Triệu chứng đau bụng dưới của phụ nữ

Đau bụng dưới (hạ vị) ở phụ nữ thường do nhiều nguyên nhân. Ngoài việc chú ý đến tính chất của đau (vị trí, hướng lan tỏa, đau nhiều ít...), người bệnh cần quan tâm đến thời điểm xuất hiện cơn đau, bởi thông tin này giúp ích nhiều cho việc tìm ra nguyên nhân.


Các cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

- Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh: Đó là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung.

Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc thuốc chống co thắt cơ như Phloroglucinol (spasfon) hoặc dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thụ thai đường uống theo đơn của bác sĩ.

- Cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ: Đó là cơn đau bụng dưới do rụng trứng, là hiện tượng sinh lý thông thường. Đôi khi cơn đau này kèm với rong huyết (máu rỉ từ âm đạo), thường gọi là “hành kinh ngày thứ 15”. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau, nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thì có thể đau do nang ở buồng trứng, cần đi khám phụ khoa.

- Đau xuất hiện trước khi hành kinh là một dấu hiệu "hội chứng trước kỳ kinh".

Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc.

Nguyên nhân của hội chứng này là sau khi trứng rụng, có sự giảm tiết progesteron, một hormon có vai trò chuẩn bị niêm mạc để trứng được thụ tinh làm tổ và giúp cho trứng phát triển. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh.

- Cơn đau xuất hiện sau khi hành kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc màng trong của tử cung. Trong lòng tử cung có xuất hiện lạc chỗ các mô (bình thường ở trong thành của tử cung) như các ống tuyến, mô liên kết và một số sợi cơ trơn. Cơn đau này thường xuất hiện ở các phụ nữ trẻ, đôi khi ở những người không có khả năng sinh đẻ.

- Cơn đau xuất hiện trước khi hành kinh (hay đôi khi trong lúc rụng trứng) và chỉ mất đi ở cuối kỳ kinh nguyệt. Đó là cơn đau trong bệnh loạn dưỡng buồng trứng.

 Bệnh này gây nên những biến đổi chức năng của buồng trứng, làm rối loạn hiện tượng tiết hormon. Dựa vào tính chất xuất hiện và mất đi ở cơn đau, kết hợp với khám lâm sàng, bác sĩ có thể xác định được bệnh này.

Đau không liên quan đến chu kỳ

- Cơn đau xuất hiện sau khi bệnh nhân được làm một số thủ thuật chuyên khoa, chẳng hạn làm đông máu bằng điện cao tần ở cổ tử cung hoặc sinh thiết, lấy một mẩu mô quanh tuyến ở cổ tử cung để khảo sát các tế bào ở lớp niêm mạc. Ở các trường hợp này, đau thường kém rối loạn kinh nguyệt (bởi cổ tử cung bị hẹp do các thủ thuật trên).

- Cơn đau xuất hiện do quan hệ nam nữ: Đó là đau do giao hợp, thường khó phân biệt do nhân tố tâm lý hay do tổn thương ở bộ phận sinh dục ngoài của nữ.

Thường nghĩ nhiều đến nhân tố tâm lý (không thích thú, sợ, bị cưỡng ép) khi đau xuất hiện sớm, ngay khi chỉ mới bắt đầu. Nếu đau ở nông thì có thể do tổn thương thực thể, ví dụ như người phụ nữ vừa mới làm thủ thuật mở rộng lỗ âm hộ để dễ dàng sinh con; hoặc ở bệnh viêm âm đạo - âm hộ do nấm; hoặc ở trường hợp teo tử cung sau mãn kinh... Quan hệ nam nữ có thể hoàn toàn không thực hiện được nếu bị viêm âm đạo bởi các cơ khép lỗ âm hộ đã co thắt hẹp lại.

- Sau khi sinh con có thể đau dữ dội, ở sâu, thuộc vùng bụng dưới. Đó là trường hợp tử cung bị gập ra phía sau, cổ tử cung di động, bởi màng bụng bị rách sau khi sinh. Khám sản khoa sẽ xác định được nguyên nhân này.

- Do nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục phía trong (buồng trứng, vòi trứng...). Thường nghĩ đến trường hợp này nếu bệnh nhân đã có lần tiếp xúc với nguồn truyền bệnh hoa liễu. Khám bằng mỏ vịt sẽ thấy mủ rỉ ra từ lỗ tử cung. Bệnh nhân sẽ thấy đau hơn nếu trong khi khám có di chuyển tử cung. Các phần phụ (buồng trứng, vòi trứng) đôi khi tăng kích thước. Cần làm các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Các trường hợp đặc biệt cần chú ý

- Nếu như thời điểm xuất hiện đau không xác định được là trước, giữa hay sau lúc hành kinh, không đau do giao hợp, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn (ra khí hư) thì đau bụng dưới có thể do tử cung ở vị trí bất thường (không ở bụng dưới mà cao hơn, thường ở dưới các gai chậu sau trên).

Chính trong trường hợp này đau do tử cung lệch lên phía trên khiến dễ chẩn đoán nhầm với đau ở đường tiêu hóa. Cũng do vị trí bất thường của ruột thừa mà khi viêm ruột thừa, bệnh nhân lại thấy đau ở bụng dưới, và nhiều khi tưởng là đau ở bộ phận sinh dục.

Tuy nhiên, cần chú ý là viêm ruột thừa gây đau đột ngột, có tính chất đặc biệt là tăng nhạy cảm đau, khi sờ vào đau sẽ tăng lên, đau có thể kèm theo sốt, táo bón hay tiêu chảy nhẹ; không có dấu hiệu về tiết niệu hoặc phụ khoa. Viêm ruột thừa là cấp cứu ngoại khoa, khi nghi ngờ cần đi khám bệnh ngay.

- Bệnh ở cột sống thắt lưng như viêm, thoái hóa đốt sống, viêm khớp cùng chậu... hoàn toàn có thể gây đau ở bụng dưới và thường ở phía sau, có thể nghĩ lầm là đau do bộ phận sinh dục nữ.

- Một điều cần nhấn mạnh là một số lớn các bệnh phụ khoa như tử cung quặt ra sau, u xơ tử cung, u nang buồng trứng... rất ít khi gây đau nếu không có biến chứng (chảy máu, nhiễm khuẩn). Để điều trị không muộn các trường hợp khó nhận biết trên, các bác sĩ phụ khoa thường khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần.

 

Lý giải những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ

Đau bụng dưới hay đau vùng chậu là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây ra những cơn đau này do đâu?

Đau bụng là nguyên nhân thường gặp không chỉ của nam giới, mà phụ nữ đều có thể gặp phải. Cấu tạo cơ thể của phụ nữ càng tạo điều kiện xuất hiện nhiều các triệu chứng đau bụng, bởi đây là nơi tập trung các cơ quan sinh sản (phần phụ) của nữ giới.

Tuy nhiên nhiều người lầm tưởng rằng đau bụng dưới là đau phần phụ này, điều này hoàn toàn sai. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng, cần phân biệt rõ để loại trừ các loại bệnh tật có thể có với bất kỳ phụ nữ ở lứa tuổi nào.

1,Đau vùng chậu là gì?

Đau vùng chậu liên quan đến các cơn đau ở vùng bụng dưới rốn. Cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí có bệnh còn đe dọa đến tính mạng. Để tìm đúng nguyên nhân khiến phụ nữ đau vùng chậu hãy đến gặp bác sĩ để xác định đúng bệnh và điều trị đúng nguyên nhân.

2, Viêm ruột thừa

Các triệu chứng bao gồm đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn và sốt.Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đến ngay bác sĩ vì đây là trường hợp khẩn cấp. Nếu không phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm này nó sẽ lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.

3, Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng xuất hiện khi thay đổi chế độ ăn uống, trong tình trạng căng thẳng...

 

4, Đau bụng do rụng trứng

Nếu bạn có những cơn đau nhói vào thời kỳ rụng trứng của phụ nữ, điều này xảy ra ở rất nhiều người. Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng một quả trứng cùng với một số chất dịch và máu, điều này gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra các chứng đau.

5, Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, nó làm người đó tính khí thất thường, nổi mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút. Thay đổi nội tiết (hormone) trong một chu kỳ kinh nguyệt ) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tăng cường vận động thể dục thể thao, bổ sung vitamin có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt này.

6, Mang thai ngoài tử cung

Đây là một tình trạng có thể đe dọa tính mạng. Nó xảy ra khi một phôi hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút (đặc biệt là ở một bên), chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt. Trường hợp này người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay.

7, Bệnh viêm vùng chậu

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là bệnh viêm vùng chậu là vô sinh ở nữ giới. Bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục hoặc mót tiểu, trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.

8, U nang buồng trứng

Một u nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng nếu u nang này ngày càng to, nó gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. U nang buồng trứng có thể được phát hiện bằng khám phụ khoa hoặc siêu âm.

9, U xơ tử cung

U xơ tử cung thường phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ, nhưng đây không phải là ung thư.U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai. .. Bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

10, Lạc nội mạc tử cung

Ở một số phụ nữ, mô nội mạc tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau đớn và đây là căn nguyên không thể mang thai ở phụ nữ.

11, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công bất cứ nơi nào từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Nó gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Nhưng khi nó lây lan đến thận, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, và đau ở một bên ở vùng lưng dưới.

12, Sỏi thận

Sỏi thận là hỗn hợp gồm muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang của bạn, nó gây ra những cơn đau ở bụng hoặc vùng xương chậu. Nước tiểu của bạn có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.

13, Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ (IC) là một tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Những người bị IC nặng đi tiểu nhiều lần mỗi giờ. Các triệu chứng khác bao gồm áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 - 40.

14, Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Đau vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu. đây là 2 nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình..

15, Đau do sa tạng

Ở những phụ nữ có tuổi, xuất hiện chứng sa tạng, điều này cũng gây chứng đau vùng chậu. Những bộ phận dễ bị sa nhất bao gồm bàng quang hay tử cung. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu. Các triệu chứng phổ biến nhất là tăng áp lực đối với các thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn.

16, Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân (nhìn thấy ở đây trong bắp đùi), và đôi khi họ có thể phát triển ở khung chậu. Máu tràn trong các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho chúng trở nên sưng lên và đau. Đây được gọi là hội chứng sung huyết vùng chậu. Cơn đau có tăng lên khi bạn ngồi hoặc đứng.

17, Đau do sẹo

Nếu bạn đã từng trải qua các phẫu thuật ở vùng bụng, chậu hoặc thấp hơn, chẳng hạn như mổ ruột thừa, hoặc phẫu thuật do nhiễm trùng ở khu vực này, bạn có thể bị đau liên tục từ mô sẹo. Nhiều trường hợp là do dính ở bụng gây đau. Những cơn đau do sẹo thường gần thời điểm bạn vừa trải qua một đợt phẫu thuật nào đó ở ổ bụng, nếu không phải bạn vừa phẫu thuật ổ bụng, cần nói điều này cho bác sĩ biết để tìm nguyên nhân chính xác gây bệnh và điều trị hiệu quả.

18, Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân, điển hình nhất là do nhiễm trùng âm đạo, thiếu chất dịch tiết (khô âm đạo), hoặc nhiều chứng đau mà ngày nay y học vẫn chưa rõ nguyên nhân. Đau khi quan hệ tình dục là một chứng đau khó nói ra, khi gặp phải triệu chứng đó, bạn cần đến ngay bác sĩ sản  phụ khoa để tìm đúng nguyên nhân. Có rất nhiều loại bệnh tật khiến phụ nữ bị đau khi quan hệ tình dục. Nặng thì có thể còn xuất huyết khi quan hệ.

19, Đau vùng chậu mạn tính

Đau vùng chậu xảy ra bên dưới rốn và kéo dài ít nhất 6 tháng thường được chẩn đoán là chứng đau vùng chậu mạn tính, nhiều khi nó ảnh hưởng cả tới cuộc sống và giấc ngủ của bạn. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là tìm đến một bác sĩ chuyên khoa.

(ST)

em bị đau bụng đưới.hỏi có bị gì không,hay là có phải là triệu chúng có thai không
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
chán wa...ôm1 nghén
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Bj dau bung duoj co phaj dau hjeu mang thaj
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
chắc bạn bị đau bụng kinh thôi
hơn 1 tháng trước - Thích
nếu đau nhiều và lâu thì bạn nên đi khám sớm
hơn 1 tháng trước - Thích
sao không trả lời
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
thua ba si em nay 35 tuoi co chong va hai con.em bi dau bung duoi em da den benh da khoa tinh binh diong dieu tri 1 tuon nhung chua het ban dau em di kham tu bac si noi bi lech vong em cung da den so y te lay ra roi .roo em cung thay bot dau.dioc hai ba bua em lao bung o ben phai va dau ca bung duoi nua gio em da xuot vien nhung van con dau nhu vay em phai am sao xin bac si cho em loi giai dap a!
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Bạn nên đến bệnh viện tái khám hoặc tiếp tục điều trị. Nên đến các bệnh viện lớn,có uy tín để các bác sĩ khám cho thật chuẩn nhé Chúc bạn mau khỏe
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Em sinh e be dc 13thag.cach day nua nam e co dau hieu ra khj hu sau do e di kham va bsi noi e bi viem duong tiet nieu va ban thuoc cho e dat nhung k hjeu qua.gjo e lai ra nhjeu khi hu hon,e di tieu thjnh thoang thay hoi buot.ma con e dag trog thoi ki bu ma e thay chau cu xan xao.e muon hoi xem co van de j k
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Em nên đi kiển tra
hơn 1 tháng trước - Thích
Toi sanh mo da hon 1 thang,gan day toi bi dau bung tung con,khong biet do la trieu chung gi
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Em bị đau bụng dưới thường xuyên vào buổi sáng, ăn hay không ăn sáng cũng bị đau, mới đầu cơn đau dữ dội em thường nằm úp lại để gối xuống dưới bụng thì thấy đỡ hơn, hồi xưa em có đi kham bác sĩ nói em bị gan nhiễm mỡ mà em không tin người thì như que tăm lấy đâu ra mỡ.em xin hỏi em bị bệnh gì vậy ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Câu hỏi của bạn có 2 vấn đề, đó là đau bụng và gan nhiễm mỡ. Không biết bạn đau bụng có kèm đi ngoài hay không, như vậy chưa đủ thông tin để chuẩn đoán, bạn nên đi khám nhé. Về việc người gầy không bị gan nhiễm mỡ là quan diểm hoàn toàn sai lầm, ngày càng có nhiều người gầy mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn hãy tái khám và xin tư vấn của bác sĩ nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Mang thai lần đầu mà bị ốm nghén hành wa..ai có cách khắc phục ko ?
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
em bị đau bụng dưới cuối những ngày đèn đỏ, thế nhưng giờ hết rùi mà vẫn còn đau... bình thường thì chu kỳ của em đều lắm, nhưng dạo gần đây em bị đau sỏi niệu đạo nên phải uống thuốc, vì thế mà chu kỳ nhảy lung tung, lại còn ra nhìu ngày nữa 7-10 ngày ( bình thường là 4-5 ngày), em bị bệnh gì ạ? đau bụng vậy ảnh hưởng nhìu đến c/s hàng ngày lắm ạ... cũng may em đang nghỉ ở nhà k phải đi lại nhìu... hiuhiu, giúp em vs
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Chắc bạn bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc rồi. Nếu hết kinh mà vẫn chưa hết đau bụng thì bạn thử đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra cho chắc chắn nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
em chưa tới nchu kì kinh nguyệt ( vì kinh nguyệt e không đều ) nhưng mấy ngày nay e bị đau bụng vùng buồng trứng cả bàng qunag đi tiểu hơi khó chịu chút đau âm ỉ ấn vào cũng đau cho e hỏi e đnag bị sao ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Em nên đi khám sớm
hơn 1 tháng trước - Thích
cho em hỏi em bi trể kinh hai tuần rồi nhưng thử que thi binh thường chỉ xuất hiện 1vach e đã thư 5 que kêt quả giống nhau, nhưng ko hiểu sao dạo này e hay đau bụng dưới kèm theo đau lưng,ngực tức là e bị gì vậy? e đã có gia đình rôi.
hơn 1 tháng trước - Thích
chủ yếu là đau bụng kinh thôi nhỉ
hơn 1 tháng trước - Thích
đau bụng dưới khá nguy hiểm đó, cả nhà chú ý nha
hơn 1 tháng trước - Thích
Quá hay
hơn 1 tháng trước - Thích
tất nhiên rồi
hơn 1 tháng trước - Thích
Hay nhờ, thế mà giờ mới biết
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận