Triệu chứng khi có bầu 1 tuần


Bạn đang hồi hộp, lo lắng không biết mình đã đậu thai hay chưa? Hãy theo dõi những triệu chứng, phản ứng của cơ thể khi có bầu 1 tuần nhé!


NHỮNG DẤU HIỆU ĐẦU TIÊN CỦA VIỆC BẦU BÍ

Triệu chứng mang thai ở mỗi người phụ nữ là khác nhau  và nếu bạn không tinh ý thì không thể  nhận ra những dấu hiệu này. Tuy nhiên, hầu hết chị em nếu đang mang bầu đều có những biểu hiện chung nào đó và ở đây chúng tôi xin nêu ra những điểm chung này.

Việc nắm bắt được những dấu hiệu mang thai là vô cùng quan trọng vì qua đó bạn có thể kiểm chứng mình có mang thai thực sự hay nhầm chỉ là tình cờ trùng hợp với một triệu chứng bất kỳ nào đó của cơ thể. Một số chị em có thể phát hiện triệu chứng mang thai trong 1 tuần, có người thấy xuất hiện những triệu chứng này trong tuần thứ 2,3. Nếu bạn đã có kế hoạch mang thai và đang “thả” trong 1 vài tháng trở lại đây, hãy theo dõi những dấu hiệu sau để biết mình mang thai hay chưa nhé!

Xuất hiện đốm máu ở vùng kín

Chảy máu nhẹ ở vùng kín có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc bầu bí. 6-12 ngày sau khi thụ thai, phôi thai cấy ghép vào thành tử cung sẽ dẫn đến hiện tượng xuất hiện những đốm máu nhỏ cùng hiện tượng chuột rút nhẹ.

Trường hợp khác: Đây có thể là hiện tượng kinh nguyệt thay đổi, tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc vùng kín chị em bị nhiễm trùng.


Thèm đồ chua cũng là một trong những dấu hiệu của việc bầu bí. (ảnh minh họa)

Thèm đồ chua

Trong khi trước đó bạn không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì mới lạ. Đây có thể là dầu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài khắp thai kỳ.

Trường hợp khác: Chế độ ăn uống nghèo chất dinh dưỡng, thiếu chất dinh dưỡng nhất định nào đó, căng thẳng, trầm cảm hoặc sắp đến kỳ kinh nguyệt cũng khiến bạn có triệu chứng thèm ăn trên.

Vắng “đèn đỏ”

Đây là triệu chứng đầu tiên có thể khẳng định chắc chắn bạn có bầu. Khi bắt đầu mang thai, bạn sẽ không còn thấy “đèn đỏ” trong tháng tiếp theo nữa. Tuy nhiên, một số chị em phụ nữ vẫn bị chảy máu vùng kín khi mang thai nhưng thông thường hiện tượng này xảy ra nhẹ và ngắn ngày. Vấn đề này không có gì nghiêm trọng.

Trường hợp khác: Tăng trọng lượng quá mức, mất ngủ, mệt mỏi hoặc bạn đang gặp các vấn đề về nội tiết, ngưng thuốc tránh thai, bệnh tất hoặc đang cho con bú cũng gặp hiện tượng vắng “đèn đỏ” trong một thời gian nào đó chứ chưa chắc đó đã là dấu hiệu của việc bầu bí.

Đau, sưng “núi đôi”

Núi đôi sưng phồng và nhạy cảm hơn cũng là một trong những triệu chứng sớm nhất của việc mang bầu. Hiện tượng này thường bắt đầu từ tuần thứ 1-2 sau khi thụ thai. Chị em có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi của núi đôi: to hơn, đau và sưng khi chạm tay vào hoặc mặc “áo chíp”.

Trường hợp khác: Sự mất cân bằng nội tiết, tác dụng của thuốc tránh thai, sắp đến chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể làm cho ngực bạn sưng hoặc đau.

Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi, uể oải cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên báo bạn đang mang bầu.

Trường hợp khác: Căng thẳng, trầm cảm, cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn đang bị bệnh cũng có thể khiến bạn trở lên mệt mỏi chứ không phải là dấu hiệu mang bầu. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn khỏe mạnh bình thường, mà bỗng nhiên thấy khó chịu, mệt mỏi thì hãy xem xét nhé, có thể bạn đã có “tin vui” đấy.

Buồn nôn, nôn ói

Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở tuần thứ 2 đến thứ 8 sau khi thụ thai. Một số phụ nữ may mắn không mắc phải triệu chứng này nhưng hầu như đến 70% chị em phụ nữ khi mới mang thai đều ốm nghén. Nhiều người còn mắc phải triệu chứng này suốt thai kỳ.

Trường hợp khác: Ngộ độc thực phẩm, căng thẳng, thay đổi phương pháp ngừa thai, hoặc rối loạn da dày cũng làm bạn cảm thấy nôn nao và muốn ói.


Những dấu hiệu sớm của thai kỳ rất giống với dấu hiệu tiền kinh nguyệt. (ảnh minh họa)

Đau lưng

Đau lưng phía dưới cũng có thể là dấu hiệu sớm của việc mang bầu. Triệu chứng này thường xuyên sảy ra trong suốt thai kỳ đặc biệt là vào những tháng cuối.

Trường hợp khác: Sắp đến thời kỳ kinh nguyệt hoặc bạn bị bệnh đau lưng, ốm mệt cũng có thể khiến lưng bạn bị đau.

Đau đầu

Sự gia tăng đột ngột của hormone thai kỳ trong cơ thể có thể làm bạn phải đối mặt với chứng đau đầu sớm khi mới thụ thai.

Trường hợp khác: Cơ thể mất nước, sử dụng đồ uống chứa caffeine, sắp đến kỳ kinh nguyệt, căng thẳng hoặc bị bệnh cũng khiến đầu óc bạn mệt mỏi và dẫn đến chứng nhức đầu.

Thường xuyên đi tiểu

Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bạn sẽ thấy hiện tượng mót tiểu và thường xuyên đi tiểu xảy ra.

Trường hợp khác: Bạn bị nhiếm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, uống nhiều nước mỗi ngày hoặc dùng thuốc lợi tiểu cũng làm bạn đi tiểu thường xuyên hơn.

Vùng da quanh “nhũ hoa” xỉn màu

Nếu bạn mang thai, vùng da quanh “nhũ hoa” có thể tối màu, xỉn màu hơn thời gian trước đó.

Trường hợp khác: Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến vùng da quanh “nhũ hoa” có thể tối màu chứ không phải đó là dấu hiệu của việc mang thai.

NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM TRONG BA THÁNG ĐẦU


Zita West - "Bà tiên" khoa sản

Chuyên gia Zita West

Chuyên gia khoa sản Zita West được mệnh danh là "bà tiên" khoa sản với những cống hiến hết mình cho ngành sản khoa thế giới.

Với 30 năm trong nghề, bà đã từng làm việc với vai trò là một nữ hộ sinh, một chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ châm cứu, chuyên gia khoa sản và là tác giả của một số cuốn sách về sản khoa.

Đã có hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh tìm đến với chuyên gia Zita West để xin lời khuyên giúp nhanh có “tin vui” và cách chăm sóc thai kỳ cũng như chăm sóc trẻ sau sinh. Rất nhiều nhân vật nổi tiếng như Công nương xứ Wale Diana, nữ bá tước xứ Wessex Sophie, nữ diễn viên Kate Winslet, Cate Blanchett, Stella McCartney và Davina McCall... đều đã từng nhờ sự giúp đỡ của bà.

9 tháng mang thai là những trải nghiệm vô cùng thú vị nhưng đi kèm với đó, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nhất là trong ba tháng đầu. Đầu tiên sẽ là cảm giác khó chịu là mệt mỏi khi cơ thể có thêm sự xuất hiện của một thành viên nữa. Tiếp theo đó là cảm giác lo lắng, bất an cho sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của em bé. Đã không ít lần bạn thắc mắc, ăn món này có an toàn cho thai nhi không, hay hành động này có gây hại cho thai kỳ?... Chuyên gia khoa sản Zita West sẽ mách chị em những điều nên và không nên làm trong quý một thai kỳ để mẹ và bé cùng khỏe mạnh nhất!

KHÔNG “yêu” quá cuồng nhiệt

“Chuyện yêu trong 3 tháng đầu thai kỳ vẫn có thể diễn ra tuy nhiên các cặp đôi cần chú ý phải nhẹ nhàng. Nếu chị em từng có tiền sử sảy thai hoặc bị chảy máu thai kỳ thì nên hạn chế đến mức tối đa nhé. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khám thai cho mình để biết mình có thể giao hợp hay không. Các cặp đôi nên ưu tiên sự an toàn của thai kỳ là trên hết.”, chuyên gia Zita nói.


Chuyện yêu trong 3 tháng đầu thai kỳ vẫn có thể diễn ra tuy nhiên các cặp đôi cần chú ý phải nhẹ nhàng. (ảnh minh họa)

KHÔNG uống cà phê

“Phụ nữ mang thai tốt hơn hết là nên tránh uống cà phê”, chuyên gia Zita nói. Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh khuyên chị em mang bầu không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày – tương đương 2 ly cà phê hòa tan. Caffeine còn có trong sô-cô-la và nước giải khát nên chị em bầu nên hạn chế nhé.

KHÔNG căng thẳng

Rất nhiều mẹ bầu thường có tâm lý lo lắng về sức khỏe thai nhi, về trách nhiệm làm mẹ trong tương lai. Điều này sẽ gây hại cho thai nhi đấy. Tốt hơn cả, chị em nên tạo tâm lý thoải mái, tránh công việc gây áp lực, căng thẳng và dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn.

KHÔNG nhuộm tóc

Theo các nghiên  cứu khoa học, các hóa chất nguy hiểm trong thuốc nhuộm tóc có thể gây hại cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trường hợp xấu chỉ xảy ra khi bạn tiếp xúc với một liều lượng lớn. Nguy cơ này dễ xảy ra nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, để an toàn cho thai nhi, chị em nên kiềm chế mong muốn làm đẹp hết 3 tháng đầu nhé. Khi sử dụng thuốc nhuộm tóc, bạn nên chú ý chọn loại thuốc có thành phần từ thiên nhiên.


Các hóa chất nguy hiểm trong thuốc nhuộm tóc có thể gây hại cho mẹ bầu. (ảnh minh họa)

KHÔNG ăn đồ tái sống

Đồ ăn tái sống như trứng sống, sushi, đồ nướng tái… là thực phẩm cấm kị khi mang thai vì nó có chứa ký sinh trùng như sán dây – loại ký sinh trùng này có thể lấy đi những chất dinh dưỡng quan trọng. Đồng thời mẹ bầu cũng có thể bị nhiễm khuẩn listeria. Chuyên gia Zita cho rằng phụ nữ mang thai dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria hơn người bình thường đến 20 lần. Vì vậy chị em cần đặc biệt lưu ý.

KHÔNG tiếp xúc hóa chất

Những hóa chất độc hại có trong thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu có chứa thành phần diethyltoluamide có thể hấp thụ qua da của mẹ bầu và ảnh hưởng đến thai nhi. Loại hóa chất trên sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của bé. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh xa. Trong trường hợp công việc của bạn phải tiếp xúc với những loại hóa chất này, chị em cần xem xét để chuyển sang công việc khác trong thời gian mang thai.

NÊN tập thể dục

“Tập thể dục có rất nhiều lợi íc cho thai kỳ”, chuyên gia Zita nói. Tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, nặng nề mà còn giúp tâm lý thoải mái, khỏe mạnh và dễ dàng sinh nở. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý chọn môn thể thao phù hợp với từng quý thai kỳ và không được tập luyện quá sức.


Ngay khi que thử thai lên hai vạch, bạn cần đi khám thai ngay để được xác định chính xác thông tin này. (ảnh minh họa)

NÊN khám thai thường xuyên

Ngay khi que thử thai lên hai vạch, bạn cần đi khám thai ngay để được xác định chính xác thông tin này. Bác sĩ cũng sẽ là người hướng dẫn bạn cách ăn uống, tập thể dục và thay đổi lối sống sao cho có lợi nhất cho thai kỳ. Tuần 12 của quý 1 thai kỳ là thời điểm khám thai quan trọng, mẹ bầu không được bỏ qua nhé!

NÊN ăn uống cân bằng

Theo chuyên gia sản khoa Zita, những gì một người phụ nữ mang thai thực sự cần là một chế độ ăn uống cân bằng với những thành phần bổ sung để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Bạn cần phải tiêu thụ thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm cho bạn dễ bị béo phì, tiểu đường, huyết áp cao và khiến cho em bé quá to. Sản phụ cũng nên bổ sung thêm protein, sắt và canxi cho chế độ ăn uống hiện tại của mình.

NÊN uống thêm thuốc bổ

Hầu hết các bác sĩ khám thai cho bạn sẽ khuyên bạn cần bổ sung thêm acid folic trong 3 tháng đầu thai kỳ, thậm chí là trước khi mang thai để tránh nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh. “Tôi cũng khuyên bạn nên bổ sung thêm DHA, omega-3 có trong cá và dầu cá vì nó rất quan trọng cho tủy sống và sự phát triển não bộ”, bà Zita nói. Ngoài ra, mẹ bầu nên cố gắng ăn nhiều những loại trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa.

CÁCH CHĂM SÓC MẸ BẦU 3 THÁNG ĐẦU

Khi bạn biết mình chắc chắn đang mang bầu là vào khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ (sau khi đã đi khám bac sĩ chuyên khoa sản). Sau những giây phút hạnh phúc trào dâng, bạn phải lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe đấy. Ba tháng đầu, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến chuyện ăn uống, vận động để tránh bị động thai, sảy thai. Cón rất nhiều kiến thức cần quan tâm trong 3 tháng đầu này, chị em lưu ý nhé!

Có gì đang diễn ra?

3 tháng đầu được quy định là từ tuần thứ 1-12 của thai kỳ. Các mẹ cần lưu ý rằng thời kỳ mang thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, điều này có nghĩa là khi đi khám thai, bé của bạn được kết luận là 4 tuần thì thực chất bé mới chỉ được 2 tuần tuổi thôi. 3 tháng đầu là cuộc hành trình tăng trưởng tuyệt vời của thai nhi.

Sau khi thụ thai, trứng thụ tinh sẽ làm tổ ở tử cung của bạn. Một tế bào đơn lẻ sẽ nhanh chóng nhân lên thành nhiều tế bào chuyên biệt và cho đến tuần thứ 6 của thai kỳ, phôi thai đã có kích thước bằng hạt đậu. Từ lúc này, trái tim nhỏ bé đã bắt đầu những nhịp đập đầu tiên.


3 tháng đầu được quy định là từ tuần thứ 1-12 của thai kỳ. (ảnh minh họa)

Những tuần tiếp theo, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh chóng và đến tháng thứ 3 thai kỳ, các cơ quan của thai nhi bắt đầu hình thành. Lúc này thai nhi có kích thước bằng khoảng quả táo. Ở tháng thứ 3 thai kỳ, bạn có thể nghe được nhịp tim thai nhi qua ống nghe chuyên dụng.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào?

Đây có thể coi là thời điểm mệt mỏi không kém những tháng cuối thai kỳ đâu các mẹ nhé. Bạn sẽ bỗng trở lên lười biếng và chỉ muốn nằm sệp một chỗ để nghỉ ngơi. Điều này là hoàn toàn bình thường các mẹ nhé. Lúc này, cơ thể đang sản xuất máu nhiều hơn để cung cấp đến nhau thai.

Ngoài ra, sự tăng mức độ hormone cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác của bà bầu. Bạn có thể cảm thấy đói bất cứ lúc nào hay mất cảm giác ngon miệng với những món ăn mà mình từng rất yêu thích. Bạn cũng có thể bị đau đầu, chóng mặt hay đơn giản là mệt mỏi hơn  rất nhiều. Nhiều mẹ bầu còn bị “dị ứng” với tất cả các mùi lạ. Ngoài ra, khi bầu bí tử cung của chị em sẽ tăng kích thước đáng kể. Điều này sẽ khiến bạn thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu. Các mẹ hãy nhờ rằng tất cả những triệ chứng này là hoàn toàn bình thường, chúng sẽ giảm dần khi bạn bước sang giai đoạn thứ 2.

Khám thai trong 3 tháng đầu

Ngay khi thử que lên hai vạch, các mẹ cần đến bệnh viện hoặc phòng khám sản khoa uy tín để khám thai. Tại lần khám thai này, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử gia đình, tiền sử mắc bệnh của bạn. Cũng trong lần khám này, bác sĩ sẽ cho bạn biết ngày dự sinh dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Bạn cũng có thể được khám them huyết áp, nước tiểu, máu nếu bạn có nguy cơ mắc một số bệnh nào đó. Trong 3 tháng đầu này, bạn cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhé.


Phụ nữ mang thai cần thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và
cân bằng dưỡng chất. (ảnh minh họa)

Bì kíp nhỏ cho 3 tháng đầu thật khỏe mạnh

Ba tháng đầu là thời gian vô cùng quan trọng để thai nhi phát triển. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng dưỡng chất. Để giảm cảm giác nôn ói, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Phụ nữ mang thai cũng cần bỏ ngay thuốc lá, rượu, bia và đồ uống có ga.

Tập thể dục cũng là việc làm vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Hãy tham khảo bác sĩ trong trường hợp của bạn để chọn được môn thể thao hợp lý nhất.

Ba tháng đầu, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi đấy, vậy hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Thông tin tốt lành cho các mẹ là những cảm giác ốm nghén, mệt mỏi hầu như sẽ biến mất sau 3 tháng đầu này. Vì vậy, hãy suy nghĩ lạc quan và giữ sức khỏe thật tốt nhé!



Trị mụn khi mang thai
Mang thai ra nhiều khí hư
Tiêm phòng trước khi có bầu nên hay không?
Khi mang thai có nên trang điểm không?

Tư thế quan hệ khi mang thai
Quan hệ vợ chồng khi mới mang thai


(ST)