Triệu chứng khi bị động thai mẹ bầu cần lưu tâm


Khi âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên tức là thai phụ đang bị động thai (dọa sảy thai). Những dấu hiệu đó là triệu chứng khi bị động thai.



Dọa sảy thai thường xảy ra ở những tuần lễ đầu của thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng động thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như: Trứng đã thụ tinh bị teo lại; thai trùm; bệnh về máu; bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường); thể chất, khí huyết của thai phụ bị suy nhược; làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất. Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết. Thêm vào đó, thai nhi phát triển không khoẻ cũng là nguyên nhân của hiện tượng này. Yếu tố thai nhi lạ thường có thể do tinh khí của người chồng không đủ, thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai.

Cách nhận biết hiện tượng này

Khi thai phụ thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là hay bị đau bụng. Một số trường hợp là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy những dấu hiệu như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo… thì bạn nên nghĩ đến hiện tượng động thai để phát hiện sớm và có biện pháp an thai kịp thời.

Cần xử trí một cách hợp lý các trường hợp động thai để hai mẹ con được an toàn

Phân biệt các dấu hiệu của doạ sảy thai (động thai) và sảy thai

- Nếu bị dọa sẩy thai bạn sẽ thấy: Xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra.

- Nếu là sẩy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra ngoài. Có thể là sẩy thai hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).

Như vậy, động thai (theo cách gọi của dân gian) là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy mức độ nguy hiểm của nó chưa cao nhưng chứa đựng “mầm mống”, “điểm báo trước” của hiện tượng sẩy thai. Vậy nên thai phụ cần chú ý để không có tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Nên làm gì khi bị động thai?

- Nếu thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngơi và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Tuyệt đối không được an thai một cách bữa bãi.

- Khi đau, tránh xoa bóp bụng.

- Nghiêm cấm quan hệ vợ chồng. Đồng thời, cố gắng ít tiến hành những việc kiểm tra âm đạo để tránh những kích thích cổ tử cung.

- Khi bị động thai, bạn cũng cần lưu ý thêm tới chế độ ăn uống. Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không được ăn những loại có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.

- Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai. Theo đông y, một số món ăn có thể giúp thiên giảm hiện tượng này như cho thai phụ ăn cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép…

Để phòng, tránh động thai bạn cần:

- Luôn giữ cho tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều.

- Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi… trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya.

- Tránh lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.

- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.

- Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cafe…

- Khám thai định kì là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.

MÁCH MẸ BẦU BÍ KÍP CHỮA ĐỘNG THAI HIỆU QUẢ

Tuy nhiên, hầu hết trường hợp đều có thể phát triển đủ tháng mà không cần điều trị.

Phân biệt động thai và sảy thai

Động thai: Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu và đau bụng, các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sảy thai.

Chắc chắn bị sảy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra. Sảy thai hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).

Thai lưu: Là trường hợp thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung chưa bị đẩy ra ngoài. Thời gian lưu có thể lâu hàng tuần, hàng tháng (triệu chứng thai nghén biến mất, có máu đen ra ở âm đạo, không đau bụng). Bác sĩ khám thấy cổ tử cung hơi chắc và hơi to ra, thân tử cung trở nên nhỏ hơn so với tuổi thai và mềm không đều. Siêu âm không có tim thai.

Điều nên làm khi bị động thai

Nếu có dấu hiệu dọa sảy thai, thai phụ cần nghỉ ngơi tại giường. Đồng thời, thai phụ cũng nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn (có thể dùng các thuốc giảm co bóp tử cung, nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh).

Thai phụ phải kiêng lao động, giao hợp, ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón. Tuy nhiên, việc này cũng không hoàn toàn đảm bảo cho thai phụ tránh được sảy thai.

Nếu thai phụ đã dùng thuốc và nghỉ ngơi nhưng máu ra vẫn tăng hoặc đau bụng tăng thì phải đi bệnh viện siêu âm để xác định thai còn sống hay không, từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị giữ thai hay bỏ thai.

Đối với thai lưu thì thai phụ không nên chờ để sảy tự nhiên mà cần đi khám để tùy theo tuổi thai và thời gian lưu mà có cách xử trí. Nếu thai nhỏ dưới 3 tháng bác sĩ sẽ chỉ đạo nạo buồng tử cung hoặc dùng phương pháp phá thai nội khoa (thuốc đặt âm đạo, phối hợp dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn). Nếu thai to hơn, cần làm xét nghiệm máu xem có bị rối loạn đông máu không, nếu có thì phải điều trị rồi mới phá thai.

Bài thuốc đông y chữa động thai

Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội) gợi ý, tùy dấu hiệu động thai mà có các bài thuốc chữa trị phù hợp như sau:

1. Do khí hư, huyết hư gây sảy thai, đẻ non

Triệu chứng: Thai phụ ra máu âm đạo từng giọt; mỏi lưng, sắc mặt xanh nhợt; choáng, mệt mỏi, nói nhỏ, sợ lạnh; miệng nhạt, đầy tức bụng; thai muốn xuống, đi tiểu nhiều; lưỡi nhạt.

Bài thuốc sắc uống: 12g cát sâm (sâm nam); 12g thổ phục linh; 12g hoàng kỳ (tẩm mật) 12g nam mộc hương; 12g bạch truật (nam truật); 8g quy di thực (quy thân); 20 ngải diệp (sao vàng); 16g hoài sơn; 20g tử tô; 4g sa nhân; một cái bẹ buồng cau (sao đen).

Cách đun: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội (riêng sa nhân tán bột, khi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng).

Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi uống tiếp nước thứ 2.

2. Rong kinh do hư thận gây ra hay sảy thai

Triệu chứng: Thai phụ mỏi lưng, yếu, động thai; bụng chướng, hay chóng mặt; tiểu són, tiểu nhiều.

Bài thuốc sắc uống (như bài một) cần tăng 12g ký sinh; 12g tục đoạn; 10g thỏ ty tử; 12g a giao.

Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội (riêng sa nhân tán bột, đợi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng). Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước thứ 2.

3. Động thai do âm hư huyết nhiệt

Triệu chứng: Thai phụ gầy, miệng khô, hai gò má đỏ; lòng tay chân nóng, bụng đau; âm đạo ra máu nhỏ giọt.

Bài thuốc: 12g sinh địa; 8g hoàng cầm; 8g hoàng bá; 12g hoài sơn; 12g bạch thược; 12g tục đoan; 12g cam thảo.

Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội. Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần. Nếu chưa khỏi sắc tiếp nước thứ hai.

4. Do khí uất trệ gây động thai


Triệu chứng: Thai phụ hay đau lưng, ra huyết; tinh thần không được thoải mái, hay lo nghĩ, căng thẳng; ợ hơi, ăn kém; nôn đắng, sợ chua.

Bài thuốc sắc uống như bài một, cần thêm 12g đẳng sâm; 8g tô ngạch.

Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội, riêng sa nhân tán bột, khi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng.

Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước thứ 2.

5. Do sang chấn thương

Thai phụ bị ngã (do leo trèo, đi cầu thang); thai phụ mang (vác) nặng gây mỏi lưng, đau lưng, ra máu.

Bài thuốc sắc uống: 12g tục đoan; 16g tăng ký sinh; 16g củ gai; 8g đương quy; 8g đỗ trọng; 8g a giao; 12g hoàng kỳ; 4g cam thảo.

Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội uống.

Chia 2 lần. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước uống lần 2.

Ngăn ngừa động thai

Cách ngăn ngừa duy nhất là thai phụ nên thăm khám thai định kỳ tại cơ sở y tế. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung, bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng cổ tử cung sớm để tránh sảy. Đây là thủ thuật đơn giản, bệnh nhân không phải nằm viện. Trường hợp có thai mà đau bụng lâm râm, có ra huyết dù là chút ít thì thai phụ cũng cần đến khám dù chưa đến hẹn.

Khi mang thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu vì đây là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy. Tránh lao động nặng hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Thai phụ nên vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sảy thai.

NHỮNG DẤU HIỆU NGUY HIỂM KHI BẦU BÍ BÀ BẦU CẦN BIẾT

Có khá nhiều dấu hiệu nguy hiểm khi bầu bí cảnh báo bà bầu nên tạm dừng hoạt động tập thể dục.

Tập thể dục trong thời gian mang thai có rất nhiều lợi ích. Nó giúp giữ cho cơ bắp của bạn được mạnh mẽ, linh hoạt, giúp bạn thư giãn; tập thể dục giúp bạn xoa dịu một số cảm giác khó chịu vật lý trong quá trình mang thai, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn, các bài tập thể dục sẽ giúp bạn củng cố hệ tim mạch,…

Bạn đang mang thai, toàn bộ cơ thể của bạn thay đổi. Một dấu hiệu rõ rệt đó là bạn cảm thấy mệt mỏi nhanh hơn, dễ tủi thân hơn. Đó là lý do tại sao bạn phải lắng nghe cơ thể của mình trong thời điểm này. Nó sẽ cho phép bạn biết khi nào mình đang làm việc quá sức, tập thể dục quá sức và nên ngừng lại. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn bị quá sức khi tập thể dục, bạn có thể gặp những nguy hiểm khi bầu bí.

Trong hoặc sau khi tập thể dục, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê dưới đây, bạn hãy thông báo ngay cho hoặc bác sĩ của bạn được biết.

Chóng mặt 

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của mình nếu cảm thấy chóng mặt trong một thời gian dài sau khi tập thể dục. Nếu bạn đau đầu, cảm thấy tim đập thình thịch cùng triệu chứng chóng mặt, nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu sắt.

Nguyên nhân chính của hiện tưọng này là do sự tăng lên của các hormone, nó làm giãn, nở các thành mạch máu. Ngay lúc đó, việc bạn nên làm là dừng lại việc tập thể dục một cách thật chậm và dành thời gian nghỉ ngơi.


(Ảnh minh họa)
Chảy dịch âm đạo

Hãy để bác sĩ của bạn biết về điều này. Nếu âm đạo của bạn bị rò rỉ chất lỏng, có nghĩa là ước ối bao quanh em bé trong tử cung (dạ con) có thể đang bị thoát ra ngoài. Bất cứ lúc nào nước ối vỡ hoặc bị rò rỉ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi, điều này tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập. 

Nhiều bà mẹ bị nhầm lẫn khi nghĩ rằng đó là nước tiểu (do căng thẳng mất kiểm soát trong khi tập thể dục). Tuy nhiên, bạn hãy để bác sĩ của mình biết điều này. Các bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn một bài tập riêng cho sàn chậu để giúp bạn ngăn chặn sự rò rỉ của chất dịch. Đây được nhận định là một trong những triệu chứng nguy hiểm khi bầu bí.

Buồn nôn hoặc nôn khi tập thể dục

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi đang tập thể dục, thậm chí nôn mửa, điều này có thể là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Nó cũng có thể là do mức đường trong máu bị hạ xuống thấp, hoặc rằng bạn bị huyết áp thấp. 


(Ảnh minh họa)

Cơ thể đột ngột thay đổi nhiệt độ 

Nếu bàn tay của bạn bị thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, cơ thể của bạn đang nói với bạn rằng nó đang trải qua một quãng thời gian khó khăn để thích nghi. 

Điều này có thể gây hại cho em bé của bạn. Nếu bạn quá nóng, em bé của bạn cũng sẽ cảm nhận được điều tương tự. 

Phù tay chân

Phù tay chân sau khi tập thể dục là một dấu hiệu của tiền sản giật. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng huyết áp của bạn bị tăng lên. Nó hạn chế việc cung cấp máu cho nhau thai, và nếu không được điều trị kịp thời, điều này rất có thể gây hại cho thai nhi của bạn. Hãy đừng chần chừ mà bạn nên đi khám ngay. 

Đau đớn

Nếu bạn có triệu chứng đau buốt, sưng đỏ ở bắp chân, nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn bị máu đông. Điều quan trọng là bạn phải đến bác sĩ để kiểm tra ngay vấn đề này.

Mờ mắt khi tập thể dục

Nếu đang tập thể dục, bỗng dưng thị lực của bạn bị mờ đi trông thấy. Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị mất nước trầm trọng. Không có đủ nước trong cơ thể có thể khiến bạn giảm huyết áp. Bạn nên nhớ rằng mờ mắt cũng có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật. 

Ngất xỉu 

Nếu trong quá trình tập thể dục, bạn bị ngất xỉu, hãy đừng chần chừ mà đi ngay tới bác sĩ, sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề và cần kiểm tra. Cơ thể bạn đang cảnh báo bạn bị mất nước, lượng đường trong máu bị giảm mạnh, huyết áp thấp, thiếu oxy cho não của bạn.


(Ảnh minh họa)

Đau người sau khi tập thể dục

Sau khi tập thể dục, có thể bạn bị đau nhức nhẹ. Nhưng nếu những cơn đau hông, đau vai, mỏi người ngày càng dữ dội khiến bạn mỏi nhừ, mất ngủ, giấc ngủ nông, không được ngon,… thì bạn cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra. Đây có thể là một triệu chứng cho biết bạn đang bị thay đổi nội tiết khi mang thai, là một dấu hiệu nguy hiểm khi bầu bí

Chảy máu âm đạo

Đây thực sự là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm, bạn cần phải tới ngay bệnh viện để kiểm tra. Nếu dấu hiệu này xảy ra sớm trong thai kỳ, nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn có khả năng bị sảy thai. 



Món ăn chữa động thai cực tốt
Bệnh động kinh ở phụ nữ có thai
Nhận biết sự chuyển động của thai nhi
Hoạt động cần tránh khi mang thai quý 1
"Bí kíp" giúp mẹ bầu tránh bị động thai

(ST)

cho em hỏi, em có thai được 6 tuần nhưng mấy hôm nay âm đạo ra dịch màu nâu vàng và từ từ nhạt dần, bụng dưới cũng đau âm ỉ từng cơn nhưng cũng đã giảm dần, có phải đó là hiện tượng của động thai phải không ạ? hay là hiện tượng gì của thai kỳ? em cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
cho em hỏi tự nhiên ngày gần đây em đi vệ sinh ra chất dịch màu cafe như cuối chu kỳ, không biết em có bị sao không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Chắc là không sao đâu. Tuy vậy bạn cũng nên đi khám để được tư vấn trực tiếp và yên tâm hơn nhé! Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Em dang thuc hien IVF. Sau khi chuyen phoi tuong ko mang thai vi ra kinh binh thuong. Het kinh dung vao ngay di thu thai thi hcg la 10.08. Bac si bao co dau hieu dong thai. BS cho e thuoc uong va thuoc dat. 5 ngay sau xet nghiem mau lai thi hcg la 149.2. Vay la em van co thai phai ko? Thai cua em van binh thuong chu? BS dan 2 tuan nua e di xet nghiem tim thai. E hi vong thai van binh thuong. Thanks. Lisa
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Em moi thu thai 3 lan thi deu len 2 vach.em cung chua di kham o dau ca nhung lan cuoi cung em co la vao ngay 28 thang 4 va ket thuc vao ngay 3 thang 5.vay cho em hoi tinh thi em co thai duoc bao nhieu tuan a.gan day em thi thoang bi dau am i o bung duoi 1 chut xong buon di ngoai,em hay bi gia cai nhu kieu khi hu va bingua,dau lung cho em hoi em bi nhu the co anh huong gi den em be khong a
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận