Triệu chứng khi em bé mọc răng và những điều cần lưu ý

Khi mọc răng trẻ thường có những dấu hiệu cảnh báo như sốt nhẹ, chảy dãi... Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng khi em bé mọc răng nhé!


NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHI EM BÉ MỌC RĂNG


Bé thường mọc răng ở giai đoạn 6 tháng tuổi (khó biết chính xác thời điểm bé mọc chiếc răng đầu tiên) và sau đó, những chiếc răng còn lại tiếp tục mọc cho đến khi bé được khoảng 30 tháng (2 tuổi rưỡi).

12 dấu hiệu cảnh báo bé sắp mọc răng, qua tổng hợp từ Whattoexpert là:

1. Chảy dãi: Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.

2. Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) - đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt.

Để tránh bị nổi bạn, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.

3. Bị ho: Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.

4. Thích cắn: Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.

5. Bị đau: Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng.

6. Dễ cáu kỉnh: Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.

7. Từ chối bú: Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.

8. Bị tiêu chảy: Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

9. Bị sốt: Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Do đó, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

10. Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.

11. Có thể nổi cục ở lợi: Lúc này, bạn nên dùng miếng gạc mát, chườm vào chỗ bị sưng trên lợi cho bé.

12. Kéo tai, dùng tay chà vào má: Bởi vì, lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.

GIÚP BÉ GIẢM ĐAU NHANH KHI MỌC RĂNG

Đa số trẻ nhú chiếc răng sữa đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi. Và tại sinh nhật lần thứ 3, bạn sẽ thấy bé có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa nho nhỏ xinh xinh.

Mọc răng là một quá trình khá tốn kém thời gian mà bé sẽ phải trải qua. Trong thực tế, bé sẽ mất 3 năm đầu tiên để mọc đầy đủ cả hàm răng. 

Đa số trẻ nhú chiếc răng sữa đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi. Và tại sinh nhật lần thứ 3, bạn sẽ thấy bé có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa nho nhỏ xinh xinh. 

Những hiện tượng đi kèm mọc răng

Có một số tranh cãi liên quan tới vấn đề có hay không chuyện mọc răng gây ra đau đớn ở trẻ. Trẻ mọc răng có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng: lợi bị sưng đỏ, chảy dãi, cằm quanh miệng nổi ban, sốt, tiêu chảy, nổi rôm sảy, sổ mũi, ho, thích cắn, cáu kỉnh, biếng ăn… nhưng bạn hãy yên tâm rằng mọc răng không gây nên bệnh. 

Đối với một số trẻ sơ sinh, mọc răng là một thử thách không đơn giản bởi nó gây ra đau nhức, khó chịu.

Sau sự xuất hiện của hai chiếc răng cửa của hàm dưới, hai chiếc răng cửa hàm trên, răng bên cạnh răng cửa hàm trên, ranh nanh và rồi các răng dọc theo bên cạnh chúng cũng sẽ từ từ “nảy mầm”. Mọc răng sớm hay muộn cũng một phần do di truyền, vì vậy nếu trước đây bạn mọc răng sớm thì bạn nên yên tâm rằng điều này có thể sẽ xảy ra ở bé nhà mình. 


Đối với một số trẻ sơ sinh, mọc răng là một thử thách không đơn giản bởi nó gây ra đau nhức, khó chịu (Ảnh minh họa)

Giảm đau răng cho con

Mọc răng thường kèm theo sốt, đau nhức, chảy dãi,… vì thế sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của bé bị xáo trộn là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu. Bạn không thể làm bất cứ điều gì để bảo chiếc răng của bé rằng “đừng làm đau chủ nhân”, nhưng có vài cách bé sẽ thoải mái hơn khi bị đau răng nếu bạn tuân thủ theo vài cách sau:

Bé có thể ăn ít đi, không hào hứng với việc ăn uống như trước đây, bạn đừng cố ép con ăn nhiều vào thời điểm này làm gì mà cách hay nhất vẫn là chia nhỏ bữa ăn của bé, cha mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm như cháo hạt để kích thích răng bé mọc nhanh hơn và việc nhai cũng làm bé thoải mái, không gây đau đớn.

Dành thời gian trò chuyện, an ủi, ôm ấp yêu thương bé nhiều hơn vào thời điểm này. 

Bạn có thể cho bé nhai những đồ ăn mát mẻ, thực phẩm mềm, nhuyễn, chúng giúp bé nuốt không phải nhai. Bạn cần lưu ý rằng răng bé sẽ được mọc nhanh hơn nếu bé tiếp nhận những thực phẩm lạnh. 

Chẳng hạn như táo, lê, cà rốt xay nhuyễn để trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc bạn có thể tìm mua và cho bé ngậm một cái vòng rồi làm lạnh nó trong tủ lạnh (vòng được thiết kế riêng làm nướu bé dễ chịu). 

Nếu bé hơn 4 tháng tuổi bạn hoàn toàn có thể chà gel vào nướu để hỗ trợ giảm đau cho bé.

Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ, bậc cha mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt sau khi đã tham khảo đầy đủ ý kiến của bác sĩ.

Khi mọc răng, nhiều bé bị đi ngoài nhiều lần từ 3 – 6 ngày. Bà mẹ cần cho bé uống thật nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất đi.

Ngoài ra, bạn hãy bắt tay vào công cuộc làm sạch sẽ thường xuyên những chiếc răng của bé. Trẻ còn nhỏ chưa thể dùng tới bàn chải đánh răng, bạn có thể đánh răng cho bé bằng một miếng gạc nhỏ được làm ẩm, mềm chà lưỡi và răng bé một cách nhẹ nhàng. 

Cha mẹ có thể dùng tay để mát-xa nhẹ nướu răng để bé đỡ đau nhức. Lưu ý rằng trước khi thực hiện động tác này, bậc phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ để tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé. 

Cha mẹ cũng có thể đánh lạc hướng cơn đau của bé bằng cách thu hút bé vào một hoạt động, trò chơi mà bé yêu thích như nghe nhạc, chơi đồ chơi mới…

Sau 18 tháng, bé hoàn toàn có thể sử dụng được bàn chải đánh răng mềm với kem đánh răng dành riêng cho bé. 

Tóm lại, sau khi đã thực hiện một loạt các cách trên nhưng bé vẫn đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn,… bạn nên nhờ tới sự trợ giúp từ chuyên gia y tế. 

KHÔNG NÊN CHO BÚ ĐÊM KHI CHO TRẺ MỌC RĂNG SỮA


Các nha sỹ khuyến cáo không nên cho bú đêm khi trẻ đã mọc răng bởi thói quen này rất dễ gây ra các vấn đề răng miệng về sau, đặc biệt là sâu răng.

Các bà mẹ không nên vội lo lắng con mình sẽ bị đói nếu không cho bú đêm vì trên thực tế, thời điểm các bé bắt đầu mọc răng sữa thường từ 6 – 8 tháng tuổi thì chỉ cần ăn no vào bữa tối, bé có thể ngủ yên cả đêm.

Nếu nửa đêm
cho bé bú hoặc uống sữa hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe răng miệng và cũng không tốt cho giấc ngủ của bé. Vì những lý do này mà các nha sỹ khuyên bạn cả trước khi đi ngủ cũng không nên cho con uống sữa là tốt nhất.

Vậy phải làm cách nào để biết được bé đã bú no hay chưa? Bạn có thể dựa vào 5 dấu hiệu đơn giản dưới đây để phán đoán và đưa ra kết luận:

- Tinh thần bé luôn tỉnh táo, tâm trạng vui vẻ, cân nặng tăng lên theo thời gian chứng tỏ bé luôn được bú no hàng ngày.

- Trong lúc bú, bé luôn ngậm bầu vú mẹ trong khoảng thời gian tương đối dài nhưng sau khi bú xong, rời bầu vú mẹ là bé khóc. Đó là dấu hiệu khi bé đã được “thỏa mãn” yêu cầu.

- Sau khi được bú no, bé thường đi ngủ rất ngoan, có khi ngủ một mạch đến tận lần bú tiếp theo là dấu hiệu bé được ăn no.



- Nếu bé bú trong thời gian ngắn rồi ngủ luôn, sau đó khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ lại tỉnh dậy và khóc hoặc bé bú mẹ một cách vồ vập thì điều đó cho thấy bé chưa được cho bú đủ cữ.

- Bé đại tiện không đều, có thể bị
táo bón hoặc tiêu chảy. Phân có màu xanh lá, mỏng hoặc đại tiện nhiều lần nhưng mỗi lần không đáng kể. Đó là những biểu hiện bé đã bị đói và có thể bị đói nhiều ngày.

Để bé có hàm răng khỏe mạnh sau này, ngoài việc không nên cho bú đêm thì ngay từ khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên, bạn đã phải vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách quấn khăn mềm quanh ngón tay hoặc dùng gạc chuyên dụng rồi thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau răng cho bé mỗi ngày một lần.

Khi bé được 1 tuổi, bạn có thể dùng bàn chải
đánh răng và kem đánh răng dành cho trẻ em, chú ý lượng kem đánh răng chỉ cần nhỏ như kích cỡ một hạt đậu là đủ cho bé. Từ 1 – 3 tuổi nên đánh răng cho bé 1 lần/ngày, sau 3 tuổi tăng lên 2 lần/ngày.

Hội Nha khoa Nhi đồng Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nên đưa trẻ đến gặp nha sỹ trong khoảng thời gian 7 ngày khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Không hoàn toàn vì lý do chữa trị bệnh về răng mà quan trọng hơn, bạn sẽ được nghe những lời khuyên cần thiết từ các bác sỹ chuyên khoa cho việc chăm sóc răng sữa của bé.


Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao
Mẹo giúp bé mọc răng không bị sốt
Những vấn đề gặp phải khi mọc răng khôn
Răng khôn mọc lệch có nên nhổ hay không
Thay răng sữa ở trẻ em và những điều lưu ý

(ST)