Triệu chứng khi trẻ bị viêm phổi

Khi trẻ em bị viêm phổi nếu được phát hiện sớm thì hầu như không có trường hợp tử vong xảy ra. Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng khi trẻ bị viêm phổi để có cách ứng phó kịp thời nhé!


DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ VIÊM PHỔI


Vậy những dấu hiệu nào được cho những dấu hiệu nặng và bắt buộc phải đưa trẻ đến cơ sở y tế? Theo các bác sĩ trẻ bị viêm phổi nặng thường có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt rất cao và dai dẳng. Sốt cao thường là do virus và vi khuẩn gây ra. Sốt cao sẽ gây ra co giật, mệt mỏi, mất nước, trẻ quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu. Sốt cao chính là nguyên nhân góp phần làm nặng thêm các rối loạn của bệnh. Khi đang điều trị thuốc mà liên tục từ 3 ngày trở lên trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C thì nên đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Thở nhanh. Quan sát nhịp thở của bé bằng cử động của lồng ngực. Bạn có thể đặt tay lên lồng ngực của trẻ để đếm từng nhịp thở. Nếu tần số thở trong 1 phút là trên 60 lần/phút với trẻ sơ sinh thì hãy coi chừng, đó là dấu hiệu bệnh đang tiến triển nặng và rất nặng. Không chần chừ, đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
  • Tím tái. Tím tái là biểu hiện cơ thể bé từ mặt, chân, tay cho đến thân mình đều có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Viêm phổi lúc này đã xảy ra khá nặng, cần đưa bé đi cấp cứu càng sớm, càng tốt.
  • Bé không mở mắt phản ứng với mẹ hay không có cảm giác tiếp xúc với mẹ. Như thế là bé đang quá mệt hoặc là bé đang rơi vào trạng thái thần kinh u ám. Không có lí do gì giữ bé ở nhà trong trường hợp này.
  • Các biểu hiện của bệnh diễn ra nhanh, cấp tập, trầm trọng và chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày.


CÁCH CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI TRẺ BỊ VIÊM PHỔI TẠI NHÀ

Vào mùa lạnh, nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi nước trong, sau đó ho, thở nhanh bất thường... các bà mẹ nên thận trọng vì có thể bé đã bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, dẫn đến viêm phổi.











Thế nào và viêm phổi ?

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thường gặp ,một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.

Yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ bị viêm phổi:

- Trẻ sinh non tháng, suy dinh dưỡng

- Môi trường đông đúc kém vệ sinh, nhiều khói bụi, trong nhà có người hút thuốc lá.

- Thời tiết lạnh, giao mùa ( thời gian mắc bệnh cao nhất trong năm ở Việt Nam vào tháng 4, 5 và tháng 9,10 ).

- Trẻ được chăm sóc không đúng cách.

Tác nhân gây viêm phổi:

- Do nhiễm siêu vi

- Do vi trùng

- Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị viêm phổi sau khi hít sặc thức ăn, dị vật, dầu hôi…

Biểu hiện khi trẻ bị viêm phổi:


-Một trẻ được coi là viêm phổi khi có ho và thở nhanh

-Cha mẹ có thể dễ dàng đánh giá nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo để quan sát nhịp di động của lồng ngực hoặc bụng. Điều quan trọng là phải quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ. Nếu có đồng hồ với kim giây, ta có thể để đồng hồ gần bụng hoặc ngực của trẻ và đếm nhịp thở trong vòng 1 phút. Một trẻ có tình trạng thở nhanh nếu ta đếm được:

 > 40 lần/phút trở lên đối với trẻ 1-5 tuổi.

 > 50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi.

 > 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi.

- Ngoài ra, nếu trẻ thở phát ra tiếng kêu bất thường như khò khè, rên rỉ, có thể trẻ đã bị viêm phổi, thậm chí là viêm phổi nặng.

- Co rút lồng ngực cũng là một biểu hiện của viêm phổi. Để phát hiện triệu chứng này, cần vén áo trẻ lên nhìn vào phần ranh giới giữa ngực và bụng, xem có hiện tượng ngực lõm sâu khi trẻ hít vào hay không. Nên bế trẻ nằm ngang trên đùi mẹ hoặc đặt nằm ngang trên giường để quan sát dễ dàng và chính xác. Dấu hiệu này phải thấy thường xuyên ở bất kỳ nhịp thở nào, khi trẻ nằm yên hoặc ngủ, mới có giá trị; còn nếu chỉ thấy lúc trẻ quấy khóc, hoặc khi cố gắng hít sâu sau một hơi bú dài, thì không được coi là co rút lồng ngực è Trẻ có co rút lồng ngực là đã bị viêm phổi nặng, cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Cách chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà:

- Cho trẻ ăn uống bình thường khi bị bệnh, không kiêng cử, cho ăn thêm 1 bữa sau khi lành bệnh.

- Làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú. Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để làm sạch mũi bé.

- Cho uống đủ nước để tránh thiếu nước do thở nhanh và sốt. Ngoài ra, nước còn có tác dụng loãng đàm nhớt.

- Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi có một trong các dấu hiệu nặng sau đây:

       Trẻ mệt hơn

       Thở nhanh hơn

       Khó thở hơn,co rút lồng ngực.

       Bú kém hoặc không uống được.

       Ngoài ra nếu trẻ có biểu hiện viêm phổi phải tới cơ sở y tế để khám.

Phòng ngừa:

- Bảovệ sức khỏe bà mẹ khi có thai, khám thai đầy đủ để theo dõi và xử lý kịp thời những tai biến, giảm khả năng sanh non, sanh nhẹ cân.

            - Bảo đảm vệ sinh môi trường nhất là khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 

- Trẻ phải được bú mẹ và ăn dặm đúng.

-Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh.

- Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng

CHUYỂN MÙA - CẨN THẬN BÉ BỊ VIÊM PHỔI

Phát hiện và điều trị sớm viêm phổi ở trẻ có thể giúp trẻ không phải nhập viện hoặc ngăn ngừa bệnh không trở nên nguy kịch.

 Dấu hiệu ban đầu:

- Thở nhanh là dấu hiệu đầu tiên có thể phát hiện ở trẻ viêm phổi.

Cha mẹ cần theo dõi nhịp thở của trẻ trong một phút khi bé ngủ hoặc nằm im để xem trẻ có thở nhanh hay không tùy theo từng lứa tuổi như sau: Nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng , nhịp thở từ 50 lần /1 phút trở lên  ở trẻ từ 2- 11 tháng , nhịp thở từ 40 lần /1 phút trở lên trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi.

Để chăm sóc bé, mẹ cần cho trẻ uống kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ, tăng cường cho trẻ bú, có chế độ dinh dưỡng đủ chất để trẻ mau lại sức, bù nước để làm giảm đờm, giảm ho...

Dấu hiệu của viêm phổi nặng cần nhập viện:

Viêm phổi nặng có dấu hiệu khi trẻ hít vào thì phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ kéo lõm vào thay vì nở ra như bình thường.

Ngoài ra, trẻ có thể có các dấu hiệu nguy hiểm khác có thể đe dọa đến tính mạng như:

- Ở trẻ dưới 2 tháng: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngũ li bì - khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.

- Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngũ li bì - khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.

Với những dấu hiệu trên, cha mẹ ngay lập tức phải nhanh chóng cho trẻ nhập viện.

Phòng ngừa viêm phổi cho bé:

- Nhỏ nước muối sinh lý cho bé mỗi khi thay đổi thời tiết

- Giúp bé giữ gìn vệ sinh thân thể, nhất là rửa tay bằng xà phòng để ngừa các bệnh về đường hô hấp

- Không cho bé ăn quá nhiều đồ lạnh như kem, hoa quả trong tủ lạnh...

- Lưu ý thay áo hoặc lau mồ hôi cho bé vào ban đêm với những bé hay ra mồ hôi trộm.

- Chủng ngừa vacxin viêm phổi cho bé


Cách chăm sóc em bé bị viêm phổi
Bệnh viêm phổi ở trẻ em
Bệnh viêm phổi ở người già
Bé bị viêm phổi do vi rút
Bé bị viêm phổi do phế cầu
Bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản mãn tính




(ST)