Triệu chứng của bệnh nhiễm sán chó
Triệu chứng của bệnh tụt canxi máu và cách xử lý nhanh
Triệu chứng
Thông thường, triệu chứng xuất hiện sau 2 đến 5 ngày tiếp xúc với virus, cá biệt có trường hợp khởi phát sau 10 giờ. Biểu hiện đầu tiên của cảm thường chỉ là đau hay rát họng.
Các triệu chứng thường gặp khác là chảy mũi, nghẹt mũi, ho hoặc hắt hơi. Những triệu chứng này thường đi kèm với đau cơ, mỏi mệt, nhức mỏi, khó chịu, nhức đầu, chán ăn.
Cảm lạnh đôi khi làm sốt, nếu sốt cao có thể làm người bệnh kiệt sức (thường gặp ở bệnh cúm hơn).
Những triệu chứng của cảm lạnh thường mất đi sau 1 tuần, nhưng cũng có khi kéo dài đến 14 ngày, trong đó ho thường kéo dài hơn các triệu chứng khác. Trẻ em thường có những triệu chứng nặng hơn, và có thể gặp sốt, phát ban.
Biến chứng
- Cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng cơ hội như viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp, viêm xoang, viêm tai giữa…Với những người hen suyễn, khí phế thủng, viêm phế quản mãn thì cảm lạnh có thể làm khởi phát những cơn kịch phát cấp tính.
- Cần phân biệt bệnh cảm lạnh với bệnh cảm cúm. Bệnh cúm khác xa với cảm, mặc dù cả hai giống nhau ở giai đoạn đầu - đều gây đau cổ họng, tứ chi ê ẩm và nhức đầu. Tuy nhiên, cảm ít gây sốt và hiếm khi làm thân nhiệt cao hơn 38,8 độ C, trong khi cúm có thể làm thân nhiệt bạn lên trên 39,4 độ C.
- Một điểm khác nhau nữa là khi bị cảm, bạn có thể chảy nước mắt, còn cúm làm mắt bạn bị đau (đồng thời với đau lưng và tứ chi). Bệnh cúm thường lâu hết gấp đôi so với cảm. Cúm còn dẫn đến viêm phổi, gây nguy hiểm nặng cho sức khỏe của những người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi, cũng như ở người bệnh tim, ngực, hệ miễn dịch và rối loạn chức năng thận. NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ CẢM LẠNH
Hãy cùng các chuyên gia khám phá những điều mà bạn có thể chưa biết về những cơn cảm lạnh.
Từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh tới lúc phát bệnh là khoảng 48 tiếng
Bạn bị đau họng và chảy nước mũi? Hãy nghĩ lại xem bạn đã ở đâu cách đây 2 ngày. Đó có thể là nguyên nhân và thời gian bạn bắt đầu tiếp xúc với mầm bệnh.
Theo các chuyên gia thì mất khoảng hai ngày từ khi mầm bệnh xâm nhập vào màng tế bào và gây ra các triệu chứng cảm lạnh. Và hãy lưu ý phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm để có phương pháp điều trị phù hợp.
Theo TS. Ron Eccles, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cảm lạnh tại ĐH Cardiff (Anh) thì “Các vi-rút cảm lạnh không gây sốt ở người lớn. Nếu triệu chứng đến bất ngờ, kèm sốt và ho thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh cúm”.
Thể dục thể thao - phương thuốc phòng và trị cảm lạnh tốt nhất
Theo các chuyên gia thì cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi các trận cảm lạnh không phải là những liều thuốc đắt tiền mà chính là hoạt động thể dục thể thao.
Các nhà khoa học của ĐH Appalachian State (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu xem hệ miễn dịch và các vi rút bị ảnh hưởng như thế nào bởi hoạt động thể dục thể thao, và kết quả thật vô cùng thú vị: Bất kỳ hình thức thể dục nào đều mang lại những tác động tuyệt vời.
Chính vì thế, nếu muốn tránh xa tình trạng mệt mỏi do sụt sịt, hắt hơi, sổ mũi… trong mùa đông này thì chúng ta nên tập thể dục ít nhất 5 ngày mỗi tuần, ví dụ như đi bộ nhanh (không cần phải chạy) khoảng 30 phút mỗi ngày và điều đó sẽ tạo ra những tác động diệu kỳ đối với hệ miễn dich trong quá trình chống lại cảm lạnh.
“Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ mang lại hiệu quả tốt vì nó giúp máu lưu thông khắp cơ thể và đồng thời cũng khiến các tế bào miễn dịch di chuyển khắp cơ thể để tìm ra các tác nhân gây nhiễm trùng”, TS Eccles chia sẻ.
Thức khuya - một tác nhân gây cảm lạnh
Theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) thì nếu mỗi đêm bạn ngủ ít hơn 7 tiếng thì bạn có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn gấp 3 lần so với ngủ đủ thời gian cần thiết. Và việc bạn sử dụng thời gian trên giường một cách khôn ngoan cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học gọi đó là “hiệu quả của giấc ngủ”.
Nước cam ít có tác dụng với cảm lạnh
Bạn sẽ làm gì nếu bạn cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh xuất hiện? Nếu phản ứng đầu tiên của bạn là uống một cốc nước cam to với hy vọng tăng cường lượng vitamin C cho cơ thể thì hãy nghĩ lại. Một nghiên cứu đã được các nhà khoa học tại ĐH Quốc gia Úc và ĐH Helsinki (Phần Lan) tiến hành cho thấy đối với đa số mọi người thì vitamin C không có tác dụng giảm các triệu chứng cảm lạnh.
Tuy nhiên, đừng vội thất vọng và hắt hủi loại vitamin này. Nếu bạn đang bị căng thẳng hoặc đang trong quá trình tập luyện thể thao vất vả - ví dụ như luyện tập cho cuộc thi chạy sắp diễn ra - thì một liều 200mg vitamin C mỗi ngày sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. Và để có thể hấp thu được nhiều vitamin C tự nhiên hơn thì chúng ta nên ăn các loại hoa quả như cam, quýt, đu đủ, súp lơ xanh, cà chua, ớt đỏ và kiwi.
Vi rút cảm lạnh làm tăng cân
Một nghiên cứu được các nhà khoa học tại Bệnh viện Nhi Rady tại San Diego (Mỹ) tiến hành ở trẻ nhỏ cho thấy những bé bị nhiễm vi rút adenovirus 36 (một loại vi rút cảm lạnh thông thường là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cảm lạnh điển hình và các vấn đề về tiêu hóa) trung bình nặng hơn khoảng 2,7kg so với các em không bị lây nhiễm. Điều này cho thấy việc nhiễm loại vi rút này có thể khiến người bệnh tăng cân khá nhiều.
Mặc dù các nhà nghiên cứu không ám chỉ rằng tất cả các chủng vi rút cảm lạnh – kể cả loại adenovirus 36 này – có thể gây ra tình trạng tăng cân lâu dài thì đó vẫn là cảnh báo để chúng ta thấy cần phải giữ gìn sức khỏe trong mùa đông này.
Đồ uống nóng có thể giúp “hạ gục” các triệu chứng cảm lạnh
Trà và súp nóng có thể là chìa khóa để giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn khi đang bị cảm lạnh.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Rhinology (Y học về Mũi), các nhà khoa học đến từ Anh đã khẳng định rằng chỉ cần nhấm nháp chút đồ uống nóng sẽ có tác dụng ngay lập tức và lâu dài giúp chúng ta thoát khỏi những triệu chứng khó chịu nhất của chứng cảm lạnh như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng và mệt mỏi.
Giờ thì mỗi khi không may bị cảm lạnh, hãy pha cho mình một tách trà thảo dược với chút nước cốt chanh và một thìa mật ong, và bạn sẽ thấy những tác động tuyệt vời của chúng.
Một thành phần trong sữa mẹ có thể giúp giảm triệu chứng cảm lạnh
Một thành phần của sữa mẹ có thể giúp cơn cảm lạnh dai dẳng nhất biến mất. “Một chất dẫn xuất của axit lauric, monolaurin là axit béo được tìm thấy có trong sữa mẹ. Và chất này được biết đến là có tác dụng giảm các triệu chứng cúm và mệt mỏi”, Bác sỹ Tom Bayne của ChicagoHealers.com chia sẻ.
Trung bình mỗi người bị cảm lạnh khoảng 200 lần trong đời
Theo ước tính, cho đến khi 75 tuổi, mỗi người trung bình sẽ bị cảm lạnh khoảng 200 lần – nghĩa là chúng ta phải mất khoảng 2 năm sống trong tình trạng hắt hơi, sổ mũi. Và trong khi trẻ em thường bị cảm lạnh từ 4 đến 8 lần mỗi năm thì người già thường ít bị hơn nhiều. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do những người này đã sống lâu và tiếp xúc với phần lớn các chủng loại vi rút gây cảm lạnh.
Bệnh cảm lạnh không thực sự dễ lây
Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ cần bắt tay với những người đang bị cảm lạnh thì sẽ bị lây bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì điều này hoàn toàn không đúng.
Một nghiên cứu mới đây do Trung tâm Nghiên cứu Cảm lạnh của ĐH Cardiff đã cho thấy kể cả khi một người khỏe mạnh ở trong cùng phòng với người bị cảm lạnh thì cũng “rất khó” bị lây bệnh. Thực tế là các vi rút cảm lạnh cần phải có điều kiện lý tưởng thì mới có thể xâm nhập được vào cơ thể chúng ta. “Cảm lạnh không hề dễ lây nhiễm, và phần lớn các cơn cảm lạnh chỉ bị lây truyền khi chúng ta tiếp xúc quá lâu và gần gũi với người nhiễm bệnh”, TS Eccles cho biết.
CÁCH PHÂN BIỆT TRIỆU CHỨNG CỦA CẢM LẠNH VÀ CẢM CÚM CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Phân biệt cảm lạnh hay cảm cúm rất quan trọng. Vì các biến chứng của cúm thường nặng nề hơn như viêm phổi, thậm chí tử vong.
Nếu cảm thấy người mình như thể vừa bị đánh thì có thể là bạn bị cúm. Triệu chứng của cúm thường đến bất ngờ.
Biểu hiện thường gặp của cúm mùa thông thường là viêm họng, sốt, đau đầu, đau cơ, sung huyết, ho.
Cảm lạnh thường có chảy nước mũi và ngạt mũi.
Triệu chứng của cảm cúm thường sẽ dần đỡ sau 2-5 ngày, ít khi kéo dài tới 1 tuần. Cảm lạnh thì biểu hiện thường từ từ và kéo dài ít nhất 1 tuần.
Cúm A/H1N1 và cúm mùa chung nhau rất nhiều triệu chứng như: ho, viêm họng, sốt (một số người nhiễm cúm không bị sốt) và đau nhức mình mẩy. Nhưng nhiều người bị cúm cũng có các biểu hiện như nôn vọt và tiêu chảy.
Sốt: Thường là đặc trưng của cúm
Chỉ có một số ít người sốt nhẹ khi bị cảm lạnh, còn lại đa phần là không.
Nếu bị cúm, bạn sẽ sốt khá cao, thường là 38oC hoặc cao hơn. Sốt ở trẻ nhỏ có xu hướng cao hơn và trẻ cũng dễ sốt khi bị cảm lạnh.
Cúm: Mệt mỏi kéo dài hàng tuần
Khi bị cúm, cảm giác đầu tiên luôn là mệt mỏi quá mức và đau nhức khắp mình mẩy. Sự mệt mỏi và ốm yếu có thể kéo dài tới 3 tuần. Thậm chí, ở người già, người mắc bệnh mãn tính hay có hệ miễn dịch kém còn kéo dài hơn nữa.
Với cảm lạnh, thường chỉ cảm thấy mệt mỏi trong vài ngày đầu.
Cảm cúm và cảm lạnh: Có thể gây đau đầu
Đau đầu không phải là một biểu hiện điển hình của cúm vì cảm lạnh cũng có triệu chứng này. Nhưng đầu đầu thường do cảm lạnh hơn là do cúm.
Ho: Dấu hiệu của cả cảm cúm và cảm lạnh
Do cả cảm cúm và cảm lạnh đều là bệnh hô hấp, ảnh hưởng tới đường thở, nên cả hai cùng gây ra ho.
Viêm phổi là một biến chứng của cảm cúm. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy khó thở, thở như hụt hơi, tức ngực sau mỗi cơn ho hoặc ho ra dịch có lẫn máu.
Đau tai: Có thể là của cảm cúm hoặc cảm lạnh
Cảm cúm hay cảm lạnh đều có thể gây đau tai vì chúng gây kích thích ống tai do tai mũi họng thông nhau.
Nếu tình trạng đau kéo dài hơn cả tình trạng ốm mệt thì cần phải đi khám tai. Bạn có thể bị viêm tai giữa và cần được điều trị.
Cảm lạnh: Thường khởi phát với viêm họng
Hầu hết các trường hợp cảm lạnh đều bắt đầu với viêm họng và đau khi nuốt từ 1-2 ngày. Chảy nước mũi và sung huyết mũi cũng là những biểu hiện thường gặp.
Viêm họng cũng là một triệu chứng của cảm cúm nhưng thường đi kèm với mệt mỏi và một số triệu chứng khác.
Chảy nước mũi: Có nghĩa là cảm lạnh
Trừ khi kèm theo biểu hiện sốt, đau nhức thì mới là cảm cúm.
Cả cảm cúm và cảm lạnh đều có thể dẫn tới viêm mũi.
Cúm: Uống thuốc kháng cúm càng sớm càng tốt
Cúm có thể “trở mặt” rất nhanh. Nếu bị cúm, trong vòng 48 giờ đầu nên uống thuốc kháng cúm ngay để giảm các triệu chứng khó chịu và giảm cả thời gian nhiễm cúm.
Các loại thuốc không kê đơn có thể hỗ trợ giảm triệu chứng của cúm như thuốc ho, thuốc chống sung huyết mũi.
Ngăn ngừa cúm và cảm lạnh: Rửa tay
Đeo khẩu trang cũng giúp hạn chế lây lan virus cúm, virus cảm lạnh
Rửa tay sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của cúm. Với xà phòng và nước ấm, hãy rửa tay ít nhất trong 20 giây, đừng quên các kẽ ngón tay và móng tay. Lau khô tay sau khi rửa.
Rửa tay thường xuyên trong mùa cúm và cảm lạnh, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, xì mũi.
Món ăn trị cảm lạnh và cúm
Làm sao để hết cảm lạnh nhanh
Trị bệnh cảm lạnh hiệu quả
Cảm lạnh có ảnh hưởng đến thai nhi?
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
(ST)