Hắt hủi con vì trầm cảmTrường
hợp của chị Chu Thị Huệ ở Ba Vì, Hà Nội là một điển hình về chứng trầm
cảm sau sinh. Một lần sảy thai sau 3 năm mòn mỏi chờ đợi, chị có bầu và
sinh được một bé trai kháu khỉnh. Vậy nhưng, giữa lúc hạnh phúc tràn
ngập thì chị Huệ có những triệu chứng bất thường về tâm lý. Người đờ đẫn
như mất hồn, chỉ ngồi một chỗ không nói năng gì với ai, ý thức làm việc
biến mất, thỉnh thoảng còn gào thét, đạp phá đồ đạc, không cho con bú
thậm chí còn có những hành vi xâm hại con mình. Thấy dấu hiệu bệnh nặng,
gia đình đưa chị đi khám thần kinh và theo dõi. Bác sĩ kết luận chị mắc
chứng trầm cảm sau sinh vì không điều trị kịp thời dẫn tới chứng rối
loạn tinh thần. Việc chữa trị giờ đây rất mất thời gian dài và phải kết
hợp trị liệu nhiều phương pháp tâm lý. Nhưng gia đình chồng vội vàng đưa
chị về và hậu quả là chị cầm dao sát hại con dẫn đến cái chết của cháu
bé.
Còn chị Lê Thị Lệ ở Thanh Hóa đã có một con trai, khi sinh cô con gái thứ hai chị rất đỗi vui mừng vì đã "có nếp có tẻ".
Nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi chị "nằm ổ" tất cả mọi lo toan
dồn hết lên vai chồng. Vài ngày sau khi sinh, chị đã phải tự làm một số
việc, rồi chị bỗng nhiên có dấu hiệu hay cáu gắt một cách vô cớ với mọi
người và con hắt hủi cả con nhỏ. Từ đó chị không cho con bú cũng không
bế con, thậm chí mọi người đưa con đến gần chị còn đẩy ra với vẻ tức
giận. Gia đình thấy lạ liền đưa chị đến Bệnh viện đa khoa tỉnh khám. Tại
đây bác sĩ kết luận, chị mắc trầm cảm sau sinh và yêu cầu bệnh nhân
phải nhập viện điều trị nội trú. Chị Lệ ở viện chữa bệnh suốt mấy tháng
cháu bé không được bú một giọt sữa mẹ.
Nhiều bệnh nhân ngồi bên ngoài phòng khám chờ đến lượt.
Một trường hợp khác, chị Nguyễn Thị
Xinh ở Thanh Trì lấy chồng được gần 3 năm, sinh cậu con trai đầu lòng,
được cả gia đình tận tình chăm sóc. Sau khi sinh được hai tuần, tâm
trạng chị trở nên buồn chán, không muốn nói chuyện cũng không tiếp xúc
với ai. Chị mất dần nhận thức, từ người mẹ cưng nựng, ôm ấp con hàng
ngày chị tránh né con, không cho con bú sữa mẹ, thỉnh thoảng lại có
những lời chửi mắng với đứa trẻ non nớt. Chị nằm lì một góc giường, con
khóc, con quấy chị mặc kệ. Vợ chồng nảy sinh những xung đột vì chị hay
rơi vào trạng thái quá khích. Gia đình đưa chị đến bệnh viện khám thì
bác sỹ kết luận chị bị trầm cảm sau sinh dẫn đến rối loạn tâm thần. Phải
mất nửa năm điều trị, chị mới cho con bú trở lại.
Hiểu về trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh
là bệnh mô tả một loạt những biểu hiện suy giảm về tinh thần lẫn thể
chất, xảy ra với một số sản phụ trong thời kỳ hậu sản. Triệu chứng có
thể xuất hiện vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau sinh,
có thể xảy ra sau bất cứ lần sinh nào, không chỉ có ở đứa con đầu, có
thể tự bớt trong một khoảng thời gian ngắn hoặc cũng có thể kéo dài.
Nếu
sau khi sinh bé, mẹ cảm thấy suy sụp và bắt đầu có những ý nghĩ tiêu
cực về bản thân và con, rất có thể mẹ đang ở trong tình trạng trầm cảm
sau sinh. Ảnh: Inmagine.
Trầm cảm sau sinh có thể ở mức độ nhẹ qua những biểu hiện như tâm trạng đau buồn, suy sụp sau sinh,
đánh giá thấp bản thân. Một số trường hợp biểu hiện ở mức độ nguy hiểm
như có ý tưởng muốn tự sát hoặc những hành động làm chết chính con mình.
Trầm cảm sau sinh dễ
làm người phụ nữ mất khả năng chăm sóc trẻ an toàn, và nếu không điều
trị, các triệu chứng có thể ngày càng xấu hơn và kéo dài thậm chí cả
năm. Những bé có mẹ bị trầm cảm thường có nguy cơ phát triển không tốt
về sức khỏe cũng như tâm lý về sau.
Có vài yếu tố kết hợp làm tăng bệnh suất
như: sinh con ở tuổi thành niên (dưới 20 tuổi), bà mẹ đơn thân hoặc
sinh con ngoài ý muốn, mẹ hút thuốc lá hoặc có sử dụng thuốc gây nghiện
trong thai kỳ. Trầm cảm sau sinh
còn thường xuất hiện ở những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính,
thất nghiệp, không hài lòng với công việc, cô độc, không được giúp đỡ,
có mối quan hệ không tốt với cha đứa trẻ hoặc người thân, hoặc gặp phải
biến cố tâm lý lớn trong thời gian mang thai (như mất người thân)…
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những yếu
tố nguy cơ về tiền sử sản khoa đã đóng vai trò đáng kể trong việc hình
thành những rối loạn trên như: tiền căn khi có thai,
sẩy thai, tình trạng phát triển của một thai kỳ khó khăn từ các bệnh lý
của mẹ và từ sự phát triển không bình thường của thai nhi như thai dị
tật, thai suy dinh dưỡng, sanh con nhẹ cân.
Các triệu chứng điển hình của trầm cảm sau sinh
Triệu chứng của trầm cảm sau sinh cũng tương tự với
triệu chứng của bệnh trầm cảm (rối loạn trầm cảm) gặp phải ở những thời điểm
khác trong cuộc sống:
- Khí sắc trầm cảm: Người bệnh hay than phiền rằng mình cảm thấy buồn,
chán nản, trống rỗng, vô vọng hoặc “không còn tha thiết điều gì nữa”.
- Mất hứng thú với bất kỳ hình thức hoạt động nào mà trước đó họ rất
thích như hoạt động tình dục, sở thích các công việc hàng ngày.
- Ăn mất ngon: khoảng 70% có triệu chứng này và kèm theo sụt cân.
- Rối loạn giấc ngủ: khoảng 80% bệnh nhân than phiền có một loại rối loạn nào đó của giấc ngủ.
- Rối loạn tâm thần vận động: khoảng 50% bệnh nhân trở nên chậm chạp, trì trệ.
- Mất sinh lực: hầu hết biểu hiện mệt mỏi mặc dù không làm gì nhiều, đa số bệnh nhân mô tả cảm giác cạn kiệt sức lực
Ngoài chán nản, cảm giác kiệt quệ dai dẳng là dấu hiệu thường gặp của chứng trầm cảm. Ảnh: Inmagine.
- Mặc cảm, tự ti, thấy mình vô dụng và có lỗi: đánh giá thấp bản thân,
thường tự trách mình và khuếch đại các lỗi lầm nhỏ nhặt của mình. Nặng
hơn có thể đi đến hoang tưởng thậm chí có cả ảo giác.
- Thiếu quyết đoán và giảm tập trung: 50% bệnh nhân than phiền suy
nghĩ của mình quá chậm, tập trung kém và rất đãng trí. Ứng xử trở nên
lúng túng do họ không thể đưa ra các quyết định.
- Ý tưởng tự sát: nghĩ về cái chết, 1% bệnh nhân trầm cảm tự sát trong
vòng 12 tháng kể từ khi phát bệnh; với các trường hợp tái diễn, 15%
chết do tự sát.
- Lo âu: căng thẳng nội tâm, lo sợ, đánh trống ngực, mạch nhanh, cồn
cào bao tử. Các triệu chứng lo âu và trầm cảm đi kèm và đôi khi rất khó
phân biệt.
- Triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau lưng, chuột rút, buồn nôn, táo bón,
thở nhanh, thở sâu, đau ngực. Thường các triệu chứng này làm bệnh nhân
trầm cảm đến với các cơ sở khám bệnh đa khoa thay vì tâm thần.
- Các triệu chứng thường gặp như bồn chồn, khó chịu và dễ kích động,
khó ngủ, mệt mỏi và những than phiền về cơ thể. Cảm xúc không ưa trẻ hay
nghi ngờ trẻ cũng là những triệu chứng thường gặp và là triệu chứng phổ
biến ở những phụ nữ bị trầm cảm.
Một bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng có thể có các triệu chứng và biểu hiện sau sau:
- Không thể tự chăm sóc cho bản thân và chăm sóc cho em bé.
- Sợ hãi khi ở một mình cùng con.
- Có những cảm xúc và ý nghĩa tiêu cực về con, thậm chí có suy nghĩ
đến việc làm tổn hại chính con mình. Tuy những xúc cảm này là đáng sợ
nhưng hầu hết họ sẽ không thực hiện. Gia đình cần phát hiện sớm để người
mẹ được điều trị tâm lý kịp thời.
- Lo lắng quá nhiều về bé hoặc tỏ ra không đoái hoài gì đến bé.
Chuẩn đoán và điều trị
Các lời khuyên hữu ích cho bà mẹ trầm cảm sau sinh:
- Yêu cầu bạn đời, người thân và bạn bè giúp chăm sóc bé và làm việc nhà.
- Đừng che giấu cảm xúc với những người thân yêu nhất.
- Không thực hiện những thay đổi lớn trong thời gian mang thai và ngay sau sinh (như chuyển việc, chuyển nhà… )
- Đừng cố làm quá nhiều và quá cầu toàn.
- Dành thời gian riêng tư với bạn đời hoặc đi thăm người thân.
- Nghỉ ngơi bất kỳ lúc nào có thể và hãy cố ngủ khi em bé ngủ.
|
Trầm cảm sau sinh có thể điều trị bằng thuốc và
qua sự giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn về tâm lý từ thầy thuốc và những người thân. Nhiều
bà mẹ thường biểu hiện những triệu chứng trầm cảm kéo dài nhiều tháng trước khi
bắt đầu điều trị. Mặc dù những triệu chứng trầm cảm có thể tự khỏi, nhưng nhiều
bà mẹ vẫn còn trầm cảm đến một năm sau khi sinh con.
Trầm cảm sau sinh không thể được chẩn
đoán chỉ qua một xét nghiệm đơn giản, hơn nữa bệnh còn có các triệu
chứng tương đồng với một số bệnh khác, do vậy, bệnh nhân cần được xét
nghiệm để loại trừ các bệnh trước khi có thể chẩn đoán mắc trầm cảm.
Cùng vì thế, trầm cảm sau sinh thường được chẩn đoán ở cơ sở y tế thông
thường chứ không phải là trong một phòng khám chuyên khoa tâm thần. Bên
cạnh việc đánh giá các biểu hiện đặc trưng của trầm cảm, bác sĩ cũng có
thể cho bệnh nhân trả lời một bảng hỏi để kiểm tra về xúc cảm, suy nghĩ
và tâm lý.
Nếu được chẩn đoán trầm cảm, bạn sẽ được
theo dõi ít nhất 6 tháng. Với các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, bác
sĩ sẽ lưu ý để kê đơn thuốc trầm cảm đặc biệt có thể áp dụng cho bà mẹ
đang cho con bú. Y bác sĩ nơi bạn thăm khám cũng có thể cho bạn lời
khuyên khi nào nên đi khám tâm thần và còn có thể giới thiệu địa chỉ
khám phù hợp cho bạn.
Để khỏi hoàn toàn rối loạn tính khí, bất
chấp có yếu tố thúc đẩy, việc điều trị bằng thuốc và/ hoặc liệu pháp
choáng điện và liệu pháp tâm lý là cần thiết.
(St)