Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết
Công dụng trị bệnh ung thư của trà xanh
Triệu chứng của bệnh ung thư máu
Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên không dễ dàng nhận ra những biểu hiệu đáng ngờ. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY
Nguyên nhân gây bệnh
Trong các nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư dạ dày, thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu. Các chuyên gia nhấn mạnh chế độ ăn quá nhiều thịt, cá hun khói hoặc cá muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Tiếp đến là thuốc lá, nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Theo thời gian, dạ dày của chúng ta sẽ xuất hiện những nốt viêm mãn tính do vi khuẩn có tên Helicobacter pylori gây ra. Và đây chính là tiền đề của bệnh ung thư dạ dày.
Triệu chứng
Do nhầm lẫn với dấu hiệu của một số căn bệnh khác, người mắc bệnh ung thư dạ dày thường đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn cuối.
Hãy đến ngày bệnh viện khi bạn thấy những dấu hiệu dưới đây :
- Đau vùng dạ dày
- Ăn không ngon miệng
- Buồn nôn
- Nôn
- Cảm giác mệt mỏi
- Giảm cân
- Thiếu máu
Khi đến khám tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi dạ dày. Phương pháp này giúp cho bác sỹ nhìn thấy tường tận những nốt viêm nhiễm bên trong, sự lây lan của nó và các khối u. Tiếp đó, các bác sỹ sẽ sinh thiết tế bào dạ dày để xác định đúng căn bệnh.
Điều trị
Ung thư dạ dày là sự phát triển không bình thường của các tế bào dạ dày. Bình thường các tế bào trong cơ thể phân chia theo trình tự nhất định, nhưng đôi khi một vài số chúng phân chia không tuân theo trình tự dẫn đến sự thành các khối u. Khối u có thể là lành tính (không phải là ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Các khối u ác tính nếu không được điều trị sớm sẽ xâm lấn và phá hủy các mô xung quanh.
Nguyên nhân và triệu chứng của ung thư dạ dày cũng giống các loại ung thư khác thường rất mơ hồ, không có biểu hiện cụ thể và thường giống với các bệnh khó tiêu khác của hệ tiêu hóa như: khó tiêu, đau bụng âm ỉ, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn... Hãy đi khám ngay nếu các triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tuần.
Để chẩn đoán bệnh, các bác sỹ sẽ chụp X quang dạ dày với thuốc cản quang hoặc nội soi dạ dày để thấy rõ khối u, đồng thời thực hiện thêm một số xét nghiệm để đánh giá sự lây lan của khối ung thư đến các cơ quan khác. Điều này giúp cho bác sĩ đưa ra cách điều trị tốt nhất.
Ảnh minh họa
Các phương pháp điều trị
Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ.
Phẫu thuật:
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu đối với ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày tùy thuộc vào kích thước của khối ung thư.
• Trường hợp phẫu thuật cắt bỏ một phần: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần dạ dày bị ung thư, các hạch bạch huyết gần đó và các mô xung quanh cũng có thể được cắt bỏ để loại trừ tận gốc tế bào ung thư.
• Trường hợp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ: Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ dạ dày, các hạch bạch huyết gần đó, một phần thực quản, ruột non và các mô khác gần khối u. Đôi khi, lá lách cũng có thể được loại bỏ. Hệ thống tiêu hóa lúc đó sẽ là sự kết nối trực tiếp giữa thực quản và ruột non.
Trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng có thể phẫu thuật nhằm lập lại sự lưu thông của đường tiêu hóa và kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Hóa chất trị liệu:
Đây là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng trong khoảng một tuần, sau đó nghỉ 2 - 3 tuần, rồi tiếp tục dùng lại.
Ở ung thư giai đoạn đầu, hóa trị dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.
Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được.
Điều trị bằng tia xạ:
Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán sao cho vừa tiêu diệt được khối ung thư nhưng lại ảnh hưởng ít nhất đối với các mô lành. Điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật ung thư dạ dày để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
Nhật Bản là nước có tỉ lệ ung thư dạ dày cao trên thế giới nhưng đã hạn chế được 80% số bệnh nhân tử vong nhờ áp dụng chương trình phát hiện ung thư sớm. Việt Nam cũng là có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao, bệnh nhân cần sớm tự mình nhận thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể và đi khám chữa kịp thời để kịp thời ngăn bệnh phát triển hơn.
CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ UNG THƯ DẠ DÀY
Ngoài những phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị thì một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ung thư dạ dày với đầy đủ các vitamin, khoáng chất, protein và năng lượng để duy trì sức khỏe cũng như hỗ trợ quá trình chữa bệnh là vô cùng quan trọng. Vì thế cần xác định tốt những loại thực phẩm tốt nhất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.
Để cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày, bệnh nhân ung thư dạ dày nên được ăn 6-7 bữa/ ngày, nên ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ như cháo, súp, các món hầm… nhưng phải đảm bảo các nhóm chất sau:
Thực phẩm giàu protein
Những người bị ung thư dạ dày cần thêm protein và calo. Uống thêm sữa và ăn nhiều trứng hơn và pho mát là cách tốt để có được loại protein này. Đối với calo phụ thêm nước thịt và nước sốt thực phẩm của bạn được đề nghị, mặc dù luôn luôn kiểm tra với bác sĩ để xác định những gì phù hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng hoặc yêu cầu được giới thiệu đến một chuyên viên dinh dưỡng có ghi danh, đặc biệt là nếu bệnh nhân đang giảm cân.
Tăng hàm lượng chất béo của thức ăn của bạn bằng cách thêm bơ hoặc ăn bánh pudding và kem có thể giúp người bệnh với các vấn đề được gọi là hội chứng bán phá giá, đó là giảm huyết áp đột ngột, có hoặc không có đánh trống ngực, và giảm lượng đường trong máu với một cảm giác kết quả của sự yếu kém và sự cần thiết phải ngồi hay nằm xuống.
Bệnh nhân ung thư dạ dày cần bổ sung sắt, canxi và vitamin D từ chế độ ăn của họ. Cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì cung cấp canxi. Vitamin D được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng. Sắt trong thịt đỏ dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô.
Thực phẩm với lượng chất xơ thấp
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
Ăn nhiều rau quả
Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin và chất khoáng.
Ngoài ra người bị bệnh dạ dày nên ăn thức ăn mềm và lỏng cháo, cơm nát và thực phẩm nhạt như bánh mỳ, bánh quy… Các loại khoai; khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp. Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om. Sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát. Đường, bánh, mứt keo, mật ong, kem, thạch, chè. Nước uống: nước lọc, nước khoáng…
Những thực phẩm không nên ăn:
Nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày
Tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày
Chế độ ăn cho người ung thư dạ dày
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
Ung thư thực quản
(ST)