Thực phẩm tốt cho người bị bệnh khớp
Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Thức ăn cho người bị bệnh sốt xuất huyết
Video Clip: Bà bầu bị bệnh thủy đậu trong thai kỳ và cách chữa
Bệnh lậu là một trong những loại bệnh lây lan qua đường tình dục khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Tác nhân gây bệnh chính là cơ thể người bênh đã bị nhiễm vi khuẩn lậu cầu, bệnh lậu dễ lây truyền, gây tổn hại đến sức khỏe sinh sản của người bệnh.
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LẬU
Bệnh lậu là một trong những loại bệnh lây lan qua đường tình dục khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Tác nhân gây bệnh chính là cơ thể người bênh đã bị nhiễm vi khuẩn lậu cầu, bệnh lậu dễ lây truyền, gây tổn hại đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Các chuyên gia nhận định nếu bệnh lậu nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện triệu chứng ngày càng nặng hơn. Vậy làm thế nào để biết mình đã mắc bệnh lậu? Dưới đây là những biểu hiện của người mắc bệnh lậu.
Bệnh lậu là một trong những loại bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến, nguyên nhân được xác định là do nhiễm vi khuẩn lậu cầu, lây lan ra khắp các phần trong cơ quan sinh dục, nam giới khi mắc bệnh này thường có 5 biểu hiện chính:
Hẹp niệu đạo do lậu cầu: người nhiễm lậu cầu có thể sau vài tháng hoặc vài năm sẽ thấy hiện tượng niệu đạo bị hẹp, ban đầu người bệnh không có cảm giác gì, dần dần sẽ cảm thấy đi tiểu khó, nhiều lần mót tiểu, nước tiểu bắn ra tia nhỏ, không có lực, có khi nước tiểu khó thoát ra, hoặc chảy nhỏ giọt. nếu không điều trị sớm sẽ để lại hậu quả xấu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm bao quy đầu do lậu cầu: Ban đầu cảm thấy nóng rát cục bộ, cảm giác ngứa ngày khó chịu, hơi đau, phần da quy đầu bị sưng, mưng mủ, quy đầu có mầu đỏ, loét nhẹ, người mắc bệnh nặng thì toàn bộ phần da quy đầu vị sưng tấy, không thể kéo lên, quy đầu cũng bị sưng, có thể tiếp tục dẫn đến viêm da bao quy đầu.
Viêm mào tinh hoàn do lậu cầu: lậu cầu thông qua đường ống dẫn tinh sẽ xâm nhập vào mào tinh hoàn. Biểu hiện, mào tinh hoàn xưng, đau khi phóng tinh, người mắc bệnh ở dạng cấp tính, thân nhiệt người bệnh có thể lên đến 39 0c.
Viêm tuyến tiền liệt do lậu cầu: thông thường sau khi nhiễm lậu, đến tuần thứ 3 người bệnh sẽ thấy triệu chứng: mót tiểu nhiều lần, đi tiểu buốt, nhất là tiểu xong cảm thấy rất đau, đối với phụ nữ đau ở âm hộ, hậu môn, khi đại tiện cũng cảm thấy đau, tuyến tiền liệt bị sưng, ấn vào thấy đau, đường niệu chảy ra mủ.
Viêm phần niệu đạo do bệnh lậu: Khi niệu đạo bị viêm, trong niệu đạo có nhiều dịch mủ chứa rất nhiều vi khuẩn lậu, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây truyền nhiễm bệnh lậu.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LẬU
Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới và nữ giới là khác nhau. Sau đây các bác sỹ chuyên khoa sẽ giúp bạn tìm hiểu sự khác nhau đó.
Ở nam giới.
+ Ủ bệnh: là 3 - 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu (ở 90% trường hợp).
+ Lâm sàng: Sau khi phơi nhiễm với nguồn bệnh khoảng 2-10 ngày, khoảng 25% nam giới sẽ phát triển thành bệnh lậu. Trong đó, 85-90% sẽ có triệu chứng viêm niệu đạo (Urethritis) điển hình (đái buốt, đái khó và chảy nhiều mủ). 10-15% bệnh nhân viêm niệu đạo không điển hình hoặc không có triệu chứng gì; những bệnh nhân này thường không được điều trị dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh lậu không điển hình hoặc không triệu chứng ở cộng đồng tăng tới 40% và đây là nguồn lan truyên bệnh trong cộng đồng.
- Viêm niệu đạo trước cấp tính: gặp trên 90% các trường hợp. Triệu chứng lâm sàng sớm nhất là có cảm giác ngứa nhiều hoặc ít ở miệng sáo, hố thuyền, các mép của miệng sáo trở nên tấy đỏ. Lậu cầu phát triển ở niêm mạc niệu đạo trước gây viêm xuất tiết. Chất nhầy chảy ra kèm theo cảm giác đái nóng, buốt nhẹ. Sau đó chảy mủ màu trắng đục hoặc vàng đục. Cảm giác nóng buốt tăng lên rõ, có khi đái rất buốt làm bệnh nhân phải đái từng giọt, thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì chỉ có cốc nước tiểu thứ nhất đục.
- Viêm niệu đạo toàn bộ: khi bệnh không được điều trị kịp thời và đầy đủ, sau 10- 15 ngày, bệnh nhân bị đái dắt, đái khó, có thể đái ra vài giọt máu cuối bãi, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau, hay bị cường dương và đau rát khi dương vật cương lên. Thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì cả 2 cốc đều đục.
- Sau 1 tháng nếu không điều trị sẽ trở thành lậu mạn tính khi đó các triệu chứng đái buốt đái dắt giảm, chỉ có giọt nhầy mủ lúc sáng sớm chưa đi tiểu gọi là dấu hiệu giọt ban mai.
- Mặc dầu đã được điều trị đúng một số trường hợp bệnh vẫn có thể chuyển thành bán cấp với các tổn thương sau:
+ Viêm các tuyến khu trú cạnh giây hãm ở rãnh qui đầu.
+ Viêm các ống và các tuyến khu trú cạnh miệng sáo.
+ Viêm các tuyến Littre.
+ Viêm tuyến Cowper.
+ Biến chứng xa hơn:
- Viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn(Epididymitis).
- Viêm túi tinh(Seminal vesiculitis) và ống phóng tinh.
- Viêm dưới niêm mạc niệu đạo gây nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo, ít khi vỡ ra ngoài. -viêm tuyến tiền liệt (Prostatitis)-Viêm bàng quang (cystitis).-Viêm trực tràng (Proctitis, biểu hiện dâu, ngứa hoặc cảm giác buốt mót, có mủ)-viêm hầu họng (Pharyngitis)-viêm kết mạc (Conjunctivitis, do tiếp xúc với tay hoặc các vật dụng có vi khuẩn).
- Hẹp niệu đạo (Urethral stricture): hiện nay, trong kỷ nguyên của kháng sinh thì biến chứng này ít gặp. Gặp sau khi bị viêm tuyến tiền liệt và viêm bàng quang. Biểu hiện là sự giảm sút và bất thường của dòng nước tiểu.
Ở nữ giới.
+ Ủ bệnh: thường từ 2 tuần trở lên.
+ Lâm sàng:
- Rất hiếm khi có triệu chứng lâm sàng cấp tính. Biểu hiện lâm sàng bằng đái dắt, đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu. Khám thấy viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm hộ, âm đạo, có khi viêm tuyến Bartholin, viêm niệu đạo và tuyến Skène.
- Đa số các trường hợp bệnh bắt đầu bằng viêm niệu đạo kín đáo. Bệnh nhân đái khó, có cảm giác nóng hay rát khi đi tiểu, lỗ niệu đạo bình thường, ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra (khám sau khi đi tiểu ít nhất 3 giờ).
- Viêm cổ tử cung: (Cervicitis) là biểu hiện thường gặp nhất, biểu hiện bằng ra khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến.
- Viêm phần phụ (vòi trứng): viêm lan từ âm đạo, cổ tử cung lên. Hiếm khi theo đường máu. Ít gặp hơn là Viêm kết mạc (conjunctivitis), viêm trực tràng (Proctitis), viêm hầu họng (Pharyngitis).
Bệnh lậu tiến triển như thế nào? Bệnh lậu tiến triển chậm, âm ỉ, thỉnh thoảng có các đợt cấp thì mới có biểu hiện như trên đã mô tả. Các biểu hiện có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì, sau một thời gian lại tái diễn. Trong thời gian bệnh không có biểu hiện vẫn có thể lây bệnh cho bạn tình.
NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ BỆNH LẬU
Bệnh lậu là bệnh lây truyền cao, đáng sợ, nếu trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không quan tâm, cũng sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh, không chỉ vậy, mà bệnh còn ảnh hường nhiều đến người bệnh, vì vậy kiến nghị các bạn nam nên phải đề phòng chứng bệnh này. Vậy, mắc phải bệnh lậu rồi thì phải làm sao? Những nguyên tắc và phương pháp nào chữa trị khỏi bệnh này? Dưới đây phòng khám đa khoa Thiên Tâm xin đựơc đưa ra một vài lời khuyên hy vọng giúp bệnh nhân có thể hiểu thêm về bệnh này.
Nguyên tắc điều trị: Nguyên tắc dùng thuốc đúng hướng dẫn, đúng liều lượng, và đúng giờ, tùy vào tình trạng bệnh khác nhau mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Người bạn tình nếu đã mắc bệnh thì cũng phải tiến hành điều trị ngay. Sau khi điều trị phải tiến hành kiểm tra định kỳ.
Trị liệu lâm sàng: Trong hai tuần sau khi kết thúc điều trị, không quan hệ tình dục, phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau :
a. Không còn biểu hiện bệnh
b. Trong 4 – 8 ngày kết thúc điều trị, xét nghiệm ngay phần bị bệnh để xét nghiệm âm tính với vi khuẩn.
Quản lý và dự phòng:
Đầu tiên cần đẩy mạnh công tác dự phòng cấp 1, tăng cường giáo dục tuyên truyền về bệnh. Cần quan tâm nhiều đến công tác phòng tránh cấp 2, sớm phát hiện ra người bị bệnh và yêu cầu điều trị sớm. Có thể tiến hành điều tra, và tìm ra nguồn lây bệnh. Đồng thời tăng cường nghiêm ngặt quản lý người mắc bệnh. Nâng cao nhận thức về bệnh và những con đường lây lan của bệnh để có được sự phòng bị, tránh những hậu quả đáng tiếc lây lan bệnh.
Phương pháp DHA là phương pháp hiệu quả hàng đầu hiện nay để điều trị các bệnh liên quan đến lây nhiễm qua đường tình dục. Phương pháp này được áp dụng hiệu quả khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nên chú ý, đề phòng về bệnh, nếu thấy có những triệu chứng của bệnh thì kịp thời đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa, cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị.
ĐIỀU TRỊ TRIỆT ĐỂ BỆNH LẬU
Các chuyên gia cho hay, có rất nhiều người bị bệnh sau, sau khi chữa khỏi, vẫn có hiện tượng bệnh tái phát, nó đã trở thành căn bệnh khiến nhiều người ăn không ngon ngủ không yên, hạnh phúc gia đình bị chao đảo. Bệnh lậu là bệnh đe dọa rất lớn đến sức khỏe của con người, và đây cũng là căn bệnh điều trị tương đối phức tạp. Vậy bệnh lậu có thể điều trị triệt để không?
Nhiều năm trở lại đây, cùng với chất lượng cuộc sống đã được đổi thay từng ngày ở nước ta, tuy nhiên tệ nạn xã hội vẫn không hề thuyên giảm, nhất là vấn đề mại dâm, hiện vẫn là chủ đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm. Bởi tệ nạn mại dâm là mầm mống reo rắc nhiều căn bệnh xã hội kinh hoàng như lậu, giang mai, sùi mào gà và nguy hiểm nhất là HIV. Các chuyên gia cho biết, trong nhóm bệnh xã hội, hiện có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất phải kể đến bệnh lậu. Đây là căn bệnh khiến cho nhiều nam giới lo lắng, nếu như bệnh lậu không được điều trị tích cực và kịp thời, thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của bạn. Như vậy, mắc phải bệnh lậu, liệu có điều trị được khỏi bệnh triệt để hay không? sau đây là câu trả lời của chuyên gia.
Chuyên gia trả lời liệu bị bệnh lậu có điều trị triệt để được hay không? Mắc bệnh lậu phải làm sao?
Chuyên gia phân tích, bệnh lậu bị lây truyền qua đường tình dục, hoặc lây qua đường gián tiếp khác, Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác bất thường ở hệ thống niệu đạo. Đối với nam giới, thời kì ủ bệnh có thể kéo dài từ 2- 14 ngày, bắt đầu từ việc thấy khó chịu khi đi tiểu, như tiểu đau, đầu niệu đạo chảy mủ. Khi bệnh nặng hơn thì có hiện tượng tiểu nhiều, tiểu gấy. Sau khi khám, bác sỹ sẽ thấy có dịch mủ màu vàng xanh, miệng niệu đạo sưng đỏ. Người mắc bệnh lậu, nên đến phòng khám chuyên điều trị bệnh xã hội để điều trị kịp thời, để ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, có biến chứng. Có một số trường hợp người bệnh bị kháng thuốc, về cơ bản bệnh này chữa đúng phương pháp thì sẽ khỏi hoàn toàn. Khi mắc bệnh này, các bạn nên chú ý ngoài việc điều trị bằng thuốc phải giữ tâm lý ổn định, không nên quá buồn phiền, lo lắng đồng thời chú ý việc bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
BỆNH LẬU CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN THAI PHỤ
Bệnh lậu (hay lậu mủ) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu trên thế giới. Viêm nhiễm đầu tiên bắt đầu từ niệu đạo dẫn đến lậu cầu niệu đạo. Dựa vào sự phát triển của bệnh, bệnh lậu cũng có thể gây hại cho hệ thống sinh sản và các cơ quan khác của cơ thể, gây viêm niệu đạo mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng sinh lí.
Bệnh lậu là do khuẩn cầu lậu tạo ra mủ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản niệu đạo. Bệnh thường lây lan qua đường tình dục cũng có thể gây xâm lấn ở mắt , cơ quan hô hấp , trực tràng và khung chậu…
Phụ nữ khi có thai bị lậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và cho cả bào thai, vì vậy phụ nữ trong thời kì sinh đẻ nên cảnh giác.Bệnh lậu có thể thông qua đường sinh sản gây viêm nhiễm dẫn đến viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, viêm phổi, viêm mũi, viêm tai giữa và viêm âm đạo ở bé gái. Ước tính có khoảng 1/3 số trẻ sơ sinh nhiễm lậu khuẩn do người mẹ chưa được chữa trị, dẫn đến phát sinh viêm kết mạc lậu khuẩn viêm phổi ở trẻ thậm chí gây nhiễm trùng lậu huyết khiến tỷ lệ sơ sinh tử vong cao.
Theo thống kê, tỷ lệ phá thai trong tự nhiên số ca phá thai do bệnh lậu chiếm khoảng 32%, ở thời kì cuối bệnh dễ dàng phát triển thành viêm lậu truyền nhiễm, gây nhiễm trùng huyết sau khi sinh , nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu mà không được chữa trị triệt để khuẩn lậu cầu sẽ xâm nhập vào ống sinh sản trong khi sinh nở , thường gặp nhất là lậu cầu gây viêm kết mạc ở mắt trẻ chiếm khoảng 5-15%,. Các triệu chứng sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 4 ngày tuổi , nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến loét giác mạc và gây mù.
Những điều cần chú ý :
1. Phụ nữ mang thai cần điều trị lậu sớm và sử dụng đúng thuốc, chú ý giữ gìn vệ sinh và tuyệt đối không được quan hệ.
2. Những người sắp làm mẹ nếu thấy có bất kì biểu hiện bất thường của bệnh phải đi khám kịp thời.
3. Do tình trạng khác nhau của bệnh mà cần phải đi khám và chuẩn đoán kịp thời. Tiêm Pennicilin thường ít gây ảnh hưởng đến thai nhi.
4. Đối với những thai phụ có biểu hiện nhẹ, nếu tích cực thực hiện các biện pháp điều trị có thể sinh đẻ đủ tháng
Khi thai phụ nhiễm khuẩn lậu việc đầu tiên là cần chọn kháng sinh phù hợp, đối với những người quá mẫn cảm có thể sử dụng Cephalosporin ( tiêm ceftriaxone). Theo các chuyên gia có thể đạt 100% hiệu quả điều trị nếu sử dụng thuốc kịp thời, đủ lượng và thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Chú ý : Khi điều trị lậu cho sản phụ thì người chồng cũng cần phải điều trị, để tránh tái phát viêm nhiễm, cần chữa trị đúng cách để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ trước khi sinh bắt buộc phải tiến hành kiểm tra viêm nhiễm lậu.CHỮA BỆNH LẬU Ở NAM GIỚI
Nam giới mắc bệnh lậu có chữa được khỏi? Các chuyên gia cho biết bệnh lậu do song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra, bệnh lây truyền qua đường tình dục, biểu hiện chính là nhiễm trùng, mưng mủ ở đường niệu đạo. Hầu hết người mắc bệnh lậu có triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều, ngứa bộ phận sinh dục. Khi mắc bệnh, không được e ngại đi điều trị mà phải điều trị kịp thời, nếu lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp thì bệnh sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.