Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá rất đơn giản mà hiệu nghiệm
Nguyên nhân của bệnh trĩ và cách điều trị đúng hướng
Bệnh trĩ khi mang thai bà bầu không nên chủ quan
Bệnh trĩ nội là một trong những bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bênh. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh trĩ nội thường gặp.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ NỘI
Đại tiện ra máu
Có lẽ Đại tiện ra máu là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh trĩ nội đặc biệt là ở giai đoạn 1 và 2. Nhưng không phải cứ bị đại tiện ra máu là nguyên nhân của bệnh trĩ nội mà nó còn là biểu hiện của một số bệnh khác. Thường đại tiện ra máu không gây cảm giác đau đớn, máu có màu đỏ tươi có thể từng giọt hoặc ra kèm phân.
Ở giai đoạn hai sau khi chấm dứt hiện tượng Đại tiện ra máu thường có mấu trĩ lòi ra ngoài. Ở giai đoạn này có búi trĩ có thể tự co vào hậu môn mỗi khi đi đại tiện.
Ở giai đoạn cuối thì búi trĩ không thể tự co vào được mỗi khi đi vệ sinh mà phải lấy tay đẩy vào. Nếu bệnh phát triển nặng thì người bệnh khi bị ho hoặc làm việc quá sức thì búi trĩ có thể lòi ra gây khó chịu cho người bệnh ảnh hưởng lớn tới công việc cũng như đời sống hàng ngày.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH TRĨ NỘI
Bệnh trĩ nội thường chia làm các độ nặng nhẹ khác nhau và phương pháp điều trị cũng khác nhau nếu nhẹ bạn có thể dùng thuốc để điều trị còn nặng hơn thì phải tiến hành tiểu phẫu.
Các giai đoạn của Bệnh trĩ nội
Trĩ nội Độ I : Búi trĩ còn nằm trong ống hậu môn.
Trĩ nội Độ II : Mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và sau đó tự tụt lên được vào ống hậu môn.
Trĩ nội Độ III : Khi búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên mới tụt vào trong ống hậu môn.
Trĩ nội Độ IV : Búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn.
Nếu bệnh nhân mắc Bệnh trĩ nội ở độ I hoặc II thì có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng thủ thuật hoặc sử dụng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn. Ngoài ra cũng có một số bài thuốc bằng dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả kết hợp với qua trình tập luyện hàng ngày.
Điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật gồm có các loại như thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại hay chích xơ.
Ngoài điều trị bằng thuốc hay thủ thuật bạn nên chú ý đến việc ăn uống cũng như lối sống. Nên ăn thức ăn đầy đủ chất xơ, trái cây để đại tiện dễ dàng, tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị cay nóng như ớt hay hạt tiêu, các thức uống có cồn như bia, rượu. Cần có cuộc sống điều độ, tránh căng thẳng và tránh các môn thể thao nặng như tập tạ, tennis..
Đối với giai đoạn trĩ nội ở độ III, IV thì bệnh nhân thường phải áp dụng biện pháp phẫu thuật mới có hiệu quả.
CÂY THUỐC CHỮA BỆNH TRĨ
Có nhiều phương pháp để Điều trị bệnh trĩ và sử dụng các cây thuốc hoặc các mẹo dân gian để trị bệnh trĩ cũng rất hiệu quả nhưng bên cạnh đó bạn cũng cần phải tìm hiểu và cần sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Cây thuốc trị Bệnh trĩ
Thiên lý là một loại cây rất thân thuộc với người dân Việt Nam, là một cây thuốc quý không chỉ cho ta bóng mát hương thơm, là món ăn khá phổ biến trong các gia đình Việt Nam mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ và sa dạ con hiệu nghiệm. Hái lá thiên lí non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào gạc vô trùng, đắp lên chỗ lòi dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. trong vòng 3-4 ngày thường khỏi (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
Dùng 9g sét sắt, cho nước chanh vào nấu kĩ lấy nửa chén, rồi hòa nửa chén dầu mè. Trước phải rửa nước nóng cho sạch, rồi mới đem thuốc xoa, khi mới thoa thuốc thì sẽ đau đớn, khó chịu, nhưng dần dần sẽ khỏi.
Tiểu hồi hương 6g, nghiền bột, ngâm nước uống, nhẹ thì vài lần là khỏi.
Đu đủ tía (nam 7, nữ 9) hột, dùng tươi, giã nát, đắp lên giữa đỉnh đầu (huyệt Bá hội) sẽ kéo búi trĩ lên.
Đầu con ba ba đốt thành than, tán bột, hòa với mỡ heo bôi sẽ rút lên ngay.
Rau giấp cá tươi 40g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, nước và bã rửa và đắp – rất hay.
Lá sen non (sát mặt nước), sao, tán bột,mỗi lần dùng 8g, hòa với ít rượu uống. Bên ngoài dùng lá sen tươi đựng bột lá đã tán trên, để vào chỗ trĩ lòi ra, ngồi thường xuyên sẽ rút lên.
Vỏ quả ấu, sao, tán bột, uống 8g với nước sôi.
Liên tu (tua sen), hắc khiên ngưu, mỗi thứ 60g, đương quy 20g. Tán bột, ăn lúc đói, mỗi lần 8g với chút rượu, ngày 2 lần, kiêng các thứ nóng, 5 ngày là có kết quả. Dù bệnh lâu hay mau, uống 3 lần đã có kết quả.
Lá la tươi, ngắt bỏ cuống và gân, giã nát, sao nóng, rịt vào sau khi đã rửa sạch chỗ lòi dom. Có thể để nguyên lá úp vào chỗ dom hay có thể nướng cháy lá, vo lại, nhét vào hậu môn. Nên làm buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại. Bệnh nhân bị lòi dom thường khỏi rất nhanh, đi lại bình thường, 2-3 năm không thấy tái phát. Có người lòi dom 4-5 cm dùng vẫn khỏi.
CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH TRĨ
Vấn đề bị Bệnh trĩ nên và không nên ăn gì? Nếu ăn uống đúng cách sẽ có hiệu quả cho việc điều trị trĩ, ngược lại sẽ gia tăng bệnh trĩ. Ăn uống là nhân tố quan trọng trong việc phòng ngừa, giảm triệu chứng và bệnh trĩ tái phát.
Bị Trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Đậu đỏ có thể chữa trị Đại tiện ra máu và phòng bệnh trĩ
Đậu đỏ: sắc với cây bạch chỉ có thể chữa trị đựơc chứng đại tiện ra máu, sưng đau. Nếu nấu cùng gạo cũng có tác dụng tốt, làm mát, phòng được bệnh trĩ.
Mè đen: dùng lâu có tác dụng nhuận tràng, giảm được đại tiện ra máu.
Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.
Thịt rùa: có tác dụng tốt cho người bị trĩ đại tiện ra máu lâu, có công hiệu bổ máu.
Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.
Măng: có nhiểu vitamin, tác dụng nhuận tràng.
Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
Các loại thực phẩm khác cũng có thể phòng ngừa và hỗ trợ Điều trị bệnh trĩ như Cà tím, chuối, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, mộc nhĩ, rau má...
Bên cạnh đó cũng phải chú ý những điều cấm kỵ người bị trĩ sử dụng như :
Không uống rượu.
Không ăn uống đồ cay, nóng.
Không ăn quá no.
Không ngồi quá lâu.
Không bó buộc eo.
Không cố ép đại tiện.
Không sợ hoặc ngại đi khám bệnh.
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản
Cách chữa bênh trĩ ngoại tại nhà
Bệnh trĩ khi mang thai
Thức ăn cho người bị bệnh trĩ
(ST)