Triệu chứng khi trẻ bị viêm họng


Cần nhận ra các triệu chứng của viêm họng sớm, nếu không có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng bé. Chúng ta cùng tìm hiểu nhưng triệu chứng khi trẻ bị viêm họng nhé!



TRIỆU CHỨNG KHI TRẺ BỊ VIÊM HỌNG

Viêm họng là chứng bệnh thường gặp khi gió lạnh bất ngờ, sức đề kháng giảm sút hoặc do môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Bệnh xuất hiện những triệu chứng ban đầu như ngứa trong họng; khản tiếng; có khi sốt, nhức đầu, đau họng khi nuốt. Nếu không điều trị sớm, viêm họng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thấp tim gây tử vong ở trẻ em. Theo đông y, viêm họng có 2 triệu chứng gồm chứng thực và chứng hư.
Nho, táo... là những loại trái cây rất tốt khi cần trị viêm họng. Ảnh: XUÂN THẢO

Yếu tố gây bệnh quá mạnh

Chứng thực là khi cơ thể đang khỏe mạnh nhưng bị nhiễm các yếu tố gây bệnh quá mạnh như cảm lạnh, không khí ô nhiễm… sẽ gây ra viêm họng. Đối với viêm họng do chứng thực, bạn đừng vội đi mua thuốc uống mà trước hết nên áp dụng một trong các cách điều trị sau đây:

- Dùng 300 ml nước sôi để ấm pha với 50 g muối và một muỗng cà phê nước cốt chanh, ngậm nhiều lần trong ngày hoặc ngậm nuốt dần.

- Sắc 30 g quả táo mèo và 6 g lá chè, 30 g đường phèn cùng với 500ml nước cho đến khi còn lại 200 ml nước, chia 2 lần, uống lúc đói bụng.

- Rửa sạch 10 g vỏ quả lê, 15 g vỏ cây mía (mía lau càng tốt); sắc với 650 ml nước cho đến khi còn lại 300 ml, dùng uống thay nước chè trong ngày.

- Lấy từ 5-10 quả tắc ướp muối, nấu với 650 ml nước cho đến khi còn lại 300 ml, uống thay nước chè trong ngày. Có thể đâm nát quả quất, chế nước sôi để nguội vào khuấy đều để uống.

- Lấy thân rễ cây rẻ quạt (tức xạ can, một loại cây trồng làm cảnh ở nhiều nơi) ngâm vào nước vo gạo từ 1-2 ngày; sau đó xắt mỏng, phơi khô để dùng dần. Khi dùng, lấy từ 3-6 g tán bột mịn để ngậm nuốt nước từ từ. Có thể sắc với 300 ml nước cho đến khi còn lại 100 ml, ngậm nuốt dần.

Dễ viêm họng khi đề kháng giảm

Khác với chứng thực, chứng hư mắc phải khi thể trạng yếu đuối, sức đề kháng giảm sút nên dễ bị viêm họng khi thời tiết, môi trường biến đổi nhẹ. Có thể dùng các bài thuốc sau để trị chứng hư:

- Sắc 3-6 g củ rễ cây rẻ quạt, 10g lá dâu tằm, 8 g lá húng chanh với 650 ml nước cho đến khi còn lại 300 ml, hòa với ít mật ong, chia 2-3 lần, uống trước bữa ăn.

- Lấy từ 5-10 quả quất ướp muối, nấu với 650 ml nước cho đến khi còn lại 300 ml, thêm 1/2 muỗng cà phê nước cốt gừng, 20-30 g mật ong, uống thay nước chè trong ngày. Có thể đâm nát quả quất, hòa với nước cốt gừng và mật ong, chế nước sôi để nguội vào khuấy đều để uống.

- Sắc 20 g củ sắn dây khô, 20g rau má với 650 ml nước cho đến khi còn lại 200 ml, hòa với 1/2 muỗng cà phê nước cốt gừng, 20-30 g mật ong, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

- Khế chua 500 g, rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước cốt, hòa với ít muối ngậm nuốt dần hoặc ăn 1-2 quả khế, chấm với ít muối.

BỆNH VIÊM HỌNG NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Với môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng bên cạnh khí hậu thay đổi theo kiểu sáng nắng chiều mưa thì không viêm họng mới là chuyện lạ. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa với người phải làm việc trong văn phòng gắn máy lạnh, với người hay uống nước đá khi trời nóng bức…

Điểm éo le hơn nữa là biện pháp đối phó lại thường khi không chính xác trong nhiều trường hợp. Cụ thể là việc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi trong khi viêm họng phần lớn không do vi khuẩn mà do siêu vi hay nhiều khi chỉ vì phản ứng mẫn cảm của cơ thể, nghĩa là không cần thuốc kháng sinh.

Có hai điều chắc chắn. Trước hết, tần số và cường độ viêm họng tỷ lệ nghịch với sức đề kháng. Điều trị viêm họng do đó không thể chỉ tập trung vào triệu chứng trước mắt. Muốn đừng tiếp tục viêm họng thường phải làm sao cải thiện sức kháng bệnh. Kế đến, ngoại trừ trường hợp phải cần thuốc kháng sinh vì bội nhiễm thấy rõ, biết cách ăn uống là biện pháp sinh học, nghĩa là an toàn, để vừa giải quyết triệu chứng, vừa thu ngắn thời gian phục hồi. Muốn thế thì chế độ dinh dưỡng trong lúc viêm họng cần tập trung một cách đồng bộ vào mục tiêu: Giảm đau cấp thời; Ức chế phản ứng viêm tấy; Tăng cường sức đề kháng.

Thực phẩm nên dùng

- Mật ong là tác chất lý tưởng vì vừa trị viêm họng, vừa tiếp hơi cho sức kháng bệnh. Bên cạnh đó là hoạt chất kháng sinh trong trà xanh. Để chữa lửa cho cổ họng đang nóng rát nên thử dùng phương pháp như sau: pha nước trà xanh với mật ong theo tỷ lệ 3 phần nước, 1 phần mật. Thêm vào ít giọt dầu khuynh diệp rồi cho vào vỉ làm nước đá và đặt vào ngăn đông đá. Ngậm viên nước đá có trà xanh, mật ong, tinh dầu ngày vài lần, thay vì tốn tiền mua kẹo thuốc.

- Nếu nhai nổi củ hành sống thì càng tốt vì hoạt chất trong củ hành có tác dụng “3 trong 1″: kháng sinh, long đàm và giảm đau.

- Cơ thể rất cần tiền sinh tố A để bảo vệ niêm mạc cổ họng và sinh tố C để tăng cường sức đề kháng trong lúc viêm họng. Hai món không nên quên là bí rợ nhờ lượng tiền sinh tố A dồi dào hơn nhiều loại thuốc chỉ được nước quảng cáo, và ớt bị – còn gọi là ớt Đà Lạt, do hàm lượng sinh tố C hơn xa trái cam.

- Luộc vài quả trứng, hay tốt hơn nữa là xào miếng gan bò để vừa tận dụng chất đạm lysin cần thiết để chống siêu vi, vừa bổ sung khoáng tố kẽm thường thiếu trong lúc viêm họng.

Thực phẩm nên tránh

- Sô cô la, nho khô, đậu phộng vì thành phần arginin trong các món này có tác dụng hỗ trợ cho… siêu vi!

- Thêm một điểm quan trọng. Nhiều người có thói quen súc miệng hay ngậm kẹo thuốc quá thường, ngay cả khi không viêm họng. Không sai khi đang đau họng nhưng vụng nếu tính về dài, về lâu. Thuốc súc miệng, kẹo thuốc tuy có tác dụng nhất thời nhưng nếu lạm dụng thì sau đó lại là nguyên nhân làm khô niêm mạc vùng cổ họng. Tập thể đủ loại vi khuẩn gây bệnh sống chực chờ trong vòm miệng chỉ chờ có thế.

Những món nên ăn khi viêm họng

Thực phẩm mềm

Tránh ăn loại thực phẩm cứng như khoai tây chiên, bánh mì sandwich bơ nướng. Cũng không nên ăn các loại thực phẩm khô có góc cạnh như bánh quy. Một số loại mềm nên ăn như phô mai, chuối, dưa gang, yến mạch, mì ống, thịt xay hoặc sữa lắc. Cần nhớ các sản phẩm từ sữa cũng có thể gây trầy xước nếu không được lọc sạch và chỉ nên ăn giới hạn nếu ho nhiều sau khi dùng, dù nó mềm, nhiều dinh dưỡng.

Khi viêm họng, chuối là loại trái cây bạn nên ăn – Ảnh minh họa

Thức uống

Nên uống những loại nước ở nhiệt độ mát. Tránh uống những loại có nhiệt độ nóng và những thức uống có axit như nước ép cà chua, bưởi, chanh, cam vì sẽ gây rát cổ. Uống nước canh thịt hoặc loại có vị mặn của muối sẽ giúp giảm bớt cơn đau họng. Chọn loại nước ép có chất dinh dưỡng như nước ép rau củ quả, không nên uống nước ngọt hoặc cà phê. Ngậm một vài viên đá nhỏ sẽ giúp giữ cổ họng được mát.

Chuẩn bị bữa ăn

Khi bị đau họng, không nên ăn rau sống mà hãy dùng sau khi nấu chín rau. Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn từng miếng nhỏ. Nên xay hoặc cắt mỏng thịt khi chế biến. Nấu thức ăn cho thật mềm, để nguội rồi mới ăn.


CÁCH CHỮA ĐAU HỌNG THEO CÁCH TỰ NHIÊN

Tại sao bạn không thử dùng một vài biến pháp khắc phục đau họng rất đơn giản như sau đây nhỉ? Hãy thử xem nhé, vì các biện pháp này hoàn toàn từ tự nhiên và không có tác dụng phụ nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Chẳng ai ưa cái cảm giác đau họng chút nào. Nó làm bạn cảm thấy bị sưng và đau, rát rất khó chịu, nhất là mỗi khi ăn hoặc nuốt thứ gì đó. Nhưng càng đau họng bạn lại càng hay muốn nuốt và càng nuốt càng đau. Bạn đã chạy ngay ra hiệu thuốc tây, hoặc đến bệnh viện khám, mô tả tình trạng bệnh và được bán cho một vài loại thuốc. Nhưng thuốc dùng vài ba hôm rồi mà vẫn chưa hết đau họng làm bạn càng thêm bực mình.

Tại sao bạn không thử dùng một vài biến pháp khắc phục đau họng rất đơn giản như sau đây nhỉ? Hãy thử xem nhé, vì các biện pháp này hoàn toàn từ tự nhiên và không có tác dụng phụ nên bạn cũng không cần quá lo lắng. 
1. Dùng mật ong: Mật ong có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh. Để làm dịu cổ họng bị đau, chỉ cần trộn 1-2 thìa mật ong vào một cốc nước nóng và uống.
2. Nước muối ấm: Theo kinh nghiệm dân gian thì khi bị viêm họng hoặc đau họng, bạn nên pha một cốc nước muối ấm nhạt để súc miệng. Muối có tác dụng hút nước ra từ màng tế bào, có hiệu quả giảm sưng và viêm, đau họng tạm thời. Vì vậy, hãy súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Hãy thêm một nửa đến một muỗng cà phê muối vào một tách nước ấm và súc miệng ít nhất một lần mỗi giờ.
 
3. Uống trà xanh trong suốt cả ngày: Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng những người thường xuyên uống trà xanh có thể cải thiện được khả năng miễn dịch của họ, do vậy họ có thể có thể có khả năng chống lại nhiễm trùng từ virus cao hơn những người không hay uống trà xanh. Từ đó họ cũng ít bị ho hay viêm họng hay đau họng hơn. Tác động của trà xanh uống nóng sẽ làm giảm cơn đau họng của bạn cũng giống như một chất gel ấm áp xoa trên một cơ bắp bị đau. Để tốt hơn, bạn có thể thêm một số mật ong vào trà xanh để uống!
4. Uống rượu dấm táo: Theo kinh nghiệm của dân gian và của nhiều người ngày nay thì rượu dấm táo có tác dụng làm giảm rát cổ khá hiệu quả. Cách đơn giản nhất là chỉ cần trộn một muỗng canh dấm táo trong một cốc nước ấm, súc miệng và nuốt, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mất đi những cảm giác nóng rát ở họng.
 
5. Vitamin D: Vitamin D hay còn gọi là vitamin ánh nắng mặt trời sẽ làm bạn ngạc nhiên vô cùng vì tác dụng này. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng đối tượng được uống bổ sung Vitamin D 3 lần hàng ngày sẽ ít có khả năng bị các triệu chứng như cảm lạnh và cúm. Với một liều vitamin cao hơn (2000 IU/ngày), được đưa ra trong năm cuối cùng của nghiên cứu thì kết quả hầu như không có các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Vậy nên, trước khi bạn vội vã đến ngay bác sĩ để khám, hãy thử các biện pháp khắc phục hậu quả tự nhiên ở trên để "chiến đấu" với chứng đau họng. Nếu dùng các biện pháp này kéo dài hơn 3 ngày mà vẫn không đỡ thì mới cần đi khám bác sĩ.


Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng
Món ăn trị bệnh viêm họng
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm?


(ST)