Video Clip: Xạ trị ung thư ở Thanh Hóa
Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết
Tác dụng chữa bệnh của củ nghệ vàng: chống ung thư, khử trùng
Làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh ung thư máu? Hãy lưu ý các triệu chứng khi bị ung thư máu sau đây nhé!
Ung thư máu là gì
Ung thư bạch cầu thường được gọi với cái tên khác là ung thư máu, là một loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng bạch cầu trong trong cơ thể người tăng đột biến.
Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khi, loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu).
Các thể bệnh ung thư máu
Bệnh bạch cầu được chia thành các nhóm khác nhau theo sự tiến triển của bệnh:
• Bệnh bạch cầu mạn tính: Là thể bệnh có tiến triển chậm, có thể kéo dài nhiều năm, nhất là nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách. Lúc đầu bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì. Bệnh thường được phát hiện qua khám định kỳ trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính trở nên tồi tệ hơn. Khi số lượng các tế bào ác tính tăng sinh trong máu, các triệu chứng xuất hiện như: nổi hạch hay nhiễm khuẩn. Lúc đầu các triệu chứng còn ở thể nhẹ sau đó trở nên nặng nề hơn.
• Bệnh bạch cầu cấp: Là thể bệnh ác tính hơn, tiến triển nhanh. Ngay khi bệnh bắt đầu, tế bào bệnh bạch cầu không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình thường. Số lượng tế bào bạch cầu ác tính phát triển rất nhanh.
Còn có cách phân loại bệnh bạch cầu dựa theo dòng bạch cầu bị ảnh hưởng: các tế bào dòng tủy hoặc dòng lympho và tiến triển của mỗi dòng đó:
• Bệnh bạch cầu lymphô mạn tính (CLL)
• Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML)
• Bệnh bạch cầu lymphô cấp tính (ALL)
• Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML
• Bệnh bạch cầu tế bào tóc
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Hiện nay, người ta còn chưa xác định được chính xác các nguyên nguyên nhân gây ung thư máu. Các nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố nguy cơ được coi là nguyên nhân gây bệnh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh, bao gồm:
• Tia xạ: Những người tiếp xúc với tia phóng xạ liều cao sẽ có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bạch cầu tủy mạn tính, bạch cầu lympho cấp tính. Người có tiền sử được điều trị bằng tia xạ trị khi điều trị ung thư hoặc các bệnh khác từ trước cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, khi chụp tia X trong chẩn đoán răng hàm mặt hoặc các biện pháp chụp X quang chẩn đoán khác (như CT Scan) người ta tiếp xúc tia X với hàm lượng ít hơn nhiều. Hiện tại vẫn chưa xác định mối liên quan giữa sự tiếp xúc với nồng độ tia thấp với bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em và người lớn. Xquang nhiều lần hoặc chụp cắt lớp khi còn nhỏ.
• Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc là làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
• Benzen: Chất này được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất, có nhiều trong khói thuốc lá và khí đốt. Việc tiếp xúc nhiều với Benzen có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu tủy mạn tính, bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
• Tiền sử điều trị hóa chất: Một số bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất (như các chất alkyl hóa, các chất ức chế topoisomerase) về sau có thể bị mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính hoặc bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
• Hội chứng Down và một số bệnh di truyền khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cấp tính.
• Hội chứng rối loạn sinh tủy và một số bệnh bất thường về máu khác cũng làm tăng nguy cơ bị bạch cầu cấp tính.
• Tiền sử gia đình: Rất hiếm khi có trên một người trong gia đình bị ung thư máu. Nếu có thì chủ yếu là thể bệnh bạch cầu lympho mạn tính.
Triệu chứng
Khi mắc ung thư máu người bệnh có thể có những chứng sau:
• Sốt, cảm lạnh, đau đầu, khớp (do sức công phá trong tủy)
• Mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhạt (do thiếu hồng cầu)
• Hay bị nhiễm trùng ( do bạch cầu không bình thường)
• Chảy máu nướu răng, dễ bầm (do giảm khả năng làm đông máu)
• Biếng ăn, sút kí.
• Nếu bệnh nhân là nữ thì sẽ có hiện tượng ra mồ hôi về ban đêm.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh bạch cầu
Khi nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện những bước kiểm tra sau:
• Khám lâm sàng: các bác sĩ sẽ phát hiện được hạch sưng to, gan-lách to ra.
• Xét nghiệm máu: cần thiết kiểm tra số lượng các tế bào máu và thành phần các loại bạch cầu (công thức máu). Khi mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu tăng cao, giảm số lượng tiểu cầu, lượng Hemoglobin giảm thấp do thiếu máu.
• Sinh thiết chẩn đoán: Phương pháp lấy một mảnh mô trong tủy xương để soi dưới kính hiển vi tìm tế bào máu ác tính. Sinh thiết là biện pháp duy nhất giúp chẩn đoán xác định tế bào ác tính trong tủy xương. Có hai cách lấy tủy xương:
- Chọc hút tủy: Sử dụng kim nhỏ và có lỗ để chọc vào xương, hút lấy một ít tủy xương.
- Sinh thiết tủy: Sử dụng kim lớn hơn để lấy một mảnh tủy xương.
• Các xét nghiệm khác: Tùy thuộc triệu chứng và thể bệnh mà bác sĩ cho làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm gen: Xác định nhiễm sắc thể bất thường Philadelphia trong bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính.
- Xét nghiệm dịch tủy: Xác định sự xuất hiện tế bào bạch cầu bất thường trong máu.
- Chụp X quang: Phát hiện hạch to trong ổ bụng hoặc các vị trí khác.
Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu
Có nhiều biện pháp điều trị khác nhau đối với bệnh bạch cầu như: theo dõi-chờ đợi, hóa trị liệu, điều trị đích, điều trị sinh học, xạ trị, ghép tế bào gốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ lách to. Có thể phối hợp nhiều biện pháp điều trị. Sự lựa chọn biện pháp điều trị tùy thuộc chủ yếu vào: thể bệnh, tuổi của người bệnh, sự xuất hiện tế bào bạch cầu trong tủy.
Hiện tại các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu chủ yếu vẫn là thay tủy xương để thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng và kích thích sinh ra hồng cầu cũng như kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, dù có điều trị bằng phương pháp nào thì khả năng thành công cũng rất thấp, chỉ khoảng 10% và dù cho có thành công thì khả năng bệnh tái phát cũng rất lớn (khoảng từ 3 đến 5 năm)
Hiện nay ngoài cách ghép tủy (cuống rốn, cấy tế bào gốc....) còn có thể dùng hóa trị liệu, cho tới nay cách dùng hóa trị vẫn có triển vọng rất tốt cho các bệnh nhân. Ngoài ra đối với dòng Lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Đối với những bệnh nhân có quá trình điều trị bệnh tốt, sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt và nằm trong khoảng thời gian điều trị từ 3-5 năm có thể bình phục hoàn toàn.
Các bệnh nhân bị bạch cầu cấp tính cần được điều trị ngay với mục đích giảm các triệu chứng của bệnh để đạt hiệu quả lui bệnh. Với bệnh bạch cầu mạn tính không có triệu chứng, điều trị có thể được trì hoãn với sự theo dõi của các bác sỹ và tiến hành điều trị khi các triệu chứng xảy ra. Điều trị giúp kiểm soát bệnh và các triệu chứng.
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ MÁU NHƯ THẾ NÀO?
Hỏi : Chào Bác Sĩ!.
Mẹ tôi năm nay 59 tuổi, bị ung thư máu cấp. Hiện tại mẹ tôi đang được nằm điều trị tại Viện Huyết học và truyền máu trung ương. Xin Bác Sĩ cho tôi biết cách chăm sóc bệnh nhân ung thư máu sao cho tốt để mẹ tôi có cơ hội sớm được phục hồi. Cảm ơn Bác Sĩ!.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư máu như thế nào?
Trả lời:
Trước tiên, chúng tôi xin chia sẻ những lo lắng và khó khăn của bạn cũng như gia đình trong thời gian này. Bạn nên biết rằng bệnh ung thư máu và phương pháp điều trị nó có thể gây ra một số biến chứng và tác dụng phụ với người bệnh. Vì thế mà bệnh nhân được chăm sóc hỗ trợ để ngừa và kiểm soát những biến chứng này cũng như để cải thiện chất lượng sống của họ trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân ung thư máu rất dễ bị nhiễm trùng cơ hội nên họ cần được cho kháng sinh và một số thuốc khác để phòng ngừa. Vì thế, để an toàn cho mẹ bạn thì bạn nên tránh cho mẹ bạn tiếp xúc với đám đông hay những người đang bị cảm cúm hay đang bị một bệnh nhiễm trùng nào đó. Một khi họ bị nhiễm trùng thì cần phải nhập viện và điều trị kịp thời vì nó có thể trầm trọng.
Người bệnh ung thư máu cần sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt, vì thế mà bạn và người nhà cần thay phiên nhau bên cạnh người bệnh. Tránh những rủi ro không đáng có do sự bất cẩn hoặc khó khăn của người bệnh. Thiếu máu và chảy máu cũng là những vấn đề cần chăm sóc nâng đỡ. Truyền hồng cầu có thể giảm triệu chứng khó thở và mệt mỏi do thiếu máu gây ra. Truyền tiểu cầu giúp giảm nguy cơ chảy máu trầm trọng.
Việc chăm sóc nha khoa cho bệnh nhân ung thư máu cũng rất quan trọng. Ung thư máu và hoá trị liệu có thể làm cho vùng miệng rất dễ bị nhiễm trùng và chảy máu. Vì thế, hãy cho mẹ bạn khám nha khoa tổng quát trước khi tiến hành điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Các nha sĩ sẽ giúp bệnh nhân cách giữ răng miệng sạch sẽ và tốt trong suốt quá trình điều trị.
Một điều quan trọng nữa là người bệnh cần luôn lạc quan và cần có lòng tin vào việc điều trị thì kết quả mới tốt được.
Chúc mẹ bạn sớm khỏe trở lại!
Nguyên nhân của bệnh ung thư máu
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ
Ung thư nguyên bào nuôi
(ST)