại bệnh tim thường gặp nhất, đó là hậu quả từ tình trạng xơ vữa động mạch do sự lắng đọng từ từ tạo nên những mảng cứng trong lòng động mạch cung cấp máu để nuôi sống trái tim (động mạch vành).
Các mảng lắng đọng này chứa mỡ, cholesterol, calcium và những chất thải của tế bào vào dòng máu, có thể gây hẹp lòng động mạch vành và giảm lưu lượng dòng máu nuôi dưỡng quả tim, có thể gây những cơn đau ngực. Sự tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành hoặc một trong những nhánh quan trọng của nó sẽ gây ra nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh mạch vành có triệu chứng và độ nặng rất thay đổi. Có thể hoàn toàn không có biểu hiện gì, hoặc đau ngực với nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi đau ngực kèm thở nhanh, nông là báo hiệu bị nhồi máu cơ tim.
Thể không có triệu chứng: Thể này gọi là thiếu máu cơ tim im lặng. Mặc dù lượng máu cung cấp cho tim hạn chế do bệnh mạch vành, nhưng bạn không hề cảm thấy đau ngực.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh động mạch vành bị hẹp đến 50% đường kính mà vẫn không gây ra triệu chứng vì chưa làm giảm đáng kể lưu lượng máu. Thiếu máu cơ tim im lặng rất thường gặp ở các bệnh nhân bị tiểu đường cùng với bệnh tim. Trên các bệnh nhân này, tổn thương thần kinh của bệnh tiểu đường làm cho họ giảm độ nhạy cảm với cơn đau.
Đau thắt ngực: Nếu động mạch vành của bạn cung cấp không đủ máu cho nhu cầu oxy của cơ tim, cơn đau xuất hiện với tên gọi cơn đau thắt ngực. Cơn đau giống như bạn bị thắt bóp, đè nặng ngực, giống như có ai đó đứng trên ngực bạn vậy. Không chỉ đau vùng ngực, bạn còn cảm giác cơn đau lan lên vai, sau lưng và lan xuống mặt trong tay trái.
Cơn đau thắt ngực thường khởi phát do stress hay xúc cảm. Stress làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim (do tim phải hoạt động nhiều hơn), nhưng lòng động mạch bị hẹp làm cản trở lượng máu nuôi cơ tim. Cơn đau thường biến mất trong vòng vài phút sau khi ngưng các hoạt động hay những tình huống gây stress. Cơn đau thắt ngực cũng có thể thuyên giảm khi dùng thuốc nitroglycerin và một số thuốc tim mạch khác.
Thở nông: Rất nhiều bệnh nhân không hề biết họ bị bệnh mạch vành cho đến khi bị suy tim xung huyết với các triệu chứng như mệt nhiều khi phải gắng sức nhẹ (xách nước, quét nhà, lên cầu thang,...), thở mệt, nhanh, sưng phù hai bàn chân và mắt cá chân.
Suy tim xung huyết trong trường hợp này là hậu quả của sự giảm cung cấp máu nuôi tim lâu dài khiến tim ngày càng suy kiệt, không còn đủ sức để bơm tống máu đáp ứng cho nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể bạn.
Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành hoặc một trong những nhánh chính của nó bị tắc nghẽn hoàn toàn và vùng cơ tim được động mạch này cung cấp máu bị hoại tử. Nguyên nhân thường do một cục máu đông làm lấp nghẽn động mạch vành đã bị hẹp hoặc bị tổn thương sẵn.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành
Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, phân làm hai loại: loại điều chỉnh được và loại không điều chỉnh được.
Nam thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ trong các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh tim của phái nữ cũng tăng lên nhiều sau mãn kinh.
Di truyền: Nếu anh chị em ruột, cha mẹ ruột hay ông bà nội ngoại của bạn bị bệnh tim, bạn cũng có nguy cơ cao bị bệnh này. Nồng độ cholesterol máu, tăng huyết áp cũng là những bệnh lý có liên quan đến yếu tố gia đình. Hơn nữa, gia đình cũng là nơi tạo ra môi trường và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng bất lợi như ăn quá nhiều mỡ, hút thuốc lá...
Tuổi tác: Khoảng 4 trong 5 người tử vong vì bệnh mạch vành ở lứa tuổi từ 65 trở lên. Bệnh tim mạch thường diễn tiến qua hàng chục năm, đồng thời thành các động mạch ngày càng dày và cứng hơn theo tuổi tác.
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm "xói mòn và khoét rộng" những chỗ tổn thương trên lớp lót mặt trong thành động mạch, gây lắng đọng nhiều mảng xơ vữa.
Hơn nữa, tăng huyết áp làm tim phải tăng cường hoạt động để thắng lại áp lực máu cao, sẽ rất nguy hiểm cho tim nếu động mạch vành bị hẹp do xơ vữa hoặc tim không đảm đương nổi chức năng bơm do bị nhồi máu cơ tim trước đây.
Cholesterol máu cao: Nguy cơ bệnh mạch vành của bạn sẽ tăng lên nếu nồng độ loại cholesterol "xấu" trong máu bạn cao. Kiểm soát được loại cholesterol này, bạn sẽ giảm được nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Thuốc lá: Khói thuốc lá gây tổn thương mạch máu, khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng đáng kể khả năng bị bệnh mạch vành.
Ít hoạt động thể lực: Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý tim mạch. Tập thể dục còn giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như cholesterol máu cao, béo phì và stress.
Béo phì: Tăng cân quá mức làm tim phải tăng cường hoạt động, tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu và tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Tiểu đường: Nồng độ đường (glucose) trong máu tăng không kiểm soát được - tiêu chuẩn xác định bệnh tiểu đường - làm tăng nguy cơ bệnh tim, thận và đột quỵ lên rất cao do làm tổn thương mạch máu.
Stress: Một số chuyên gia đã cảnh báo về mối liên quan giữa bệnh mạch vành và các stress không kiểm soát trong cuộc sống của bạn.
Làm sao bạn có thể phát hiện được mình có bị BMV hay không?
Các bác sĩ có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này dựa trên các kết quả xét nghiệm và mức độ những yếu tố nguy cơ mà bạn mắc phải.MÓN ĂN CHỮA BỆNH MẠCH VÀNH
Chuối tiêu chấm vừng đen: Dùng 500g chuối tiêu, 15g vừng đen. Vừng đen rang chín, chuối tiêu chấm vừng đen, ăn hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, tốt cho bệnh mạch vành.
Rau cần nấu với táo tàu: Dùng 500g rau cần, 200g táo tàu, nấu chín rau cần với táo tàu ăn. Có tác dụng hạ huyết áp, an thần, tốt cho bệnh mạch vành.
Côn bố nấu với đậu xanh, đậu đỏ: Dùng 150g côn bố, 150g đậu xanh, 150g đậu đỏ. Cho nước vừa đủ, nấu chín kỹ thêm đường đủ ngọt, ăn cái, uống nước, ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt với bệnh mạch vành.
Mộc nhĩ trắng: Lấy 4g mộc nhĩ trắng, ngâm vào nước nóng, rửa sạch, sau đó cho vào ấm bằng đất, sắc lấy nước uống, có thể cho vào ít đường trắng. Chia làm 2 lần, uống hết trong ngày. Uống liên tục có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho bệnh mạch vành.
Rau chân vịt hấp cách thủy: Dùng 200g rau chân vịt, rửa sạch cho vào 200ml nước. Hấp cách thủy trong 10 phút. Để nguội sau 1 tiếng, gạn lấy nước, chia làm 2 lần uống hết vào buổi sáng, buổi chiều. Có tác dụng hạ huyết áp, bệnh mạch vành.
Cháo đào nhân thêm gia vị: 10g đào nhân, 30g sinh địa vàng, 100g gạo, 10g hạt quế, 2 miếng gừng sống. Đào nhân gọt bỏ vỏ, hạt quế nghiền nát, gạo nghiền nhuyễn, dùng lượng rượu trắng thích hợp chế vào sinh địa, gừng và đào nhân xay lấy nước. Thêm vào gạo lượng nước thích hợp nấu cháo, sau khi sôi cho nguyên liệu và nước thuốc vào nấu chín, cho hạt quế nghiền vào.
Canh mộc nhĩ đen: 6g mộc nhĩ đen, một ít đường trắng. Mộc nhĩ đen ngâm nở, rửa sạch, bỏ vào nồi thêm nước nấu sôi, vặn lửa nhỏ nấu đến nhừ, cho đường cát trắng vào nấu tan là được. Ăn mộc nhĩ uống canh, mỗi ngày 1 – 3 lần. Có tác dụng: Hoạt huyết khử hư, giảm chất béo. Chủ trị: Bệnh động mạch vành, cholesterol máu, hoặc tăng huyết áp thuộc chứng khí trệ, huyết ứ.
Canh thịt lợn phật thủ: 10g phật thủ, 30g ý dĩ nhân, 6g mộc nhĩ đen, 50 thịt nạc heo, gia vị lượng thích hợp. Cho các thứ trên vào nồi nấu canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể dùng thường xuyên. Có tác dụng: lý khí, hoạt huyết, bổ khí. Chủ trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ.
Sơn tra mật ong: 500g sơn tra sống, 250g mật ong.
Phương pháp chế biến: Sơn tra rửa sạch, bỏ cuống và hạt để vào nồi, thêm vào lượng nước thích hợp, nấu đến sắp chín, nước gần cạn cho mật ong vào, đun lửa nhỏ nấu cho đến chín chắt lấy nước. Chờ nguội cho vào chai. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20ml. Có tác dụng: tiêu hóa thức ăn, giảm chất béo, tiêu đờm. Chủ trị: bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu.
Nấm hương xào củ năn: 250g củ năn, 150g nấm hương ngâm nước cho nở, gia vị lượng thích hợp. Củ năn bỏ vỏ, cắt miếng, nấm hương rửa sạch, bỏ cả vào chảo xào, rồi thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt... xào cho đến chín. Có tác dụng: dùng thay thức ăn, giảm chất béo, hóa đờm, tốt cho người bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu và bệnh tăng huyết áp.
Cháo bột ngô gạo tẻ: Quấy bột ngô trong nước lạnh, gạo tẻ cho nước vào vừa đủ, nấu thành cháo. Cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun sôi là được.
Điều trị có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành, tắc động mạch cơ tim và tắc tuần hoàn máu. Người mắc bệnh trong máu nhiều mỡ phải ăn thường xuyên.
Cháo cà rốt, gạo tẻ: Cà rốt tươi vừa đủ, nấu với gạo tẻ thành cháo. Ăn vào 2 buổi sáng, chiều. Cháo này có thể ăn thường xuyên, kéo dài, có tác dụng chữa và phòng bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực ở người cao tuổi.
Cháo gạo tẻ, lá sen: Dùng 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Bài thuốc này chữa bệnh huyết áp cao, nhiều mỡ trong máu, tốt với người bệnh mạch vành.
Cá trắm cỏ nấu với bí đao: Mỗi lần dùng 250 – 500g bí đao, 250 – 500g cá trắm cỏ (cả con là tốt nhất). Trước hết lấy dầu rán cá chín vàng, sau đó cho bí đao, nước vừa đủ; ninh trong 3 – 4 tiếng, cho một ít muối và gia vị để ăn. Ăn cả nước lẫn cái, có tác dụng với bệnh mạch vành.
Quả hồng, nước đường phèn: Mỗi lần 3 quả hồng khô, rửa sạch, cho vào một ít đường phèn. Hấp cách thủy cho đến khi quả hồng chín mềm là ăn được. Có tác dụng hạ huyết áp, bệnh mạch vành.
Trà sơn tra lá sen: Mỗi lần dùng 30g sơn tra, 20g lá sen, cho vào 2 bát nước, sắc lấy một bát, bỏ bã, uống nước. Có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho người bệnh mạch vành.
CÁCH HAY TRÁNH MẶT SÁT THỦ BỆNH MẠCH VÀNH
Bệnh mạch vành được ví von là “sát thủ”, vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm, người hút thuốc lá, người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá mỡ, tiểu đường, người béo phì, ít hoạt động thể lực, hay bị stress… Bạn có thể tự mình xác định mức độ nguy cơ mắc bệnh để có phương thức phòng ngừa thích hợp sớm.
Bệnh hẹp động mạch vành
Bệnh động mạch vành tim
Nguyên nhân xơ vữa động mạch
Bệnh viêm mạch máu (bệnh Kawasaki)
Tìm hiểu về bệnh thiếu máu cơ tim
(ST)